Thai nhi tuần thứ 4

đăng bởi

Bước sang tuần thứ tư, là mẹ và bé đã đi được một phần ba đoạn đường của tam cá nguyệt đầu tiên. Lúc này, các triệu chứng mang thai trở nên rõ rệt hơn rất nhiều.

Thai nhi 4 tuần tuổi bây giờ chính thức là một phôi thai và tiếp tục phát triển. Trong tuần này bé sẽ phát triển như thế nào, mẹ cần có những lưu ý gì? Xin mời các mẹ hãy cùng tham khảo bài viết ngày hôm nay của POH nhé!

 

 

Sự phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi

Thai nhi 4 tuần tuổi phát triển thế nào?

Đến tuần thứ 4, quả bóng nhỏ xinh trong tử cung đã phát triển thành phôi thai. Mặc dù nó chỉ có kích thước của một hạt anh túc, nhưng có rất nhiều điều đang diễn ra.

Có hai lớp tế bào đang phát triển: epiblast, sẽ tạo thành toàn bộ em bé và hypoblast, là một lớp tế bào tạm thời.

Phôi được bao quanh bởi túi ối, chứa đầy chất lỏng có nhiệm vụ bảo vệ phôi thai. Nhau thai đang trong giai đoạn đầu phát triển, và cũng có hai lớp. Một số tế bào đang chui vào niêm mạc tử cung để cung cấp oxy cho em bé. 

Trong khi các tế bào khác đang sản xuất hoocmon chorionic gonadotrophin (hCG), cho mẹ kết quả dương tính khi thử thai.

Vào khoảng 10 tuần, nhau thai sẽ cung cấp cho bé những chất dinh dưỡng cần thiết. Cho đến lúc đó, túi noãn hoàng sẽ thay nhau thai cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng mà phôi thai cần.

Từ giờ đến 10 tuần, tất cả các cơ quan của bé sẽ bắt đầu phát triển, và một số cơ quan của con thậm chí sẽ bắt đầu hoạt động. 

Đây là một trong những giai đoạn phát triển quan trọng nhất của bé. Mẹ bầu uống bổ sung axit folic trong giai đoạn quan trọng này có thể giúp ngăn ngừa khuyết tật, chẳng hạn như tật nứt đốt sống.

 

 

Tuần này đánh dấu sự khởi đầu của giai đoạn phôi thai. Sâu trong tử cung, phôi thai đang tăng trưởng mãnh liệt. Tại thời điểm này, bé có kích thước của một hạt mè và trông giống như một con nòng nọc nhỏ. Bao gồm ba lớp: ngoại bì, trung bì và nội bì để hình thành tất cả các cơ quan và mô cho cơ thể bé sau này.

Mời mẹ xem thêm: Thai nhi tuần thứ 5

Thai nhi tuần thứ 6

Vậy trong từng lớp sẽ hình thành những cơ quan gì? Thai 4 tuần tuổi đã có tim thai chưa? Hãy cùng POH tìm hiểu qua 3 lớp của thai nhi nhé:

  • Ngoại bì: Ống thần kinh, từ đó não bộ của bé, tủy sống, dây thần kinh và xương sống sẽ hình thành, bắt đầu phát triển ở ngoài cùng, được gọi là ngoại bì. Lớp này cũng sẽ tạo ra da, tóc, móng, tuyến vú, mồ hôi, và men răng cho bé.
  • Trung bì: Tim và hệ tuần hoàn bắt đầu hình thành ở tầng giữa còn gọi là trung bì. Trên thực tế, trái tim nhỏ bé của bé bắt đầu phân chia thành các ngăn và bắt đầu đập và bơm máu. Tầng trung bì cũng sẽ hình thành cơ bắp của bé, sụn, xương, và mô dưới da.
  • Nội bì: là lớp thứ ba, sẽ là nơi của phổi, ruột và hệ thống tiết niệu thô sơ, cũng như tuyến giáp gan và tuyến tụy của bé. Trong lúc đó, nhau thai và dây rốn cung cấp dinh dưỡng và oxy cho bé, đã hoạt động.
Ngoài ra, để tìm hiểu về cân nặng thai nhi trong thai kỳ, ba mẹ có thể tham khảo bài viết Bảng cân nặng thai nhi theo tuần của POH nhé!

Sự phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi

Thai 4 tuần chưa có phôi có nguy hiểm không?

Phôi thai sẽ xuất hiện từ tuần thứ 3, thứ 4 hoặc trễ hơn ở tuần thứ 5, thứ 6 tùy theo từng mẹ. Một lý do hi hữu khác khiến thai 4 tuần chưa có phôi là phôi thai còn quá nhỏ.

Điều đó khiến bác sĩ khó có thể nhìn được thông qua hình ảnh siêu âm thai. Có rất nhiều trường hợp ở tuần thai thứ 7 mới nhìn rõ phôi thai.

Thế nên các mẹ đừng nên lo lắng thái quá mà ảnh hưởng đến sức khỏe. Từ tuần thai thứ 8 trở đi mà phôi vẫn chưa xuất hiện thì mới có khả năng là phôi đã hỏng, thai chết lưu mà mẹ cần kiểm tra để có cách xử lý nhanh chóng.

Túi ối xuất hiện khi nào?

Thời điểm này, túi nước ối cũng bắt đầu hình thành và sẽ có chức năng bảo vệ bé. Nước ối đóng vai trò là tấm đệm khi bé phát triển dần. Đồng thời túi noãn hoàng sản sinh tế bào hồng cầu của bé. Giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho bé đến khi nhau thai đã phát triển và sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ này.

Túi ối xuất hiện vào tháng thứ mấy?

Túi ối xuất hiện vào tháng thứ mấy?

Thai 4 tuần đã vào tử cung chưa?

Để trả lời cho câu hỏi này thì rất khó đưa ra một câu trả lời chính xác. Sự phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi vẫn chỉ là một bào tử mà mẹ không thể thấy được bằng mắt thường. Tuy nhiên, vẫn có một số dấu hiệu sẽ giúp mẹ nhận biết rõ thai nhi 4 tuần tuổi đã vào tử cung chưa:

  • Tình trạng ra máu báo có thai
  • Nhiệt độ cơ thể tăng
  • Mệt trong người
  • Cảm giác ốm nghén

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai tuần thứ 4

Mang thai 4 tuần mẹ có dấu hiệu gì?  Mẹ đã chính thức có thai 4 tuần, ngoài việc sản sinh hooc-môn, nhiều quá trình khác cũng đang diễn ra trong cơ thể:

  • Mẹ có thể cảm thấy các triệu chứng tương tự như tuần trước, chỉ là ở mức độ nặng hơn. Mẹ có thể bị nôn nhiều hơn, nhạy cảm hơn với mùi, mệt mỏi hơn và nói chung là cảm thấy mất năng lượng.
  • Tử cung bắt đầu dày thêm và được lót thêm các đường dẫn máu để nuôi dưỡng em bé đang lớn lên.
  • Cổ tử cung của mẹ trở nên mềm mại hơn và chuyển màu. Bác sĩ có thể sẽ kiểm tra và xác định việc mang thai ở lần thăm khám đầu tiên.
  • Ngực căng đau cũng là những dấu hiệu mẹ đang mang thai.
  • Bầu ngực có thể sẽ to đầy và nặng hơn bình thường.
  • Về tâm lý cảm xúc, mẹ có thể thấy hồi hộp, dễ xúc động hay lo lắng hơn trước. Đây cũng là một dấu hiệu cho mẹ biết về sự có mặt của bé.
Để biết thêm chi tiết về sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu ở tuần này, mời các mẹ cùng tham khảo bài viết Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 4 của POH nhé.

Ốm nghén sẽ tăng lên so với những tuần trước

Ốm nghén sẽ tăng lên so với những tuần trước

Những lời khuyên cho mẹ khi mang thai tuần thứ 4

Thai nhi 4 tuần tuổi nên ăn gì?

Uống nhiều nước là điều rất quan trọng trong thời kỳ đầu mang thai. Bởi cơ thể mẹ bắt đầu tăng lượng lưu chuyển máu và cơ thể em bé cần nhiều nước. Uống nhiều nước cũng giúp mẹ chống mệt mỏi và ngừa táo bón.

Ngoài ra, bổ sung các thức uống bổ dưỡng như sữa, nước ép trái cây cũng là ưu tiên hàng đầu cho mẹ trong thời điểm này.

Bổ sung thực phẩm chứa nhiều sắt cũng là điều mẹ không thể quên. Khi ở tuần thai thứ 4, bởi bé phát triển từng ngày, từng giờ đồng nghĩa với việc lượng hồng cầu trong máu của mẹ sẽ tiêu tốn nhiều hơn.

Nếu không cung cấp đủ 27-30mg sắt/ngày, mẹ sẽ rơi vào hiện tượng thiếu máu dẫn đến mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt… thậm chí là sảy thai.

Mẹ nên tránh thức ăn nhiều gia vị, chiên, rán nhiều dầu mỡ. Gỏi, thức ăn để lâu hoặc sữa chưa tiệt trùng là những thực phẩm mẹ nên tránh sử dụng.

Những lưu ý khi chọn thực phẩm

Một điều mẹ cần đặc biệt chú ý về vấn đề dinh dưỡng khi mang thai của mình đó chính là hiện nay, hoa quả và rau xanh thường có một dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Nó ảnh hưởng không đáng kể đến sức khỏe của người trưởng thành nhưng thai nhi nhỏ bé lại rất dễ dàng bị tấn công. Do đó, mẹ nên chọn các loại rau quả chăm bón hữu cơ trong khi đang mang thai.

Thời điểm này, mẹ nên dự trữ nhiều đồ ăn vặt trong túi: bánh snack, bánh quy ngọt và nước sẽ rất cần thiết để mẹ đối phó với cơn buồn nôn.

Mẹ cần có những lưu ý gì khi chọn thực phẩm?

Mẹ cần có những lưu ý gì khi chọn thực phẩm?

Mang thai tháng đầu tiên nên ăn gì và không nên ăn gì là câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm. Để biết thêm chi tiết xin mời các mẹ cùng tham khảo bài viết Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ nhất của POH nhé.

Mới có thai nên nằm tư thế nào?

Trong tuần này bụng mẹ bầu còn nhỏ, lực tác động lên cơ thể chưa đáng kể nên mẹ có thể ngủ tùy ý để cơ thể cảm thấy thoải mái.

Tuy nhiên, mẹ bầu nào có thói quen nằm sấp hoặc ôm gối ngủ thì nên thay đổi. Những tư thế này vừa ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, vừa không an toàn cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ cũng nên nằm nghiêng về bên trái như thế sẽ rất tốt.

 

 

Mẹ cần tránh làm những gì trong tuần này?

Trong tuần này, mẹ cần tránh bất kỳ các độc tố, hóa chất, thuốc, tia X-quang, rượu hay nói chung là bất kỳ thói quen nào có tiềm ẩn nguy cơ cho thai nhi. Tuần thứ 4 là thời điểm quan trọng đối với sự thay đổi và phát triển của thai nhi.

Mẹ không nên lo lắng nếu bạn bị giảm cân trong tuần này. Tình trạng khó chịu và nôn mửa có thể dẫn đến giảm cân và mẹ sẽ có nhiều thời gian để lấy lại trọng lượng, và còn phát triển to hơn nữa trong những tuần sau của thai kỳ.

Thai giáo giúp tối ưu sự phát triển thai nhi tuần thứ 4

Thai giáo là gì?

Thai giáo là phương pháp khoa học nhằm tạo ra môi trường phù hợp giúp con yêu phát triển tốt nhất cả về thể chất và trí tuệ.

Thông qua các hoạt động tương tác giữa ba mẹ với thai nhi, tạo ra các kích thích tích cực tới các giác quan và não bộ, giúp con yêu phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, để con yêu có một khởi đầu vượt trội.

Đồng thời, các nghiên cứu khoa học cho thấy việc áp dụng các phương pháp thai giáo cho con yêu đúng thời điểm theo sự phát triển của thai nhi giúp kích thích con yêu phát triển các giác quan, não bộ, trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.

Nắm bắt được tầm quan trọng của việc thai giáo, nuôi dạy con ngay từ trong bụng mẹ, POH đã nghiên cứu và xây dựng nên một chương trình thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Đây được coi là một cuốn cẩm nang thai giáo, có chứa đầy đủ giáo trình thai giáo đồng hành cùng mẹ bầu trong suốt 280 ngày.

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti