Chắc hẳn các bố đều biết rằng sức khỏe và tâm trạng của mẹ khi mang thai có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của con yêu trong bụng.
Thế nhưng khi mang thai thì tâm sinh lý của mẹ sẽ thay đổi rất nhiều, mẹ có thể sẽ trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn bình thường. Bên cạnh đó thì sức khỏe của mẹ trong thai kỳ cũng cần được chăm sóc đặc biệt. Vì thế nên cả mẹ và con rất cần đến sự quan tâm, chăm sóc của bố trong giai đoạn quan trọng này.
Sự quan tâm, chăm sóc của bố sẽ giúp mẹ vui vẻ và tích cực hơn trong thai kỳ.
Thế nhưng việc chồng nên làm gì khi vợ mang bầu để có thể đáp ứng các nhu cầu của mẹ về cả thể chất lẫn tinh thần thì không phải ông bố trẻ nào cũng biết.
Vậy thì mời bố đọc bài viết dưới đây của POH để biết khi vợ mang bầu chồng nên làm gì cũng như khi chồng kiêng gì khi vợ mang thai để bảo vệ sự an toàn cũng như tâm trạng của cả hai mẹ con nhé!
Mục lục
Khi vợ mang thai
Chồng kiêng gì khi vợ mang thai?
Quan hệ khi mang thai
Quan hệ khi mang thai có tốt không?
Quan hệ khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
Quan hệ khi mang thai có được xuất vào trong?
Cách chăm sóc vợ khi mang bầu từ khi mới thụ thai đến khi sinh nở
1. Mẹo nhanh có thai tự nhiên cho các ông chồng
2. Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào?
3. Chăm sóc vợ bầu 3 tháng đầu
4. Cách chăm sóc vợ khi mang thai 3 tháng giữa
5. Chăm vợ có bầu 3 tháng cuối
6. Chồng nên làm gì khi vợ chuyển dạ?
7. Đưa vợ đi đẻ
Khi vợ mang thai
Nhật ký của một người chồng khi vợ mang bầu
Tâm lý chồng khi vợ mang thai thường gặp nhất là tâm lý dè dặt, cẩn trọng. Nhất là những ông chồng có vợ mang thai lần đầu vì các bố chưa hề có kinh nghiệm gì. Không biết chồng nên làm gì khi vợ mang thai? Chồng kiêng gì khi vợ mang thai? Đặc biệt là trong chuyện tế nhị như chuyện quan hệ khi mang thai.
Vấn đề giải quyết sinh lý khi vợ mang thai của các bố thoạt nghe thì có vẻ không có gì nhưng thực chất lại là vấn đề cực kì quan trọng. Điều này không chỉ giúp duy trì tình cảm vợ chồng khi mang thai mà còn giúp gia tăng hạnh phúc gia đình trong thời gian mẹ mang bầu.
Nếu mẹ không có vấn đề sức khỏe gì trong thai kỳ và không có chỉ định đặc biệt của bác sĩ thì bố mẹ vẫn có thể quan hệ khi mang thai với mức độ nhẹ nhàng và tránh các tư thế chèn ép, gây áp lực lên vùng bụng dưới của mẹ.
Bố đừng quên thể hiện tình cảm với mẹ bằng các cử chỉ âu yếm, nhẹ nhàng khi mẹ mang bầu nhé!
Trường hợp chồng “nhịn” khi vợ mang thai là khi mẹ bầu gặp các vấn đề về sức khỏe như dọa sẩy, có tiền sử hay dấu hiệu chuyển dạ sớm… Tốt nhất là bố mẹ nên xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về chuyện quan hệ tình dục trong thai kỳ để đảm bảo an toàn cho hai mẹ con.
Bên cạnh đó thì cách chăm sóc vợ khi mang bầu sao cho mẹ bầu có sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái cũng là điều các bố nên tìm hiểu và thực hiện.
Đọc đến đây chắc là bố đang cảm thấy bối rối và thắc mắc không biết các ông bố khác đã trải qua giai đoạn “gian nan” này như thế nào đúng không?
Vậy thì mời bố đọc bài viết Nhật ký của một người chồng khi vợ mang bầu để tham khảo kinh nghiệm của ông bố trong câu chuyện này nhé!
Chồng kiêng gì khi vợ mang thai?
Khi vợ có bầu nên kiêng gì thường là thông tin được các bố tìm kiếm sớm và nhiều nhất.
Không chỉ kiêng cữ trong việc ăn uống một số loại thức ăn, đồ uống nhất định mà các mẹ bầu còn nên kiêng những thói quen sinh hoạt không tốt như ngồi xổm, mang vác vật nặng hay nằm sấp,…
Và không chỉ có mẹ mới cần kiêng khem trong thai kỳ mà chính bố cũng cần biết những việc mình nên tránh làm trong thai kỳ. Đặc biệt là khi ở nhà cùng hai mẹ con.
Vậy vợ có bầu chồng nên kiêng gì? Đầu tiên bố nên hạn chế hút thuốc lá vì khói thuốc rất độc hại với thai nhi. Ngay cả khi bố hút thuốc bên ngoài thì khói thuốc cũng có thể bám vào quần áo của bố và xâm nhập vào trong nhà.
Bố cũng nên kiêng uống rượu, bia và nên sinh hoạt điều độ, ăn uống hợp lý, thường xuyên tập thể dục để cùng mẹ rèn luyện sức khỏe đón con yêu chào đời.
Bố cũng nên chăm sóc sức khỏe của bản thân thật tốt để cùng mẹ chăm sóc thai kỳ và em bé sau này.
Ngoài ra bố cũng nên tránh cãi vã với mẹ vì tâm lý mẹ đang rất dễ bị tổn thương do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Bố nên cố gắng nhẹ nhàng và kiên nhẫn với mẹ bầu nhé!
Thông tin tiếp theo bố nên tìm hiểu đó là cách chăm sóc trẻ sơ sinh, bắt đầu từ cách bế trẻ như thế nào để con thoải mái nhất, cách thay tã, vệ sinh cho con đến cách vỗ ợ hơi hay massage cơ thể cho bé...
Để chăm sóc trẻ sơ sinh thật tốt thì bố cũng nên biết về thông điệp mà con muốn nói qua tiếng khóc hay các cử chỉ đơn giản như dụi mắt khi buồn ngủ, đùa vui khi cảm thấy no bụng hay cáu kỉnh khi chưa được ngủ đủ giấc,…
Để hiểu rõ hơn về những điều bố có thể làm để chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé, mời bố đọc thêm bài viết Người chồng chia sẻ với vợ bầu trong thai kỳ thế nào? nhé!
Quan hệ khi mang thai
Quan hệ khi mang thai có tốt không?
Quan hệ tình dục đúng cách khi mang thai có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu. Ví dụ như giảm căng thẳng, giúp mẹ bầu thoải mái, hạnh phúc và giúp tình cảm vợ chồng gắn bó hơn. Thế nhưng không phải mẹ bầu nào cũng nên quan hệ trong thai kỳ.
Quan hệ khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
Điều này còn tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe của mẹ bầu và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu mẹ gặp vấn đề về sức khỏe thì bác sĩ có thể sẽ khuyên bố mẹ nên kiêng quan hệ tình dục trong một khoảng thời gian hay thậm chí là cả thai kỳ.
Còn đối với các mẹ có sức khỏe ổn định thì việc quan hệ tình dục vẫn có thể thực hiện một cách nhẹ nhàng, tuy nhiên bố mẹ cần đặc biệt lưu ý hai giai đoạn nhạy cảm là giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.
Bố mẹ vẫn có thể quan hệ vợ chồng nhẹ nhàng nếu mẹ bầu không gặp vấn đề gì về sức khỏe.
Nhiều bố mẹ vô tình quan hệ khi mang thai 3 tháng đầu trước khi biết tin mẹ có bầu vì giai đoạn này có thể mẹ chưa có các biểu hiện rõ ràng.
Sự thay đổi hormone và căng thẳng tâm lý trong giai đoạn này có thể khiến mẹ giảm ham muốn hoặc khó “lên đỉnh”, vì thế bố hãy chiều chuộng mẹ nhiều hơn nhé.
Đối với việc quan hệ khi mang thai 3 tháng cuối thì bố mẹ nên lựa chọn các tư thế quan hệ không ảnh hưởng hay tạo áp lực lên bụng của mẹ.
Bố có thể tham khảo các tư thế quan hệ khi vợ có bầu như để vợ ngồi bên trên (tư thế cưỡi ngựa), tư thế úp thìa khi vợ nằm nghiêng và chồng xâm nhập từ phía sau…
Quan hệ khi mang thai có được xuất vào trong?
Tinh trùng có ảnh hưởng đến thai nhi không? Đây là vấn đề thắc mắc của rất nhiều cặp vợ chồng trẻ vì tâm lý sợ tinh trùng sẽ tiếp tục xâm nhập vào tử cung và gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Bố nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với mẹ trong tam cá nguyệt cuối cùng.
Thực tế thì khi mẹ mang thai, cổ tử cung sẽ đóng lại để ngăn không cho vi khuẩn hay tinh dịch của bố vào được bên trong, vì thế bố mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề này trong 2 tam cá nguyệt đầu tiên.
Vậy vào 3 tháng cuối thì quan hệ khi mang thai có được xuất vào trong hay không?
Dù không thể xâm nhập và gây hại cho thai nhi nhưng trong tinh dịch của bố có chứa một chất có thể khiến tử cung của mẹ co bóp mạnh hơn và tăng nguy cơ chuyển dạ sớm vào những tuần cuối thai kỳ.
Vì thế trong giai đoạn này thì bố nên nhớ sử dụng bao cao su khi sinh hoạt vợ chồng nhé.
Mời bố mẹ tiếp tục tìm hiểu về vấn đề nhạy cảm nhưng cực kì quan trọng này trong bài viết Hỏi đáp: Quan hệ an toàn trong thai kỳ và sau sinh thay đổi như thế nào?
Cách chăm sóc vợ khi mang bầu - Chồng làm gì khi vợ mang bầu?
Việc chăm sóc mẹ bầu có thể sẽ đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc vì bây giờ bố không chỉ đang chăm sóc một mình mẹ mà còn chăm sóc thêm cả bé yêu trong bụng nữa.
Người ta thường bảo làm bố là lần trưởng thành vĩ đại của người đàn ông, quả thực là không sai chút nào bố nhỉ?
Bố nên tìm hiểu cách chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa để giúp mẹ bớt mệt mỏi khi bụng bầu đang ngày một nặng nề hơn.
Khi cùng mẹ chăm sóc thai kỳ, bố cũng nên lưu ý đến việc nuôi dưỡng thai nhi giúp con phát triển trí tuệ, thể chất ngay từ trong bụng mẹ bằng cách tìm hiểu và áp dụng các phương pháp thai giáo khoa học, tiên tiến cho con.
Để tìm hiểu kĩ hơn về những điều cần biết khi mang thai, bố có thể cùng mẹ đọc các đầu sách về thai kỳ, tham khảo thông tin trên internet, tham gia các lớp học tiền sản của các bệnh viện lớn và đọc bài viết Kiến thức chăm sóc bà bầu dành cho các ông chồng của POH nhé!
Trong từng giai đoạn thai kỳ, cả mẹ và bé đều có những thay đổi khác nhau, vì thế bố nên tìm hiểu về sự phát triển của con cũng như sức khỏe của mẹ trong từng tháng để có thể chăm sóc tốt nhất cho cả hai mẹ con.
1. Mẹo nhanh có thai tự nhiên cho các ông chồng
Nhiều cặp vợ chồng đã “ăn cơm trước kẻng” và lên chức bố mẹ trước khi làm lễ cưới, nhưng cũng có nhiều đôi phải trải qua một khoảng thời gian mới có thể thụ thai thành công.
Nếu nằm trong trường hợp này thì bố mẹ cũng đừng quá lo lắng và nên thực hiện một số cách để giúp quá trình thụ thai diễn ra thuận lợi hơn.
Vậy làm thế nào dễ thụ thai nhất? Việc đầu tiên phải kể đến đó là quan hệ tình dục đều đặn khoảng 2-3 ngày/lần, đặc biệt là trong giai đoạn rụng trứng của mẹ.
Nếu bố mẹ quan hệ đều đặn trong vòng 1 năm mà không thể thụ thai thì lúc ấy bố mẹ nên đến bệnh viện và kiểm tra sức khỏe sinh sản của cả hai vợ chồng.
Quan hệ tình dục đều đặn 2-3 ngày/lần là bí quyết thụ thai thành công cực hiệu quả.
Điều kiện để có thai là tinh trùng của bố phải tiến vào tử cung của mẹ để gặp trứng và tạo thành phôi thai.
Vì thế nên việc nâng cao chất lượng tinh trùng là điều quan trọng tiếp theo mà bố cần phải làm. Bố nên bổ sung thêm kẽm, selenium và một số dưỡng chất khác từ các loại thức ăn hoặc thực phẩm chức năng an toàn được bác sĩ khuyên dùng.
Khi muốn thực hiện các cách thụ thai nhanh và hiệu quả thì bố cũng nên điều chỉnh lại lịch sinh hoạt và các thói quen của mình để nâng cao sức khỏe và giúp tinh trùng khỏe mạnh hơn.
Những thói quen như hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích, thức khuya, lười tập thể dục,... đều có thể khiến hành trình làm bố trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Để tìm hiểu kĩ hơn về những việc bố nên làm để bố mẹ có thể nhanh chóng đón con yêu, mời bố tham khảo thêm thông tin tại bài viết Các ông bố cần làm gì để vợ mang thai thành công nhé!
2. Dành cho các ông chồng: Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào
Quá trình rụng trứng và thụ thai có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, cụ thể là mẹ phải trải qua giai đoạn rụng trứng thì quá trình thụ thai mới có cơ hội diễn ra và ngược lại, khả năng thụ thai hầu như bằng 0 nếu mẹ không có trứng rụng trong chu kì.
Nếu xảy ra thì quá trình thụ thai diễn ra trong bao lâu? Thời gian tính từ lúc tinh trùng và trứng gặp nhau cho đến khi phôi thai được hình thành và làm tổ thành công trong tử cung của mẹ là khoảng 13-14 ngày.
Hình ảnh mô tả quá trình thụ tinh và thụ thai: Có rất nhiều tinh trùng tiến vào tử cung nhưng thông thường chỉ có 1 tinh trùng có thể thụ thai thành công với trứng.
Vậy quá trình thụ thai có biểu hiện gì không? Thông thường thì quá trình này sẽ không gây khó chịu cho mẹ và cũng không có biểu hiện gì đặc biệt, mẹ có thể chỉ cảm thấy hơi tức tức bụng dưới khi phôi thai đang làm tổ trong cổ tử cung mà thôi.
Vì quá trình thụ thai có thể diễn ra trong khoảng thời gian khá dài và không có biểu hiện cụ thể nên mẹ rất khó nhận ra mình đã mang thai trong vài tuần đầu tiên.
Vì thế nếu bố mẹ đang cố gắng có con thì trong giai đoạn này bố nên chăm sóc mẹ chu đáo để quá trình thụ thai có thể diễn ra thuận lợi hơn.
Nhưng bố đã biết mình cần làm gì để có thể chăm sóc mẹ chưa? Nếu bố vẫn đang lúng túng thì mời bố tham khảo bài viết Hướng dẫn thai kỳ cho các ông chồng: Khi quá trình thụ thai diễn ra nhé!
Chăm sóc vợ bầu 3 tháng đầu
Chăm sóc vợ bầu tháng đầu
Dấu hiệu mang thai tháng đầu tiên ở mỗi mẹ có thể sẽ khác nhau, có mẹ ngay từ khi cấn bầu đã có dấu hiệu nghén, đau ngực và mệt mỏi, nhưng cũng có mẹ không có dấu hiệu gì và phải đến khi thai nhi bước sang tháng tuổi thứ 2 mới phát hiện ra là mình đã được “lên chức”.
Khi mẹ mang thai tháng đầu, bố nên chăm sóc mẹ hết sức cẩn thận. Mẹ chỉ nên đi lại và vận động nhẹ nhàng, tránh làm việc nặng, nằm sấp, ngồi xổm và các tư thế gây áp lực lên vùng bụng dưới vì đây là giai đoạn thai nhi vẫn chưa ổn định.
Vấn đề ăn uống của mẹ trong tháng đầu tiên cũng là vấn đề bố không thể lơ là vì bất kì thứ gì mẹ ăn vào cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến con yêu.
Cơ thể mẹ khi mang thai tháng đầu tiên không có sự thay đổi quá nhiều vì thế nên có thể mẹ còn chưa phát hiện ra là mình đang mang bầu.
Thế thì mang thai tháng đầu tiên nên ăn gì? Mẹ nên ăn đầy đủ và cân bằng giữa các chất, đặc biệt là các loại thức ăn giàu acid folic, canxi, DHA,…Bố mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung dinh dưỡng bằng các loại thực phẩm chức năng phù hợp khi mang bầu.
Sự phát triển của thai nhi tháng đầu tiên là quá trình phát triển ban đầu phôi thai.
Sau 4 tuần đầu tiên, phôi thai sẽ được chia thành 3 lớp: Lớp ngoài cùng sau này sẽ phát triển thành hệ thần kinh, xương sống, tủy sống và một số cơ quan khác, lớp giữa sẽ phát triển thành tim và hệ tuần hoàn, còn lớp trong cùng là phổi, ruột và hệ tiết niệu của bé.
Con lúc này mới chỉ có kích thước khoảng 2mm và đang rất cần sự chăm sóc và yêu thương từ bố. Thế nên bố hãy đọc thêm bài viết Hướng dẫn thai kỳ cho các ông chồng: Thai nhi tháng thứ nhất để tìm hiểu các thông tin cần thiết trong giai đoạn này nhé!
Chăm sóc vợ bầu tháng thứ 2
Đến tháng này mẹ sẽ xuất hiện các triệu chứng ốm nghén rõ rệt hơn. Vì thế khẩu vị của mẹ có thể thay đổi và mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Bố nên động viên mẹ cố gắng ăn uống đủ chất và quan tâm đến cảm nhận của mẹ thật nhiều nhé.
Thai nhi tháng thứ 2 có thể dài khoảng 5cm và có hình dạng giống như một quả chanh nhỏ. Tay, chân và một số bộ phận khác của con cũng đang phát triển rất nhanh chóng.
Trong lần khám thai đầu tiên, mẹ có thể chỉ thấy con như một chấm đen nhỏ trên màn hình siêu âm mà thôi.
Bố nên cùng mẹ tìm hiểu lịch khám thai và các xét nghiệm quan trọng trong thai kỳ. Trí nhớ mẹ bầu có thể không tốt như xưa và mẹ có thể sẽ quên các mốc quan trọng này, vì vậy bố nên ghi nhớ và nhắc nhở mẹ.
Khám thai định kì sẽ giúp bố mẹ theo dõi được sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên bố mẹ cũng không nên khám thai quá nhiều lần trong thai kỳ mà chỉ cần thực hiện lịch khám thai theo chỉ định của bác sĩ là được.
Mời bố tiếp tục đọc bài viết Hướng dẫn thai kỳ cho các ông chồng: Tháng thứ 2 để tìm hiểu thêm thông tin quan trọng trong tháng này.
Chăm sóc vợ bầu tháng thứ 3
Việc chăm sóc thai nhi 3 tháng đầu được nhiều người đánh giá là quan trọng nhất trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ vì 3 tháng đầu là thời điểm con phát triển mạnh về trí não và hệ thần kinh – cơ quan rất quan trọng trong cuộc đời của trẻ.
Nhiều mẹ đến khi bầu tháng thứ 3 mệt mỏi hơn rất nhiều 2 tháng trước vì nồng độ hormone trong cơ thể mẹ thay đổi mạnh mẽ và thai nhi đang cần rất nhiều máu và dinh dưỡng từ cơ thể mẹ để phát triển.
Mẹ chắc chắn sẽ rất hạnh phúc và cảm động khi bố vào bếp và nấu các món ăn dinh dưỡng cho hai mẹ con đấy!
Thế nên bố cần đặc biệt quan tâm đến thực đơn cho bầu tháng thứ 3 để mẹ có thể nạp đủ năng lượng, chất dinh dưỡng cần thiết cho cả hai mẹ con.
Nếu mẹ nghén nặng và không muốn ăn gì, bố có thể giúp mẹ chia nhỏ bữa ăn trong ngày và xây dựng thực đơn tránh các loại thực phẩm nặng mùi, nhiều dầu mỡ để mẹ có thể ăn uống dễ dàng hơn.
Mốc khám thai tháng thứ 3 vào thời điểm từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 13 là mốc rất quan trọng vì con trong lần khám thai và siêu âm này, con sẽ được đo độ mờ da gáy và mẹ có thể sẽ cần thực hiện một vài xét nghiệm để sàng lọc bất thường nhiễm sắc thể sớm ở trẻ. Bố đừng quên đưa mẹ đi khám đúng ngày nhé!
Mời bố đọc thêm thông tin phát triển của con trong tháng này tại bài viết Hướng dẫn thai kỳ cho các ông chồng: Thai nhi tháng thứ 3.
Cách chăm sóc vợ khi mang thai 3 tháng giữa
Chăm sóc vợ bầu tháng thứ 4
Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chiếc bụng bầu 4 tháng của mẹ, ví dụ như cân nặng, dáng người, số lần mang thai, sự săn chắc của cơ bụng,… vì thế có mẹ mang bầu 4 tháng mà bụng vẫn chưa lộ nhưng có mẹ thì bụng bầu lại to hay nhô hẳn ra ngoài.
Tuy nhiên, khi siêu âm thai 4 tháng thì bé nằm trong hình dạng bụng nào cũng có tốc độ phát triển tương đương nhau. Vì thế mẹ không cần quá lo lắng về hình dạng bụng bầu của mình.
Không phải mẹ bầu nào cùng tháng cũng có kích thước bụng và hình dáng bụng bầu giống nhau.
Khi thai 17 tuần tuổi trở lên, mẹ có thể sẽ trải qua lần đầu tiên cảm nhận được cử động của con yêu. Thai máy đầu tiên được nhiều mẹ có kinh nghiệm mô tả là một cảm giác nhẹ nhàng giống như có chiếc lông vũ mềm mại lướt qua bụng mẹ.
Đến khi chăm sóc thai 18 tuần, các mẹ có thể sẽ cảm thấy đau lưng hơn, chân của mẹ cũng có thể sẽ sưng phù và mẹ có thể sẽ dễ bị chuột rút. Những lúc rảnh rỗi, bố nên xoa lưng, massage chân nhẹ nhàng để giúp mẹ đỡ khó chịu khi mang bầu con yêu nhé.
Mời bố đọc thêm bài viết Hướng dẫn thai kỳ cho các ông chồng: Thai nhi tháng thứ 4 để hiểu rõ hơn về sự phát triển của con cũng như các thay đổi của mẹ trong giai đoạn này nhé.
Chăm sóc vợ bầu tháng thứ 5
Nếu thực hiện thai giáo cho con thì đến tháng thứ 5 này bố mẹ có thể cảm nhận rõ sự thích thú của bé mỗi khi con được nghe các bản nhạc hay câu chuyện yêu thích qua các cử động thai máy của trẻ.
Các câu chuyện mà bố mẹ nên đọc khi thai giáo cho trẻ là các câu chuyện dành cho trẻ em với các tình tiết đáng yêu, ngộ nghĩnh nhưng vẫn hàm chứa các ý nghĩa giáo dục trẻ em.
Nhạc cho thai nhi tháng thứ 5 có thể thay đổi tùy thuộc vào thời điểm bố mẹ thai giáo âm nhạc cho bé. Vào ban ngày, bố mẹ có thể cùng con nghe các bản nhạc trẻ em vui nhộn và trước khi đi ngủ thì cả nhà mình nên nghe các bản nhạc du dương, nhẹ nhàng để tâm hồn thư giãn, thoải mái hơn.
Mỗi khi nghe thấy các giai điệu vui nhộn, mẹ có thể cảm nhận được các cử động thể hiện sự thích thú của con khi thai nhi được 5 tháng tuổi.
Nhiều mẹ mang thai tháng thứ 5 bị đau bụng dưới và rất lo lắng về hiện tượng này. Mẹ có thể bị đau bụng dưới do rất nhiều nguyên nhân như dây chằng bị kéo dãn, đau vết mổ cũ nếu mẹ đã từng sinh mổ trước đây, mẹ bị mắc một số bệnh về tiêu hóa hoặc bệnh phụ khoa hay thậm chí là bong nhau thai,…
Bố nên thường xuyên quan tâm và lắng nghe cảm nhận của mẹ, nếu thấy mẹ kêu đau bụng dưới dữ dội và kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, sốt, chảy máu âm đạo,… thì bố nên đưa mẹ đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt, không nên chủ quan với hiện tượng này.
Đọc đến đây nhiều bố lo lắng không biết mẹ mang thai tháng thứ 5 có nên quan hệ vợ chồng không vì sợ các triệu chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Để được giải đáp thắc mắc, bố mẹ có thể hỏi bác sĩ chăm sóc thai kỳ của mẹ, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe của mẹ để đưa ra ý kiến trong trường hợp này.
Mời bố đọc thêm bài viết Hướng dẫn thai kỳ cho các ông chồng: Thai nhi tháng thứ 5 để hiểu rõ hơn về sự phát triển của con cũng như các thay đổi của mẹ trong giai đoạn này nhé.
Chăm sóc vợ bầu tháng thứ 6
Tam cá nguyệt thứ hai sắp kết thúc, bố mẹ chỉ còn phải chờ đợi vài tháng nữa là có thể gặp mặt thiên thần bé nhỏ của gia đình rồi. Ở trong bụng mẹ, con cũng đang nỗ lực từng ngày để phát triển khỏe mạnh, hoàn thiện đấy nhé.
Vậy thai nhi tháng thứ 6 phát triển như thế nào? Đến tháng thứ 6 thì các bộ phận trên cơ thể con đã gần giống như một em bé nhưng có kích thước nhỏ hơn rất nhiều. Đặc biệt là con đã có thể cử động mí mắt, mở mắt, chớp chớp mắt ngay từ tháng này.
Vì thế nên khi thai giáo thai nhi tháng thứ 6, bố mẹ có thể áp dụng thêm các bài thai giáo ánh sáng để giúp thị lực của con phát triển tốt hơn.
Mẹ bầu rất hay bị chuột rút, những lúc như vậy bố nên massage để giúp mẹ đỡ đau đớn, khó chịu.
Hình ảnh thai nhi tháng thứ 6 được ví như một quả bí ngô nhỏ với kích thước khoảng 39cm và cân nặng khoảng hơn 1kg.
Đến tháng này thì bụng mẹ đã to hơn rất nhiều và mẹ sẽ thường xuyên cảm nhận được những cơn đau lưng, đau chân, đau xương chậu do thai nhi lớn lên gây áp lực lên các bộ phận này.
Bố có thể học các động tác massage cho bà bầu tại nhà để biết cách massage cho mẹ vào buổi tối để giúp mẹ đỡ khó chịu và có thể ngủ ngon giấc hơn. Khi massage bố nên thực hiện nhẹ nhàng và tránh động chạm mạnh với bụng bầu của mẹ.
Để tìm hiểu về sự phát triển của con, những thay đổi của mẹ cùng một số điều quan trọng bố cần biết trong tháng này, mời bố đọc thêm trong bài viết Hướng dẫn thai kỳ cho các ông chồng: Thai nhi tháng thứ 6.
Chăm vợ có bầu 3 tháng cuối
Chăm sóc vợ bầu tháng thứ 7
Bước sang tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu có thể sẽ rất nhạy cảm và có nhiều thay đổi khiến bố cảm thấy lúng túng, không biết phải chăm sóc thế nào để có thể giúp mẹ đỡ khó chịu và cảm thấy thoải mái hơn. Vậy thì bố nên tìm hiểu về những điều sau đây:
- Sự quay trở lại của ốm nghén: Hiện tượng ốm nghén đã giảm bớt trong 3 tháng giữa nhưng có thể trở lại ở giai đoạn cuối thai kỳ, bố nên chú ý thực đơn ăn uống của mẹ nhé.
- Tư thế nằm của bà bầu tháng thứ 7: Bụng mẹ đã to lên đáng kể, vì thế mẹ rất khó có thể nằm thoải mái. Bố nên mua cho mẹ chiếc gối đặc biệt dành riêng cho mẹ bầu và khuyên mẹ nằm nghiêng bên trái để mẹ cảm thấy dễ chịu và con nhận được nhiều oxy hơn.
- Mang thai tháng thứ 7 có quan hệ được không? Nếu mẹ không gặp vấn đề sức khỏe gì thì bố mẹ có thể quan hệ vợ chồng trong giai đoạn này. Thế nhưng em bé đã lớn hơn và vùng xương chậu của mẹ có thể đang bị chèn ép khiến mẹ cảm thấy khó chịu, vì thế bố nên trao đổi trước với mẹ về chuyện này.
Hormone thay đổi và sự mệt mỏi trong những tháng cuối có thể khiến mẹ bầu giảm ham muốn với "chuyện ấy", vì thế bố mẹ nên thống nhất trước với nhau về vấn đề này.
- Nhạc cho thai nhi tháng thứ 7: Vào giữa tháng thứ 7, con đã có thể phân biệt được tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ khác, vì thế bố có thể cùng mẹ cho con nghe thêm các bài hát tiếng Anh cho trẻ em để con sớm làm quen với loại ngoại ngữ này.
Hình ảnh thai nhi tháng thứ 7 đang dần dần hoàn thiện và rất giống em bé sơ sinh. Con có thể nặng đến 2kg và dài 49cm.
Lúc này bố mẹ nên bắt đầu lên kế hoạch mua đồ cho con và tham gia các lớp học tiền sản để tìm hiểu về quá trình chuyển dạ cũng như cách chăm sóc thật tốt cho con yêu khi bé mới chào đời.
Còn rất nhiều việc bố cần làm và nhiều điều thú vị khác về sự phát triển của con trong tháng này đang chờ bố khám phá trong bài viết Hướng dẫn thai kỳ cho các ông chồng: Thai nhi tháng thứ 7, đọc ngay thôi bố ơi!
Chăm sóc vợ bầu tháng thứ 8
Thai nhi tháng thứ 8 phát triển như thế nào?
Lúc này con đang có đầy đủ các bộ phận và hình dáng giống như một em bé sơ sinh với kích thước khoảng 50cm và cân nặng khoảng 3kg. Trong thời gian tới, phổi của con sẽ dần hoàn thiện chức năng để chuẩn bị cho việc hít thở không khí bên ngoài.
Con vẫn sẽ tiếp tục tăng cân bằng cách phát triển lớp mỡ dưới da để giữ ấm cho cơ thể sau khi chào đời. Con cũng đang dần di chuyển đến vị trí ngôi đầu - tư thế thích hợp nhất để sẵn sàng cùng mẹ vượt qua giai đoạn chuyển dạ gian nan sắp tới.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, em bé sơ sinh có thể cảm thấy thư giãn và dễ dàng được xoa dịu hơn khi con nghe các giai điệu quen thuộc đã từng được nghe ở trong bụng mẹ.
Vì thế bố nên lưu lại các bản nhạc cho thai nhi tháng thứ 8 để sử dụng trong việc dỗ dành trẻ hay giúp trẻ phát triển thính giác và khả năng ngôn ngữ sau này.
Vào cuối thai kì, con sẽ dần dần di chuyển về vị trí ngôi đầu để sẵn sàng chào đời.
Chồng nên làm gì khi vợ chuyển dạ?
Ngay khi mẹ có dấu hiệu chuyển dạ như xuất hiện các cơn gò chuyển dạ, bong nút nhầy, rỉ ối, vỡ ối,... thì bố nên đưa mẹ đến bệnh viện ngay lập tức, kể cả khi ngày hôm đó chưa phải là ngày dự sinh.
Nếu bố mẹ chọn mổ chủ động thì bố nên đưa mẹ đến bệnh viện theo đúng lịch hẹn để bác sĩ thăm khám cho mẹ và mẹ thực hiện một số xét nghiệm cần thiết trước khi lên bàn mổ.
Dù cho mẹ sinh thường hay mẹ sinh mổ thì sự hiện diện của bố cùng những lời động viên của bố sẽ giúp mẹ ổn định tâm lý và cảm thấy khỏe hơn rất nhiều. Vì vậy nếu có thể thì bố nên vào phòng sinh, nắm tay và an ủi mẹ trong suốt quá trình chuyển dạ.
Mời bố tìm hiểu thêm về cách nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ quan trọng của mẹ cũng như những điều cần làm để chuẩn bị chào đón con yêu trong bài viết Hướng dẫn thai kỳ cho các ông chồng: Thai nhi tháng thứ 8.
Chăm sóc vợ bầu tháng thứ 9
Những dấu hiệu chuyển dạ có thể xuất hiện bất kì lúc nào trong tháng thứ 9 này. Vì thế bố nên giúp mẹ chuẩn bị sẵn sàng túi đồ đi sinh và các giấy tờ quan trọng để có thể nhanh chóng mang theo khi đưa mẹ đến bệnh viện.
Khi mẹ xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh thì mẹ cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Đó là lý do bố không nên để mẹ ở một mình trong giai đoạn này.
Nếu bố bận việc thì bố mẹ có thể nhờ ông bà hoặc họ hàng đến để ở bên cạnh mẹ trong thời gian bố không có nhà.
Dấu hiệu chuyển dạ sớm có thể xuất hiện trước khi đến ngày dự sinh, vì vậy bố mẹ nên chuẩn bị tinh thần sẵn sàng trong tháng cuối của thai kỳ.
Trước khi mẹ sinh em bé thì bố nên cùng mẹ tìm hiểu về việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ sơ sinh, đặc biệt là tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ và rèn luyện nếp sinh hoạt khoa học cho trẻ.
Để chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ, bố nên tìm hiểu về lượng ăn của em bé trong từng tuần, từng tháng tuổi, cách vỗ ợ hơi cho con và chế độ dinh dưỡng của mẹ,...
Bố cũng nên tập cho bé bú bình đúng cách để bố có thể giúp mẹ cho con ăn bằng bình vào cữ đêm, khi mẹ mệt mỏi không thể cho con bú hoặc mỗi khi mẹ có việc vắng nhà.
Khi bố tham gia chăm sóc trẻ sơ sinh, con sẽ có cơ hội phát triển trí tuệ tốt hơn và giúp tình cảm bố con gắn kết hơn rất nhiều.
Việc làm này của bố cũng sẽ giúp tình cảm vợ chồng hạnh phúc hơn, mẹ có nhiều thời gian để hồi phục sức khỏe, lấy lại tinh thần và giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh ở mẹ bầu.
Mời bố đọc thêm bài viết Hướng dẫn thai kỳ cho các ông chồng: Thai nhi tháng thứ 9 để cùng mẹ chuẩn bị sẵn sàng cho tháng thai kỳ cuối cùng và chào đón em bé ra đời nhé!
Chồng nên làm gì khi vợ chuyển dạ?
Có rất nhiều trường hợp chuyển dạ gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của hai mẹ con do mẹ bầu không nhận biết được các dấu hiệu chuyển dạ nên đến bệnh viện quá muộn hoặc do mẹ bầu không được chăm sóc tốt khi có dấu hiệu chuyển dạ.
Vì thế bố mẹ cần tìm hiểu kĩ về việc khi có dấu hiệu chuyển dạ nên làm gì và các dấu hiệu chuyển dạ để có thể nhận biết sớm và đến bệnh viện kịp thời.
Dấu hiệu chuyển dạ mẹ có thể gặp là vỡ ối, rỉ ối sớm, ra máu, bong nút nhầy hay xuất hiện các cơn co thắt (gò chuyển dạ) liên tục. Khi ấy bố cần bình tĩnh và đưa mẹ đến bệnh viện nhanh nhất có thể.
Bố cũng nên nhớ những điều cần biết khi lên bàn đẻ để hỗ trợ mẹ kịp thời vào thời điểm quan trọng này.
Các đồ dùng, giấy tờ cần thiết nên được chuẩn bị trước khi chuyển dạ để hạn chế việc bố mẹ mang thiếu giấy tờ hay luống cuống, hoảng loạn khi mẹ có dấu hiệu chuyển dạ.
Tốt nhất là bố mẹ nên chuẩn bị sẵn đồ dùng và giấy tờ trong một chiếc túi nhỏ trước ngày dự sinh 1 tháng, khi có dấu hiệu chuyển dạ là bố mẹ chỉ cần xách chiếc túi đó theo là đủ.
Sau khi nhập viện thì có mẹ sinh con rất nhanh nhưng nhiều mẹ lại phải trải qua giai đoạn chuyển dạ rất dài mới có thể lên bàn đẻ để sinh em bé.
Vậy trước khi đẻ cần làm gì?
Mẹ sẽ được các cô y tá giúp đỡ thay quần áo và vệ sinh cơ thể, sau đó các bác sĩ sẽ thăm khám để đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ và bé cũng như dự kiến thời điểm mẹ chuyển dạ. Mẹ cũng có thể sẽ phải thực hiện một số xét nghiệm trước khi lên bàn đẻ.
Trong lúc này, bố nên giúp mẹ làm thủ tục nhập viện, giúp mẹ đi lại và ghi nhớ thật kĩ những lời dặn dò của bác sĩ. Bố cũng đừng quên động viên, khuyến khích và thể hiện tình cảm để giúp mẹ cảm thấy thoải mái và đỡ căng thẳng hơn trước khi mẹ vào phòng sinh.
Nếu vẫn chưa tự tin về những điều mình đã biết, mời bố đọc bài viết Khi vợ chuyển dạ, các ông chồng nên làm gì? để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này nhé!
Đưa vợ đi đẻ
Đưa vợ đi đẻ cần chuẩn bị gì?
Trong các kinh nghiệm đưa vợ đi đẻ được các bố đã có con chia sẻ thì việc chuẩn bị đồ thật kĩ trước ngày dự sinh 1 tháng là điều quan trọng nhất vì con có thể sẽ chào đời sớm hoặc muộn hơn ngày dự sinh.
Bố có thể không cần quá quan tâm đến việc khi đưa vợ đi sinh cần mang những gì nếu bố mẹ chọn sinh con tại các bệnh viện lớn và bệnh viện đã chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết cho mẹ và bé trong những ngày ở viện.
Tuy nhiên việc cần chuẩn bị gì khi vợ sinh không chỉ là chuẩn bị đồ để mang theo đến bệnh viện khi mẹ chuyển dạ mà còn bao gồm cả việc chuẩn bị đồ dùng nôi cũi, quần áo, bình sữa, tã bỉm, đồ dùng cho em bé và cả quần áo, vật dụng sinh hoạt cho mẹ khi hai mẹ con từ bệnh viện về nhà.
Bố nên tìm hiểu xem cần chuẩn bị gì khi vợ sắp sinh ngay từ khoảng tháng thứ 6, thứ 7 của thai kỳ.
Vì thế bố nên cùng mẹ lên danh sách và mua sắm, chuẩn bị các vật dụng này từ khoảng tháng thứ 6, khi bụng mẹ chưa quá nặng nề và bố mẹ cũng có đủ thời gian để chuẩn bị một cách chu đáo nhất.
Ngoài ra, bố cũng nên giúp mẹ cất gọn các kết quả khám thai, kết quả xét nghiệm, siêu âm từ đầu thai kỳ, giấy tờ tùy thân và thẻ bảo hiểm của mẹ vào một túi tài liệu để tiện mang theo khi đưa mẹ đến bệnh viện sinh em bé.
Để tìm hiểu kĩ hơn về việc quan trọng này, mời bố tham khảo thêm thông tin trong bài viết Sinh con và những gì cần chuẩn bị khi đến bệnh viện
Vợ trầm cảm khi mang bầu?
Tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm ở các mẹ bầu đang ngày càng gia tăng do rất nhiều nguyên nhân như hormone thay đổi ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ bầu, do mẹ bầu phải chịu quá nhiều áp lực tâm lý hay không nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của người thân khi mang bầu.
Đặc biệt là nếu chồng không quan tâm khi vợ mang thai thì mẹ bầu rất dễ mắc bệnh trầm cảm. Khi đó, mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm thấy buồn chán, căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực, mất ngủ. Điều này có khả năng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của mẹ và em bé.
Mẹ bầu rất dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, buồn bã nếu không được chồng thấu hiểu, quan tâm và chăm sóc.
Trầm cảm khi mang thai và sau sinh cũng có sự liên quan đến nhau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những mẹ mắc trầm cảm trong thai kỳ cũng có nguy cơ trầm cảm sau sinh cao hơn nếu không được chia sẻ và điều trị đúng cách.
Vì thế nếu phát hiện các dấu hiệu trầm cảm ban đầu ở mẹ bầu thì bố nên quan tâm nhiều hơn, thường xuyên chú ý đến tâm trạng và lắng nghe tâm sự của vợ. Nếu tinh thần của mẹ không khá hơn thì bố nên đưa mẹ đến khám tâm lý tại các cơ sở uy tín.
Tuy nhiên không chỉ có mẹ bầu phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong thai kỳ mà các bố cũng có khả năng mắc bệnh này.
Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu
Các nhà khoa học cho thấy, ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ nên thực hành thai giáo cho con để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.
Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm khác biệt trong chương trình của POH là tính cá nhân hóa sâu sắc và chi tiết theo “NGÀY HÔM NAY” của bé. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ.
Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu trong thời gian ngắn nhất.
Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!
-----
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
-----