Hỏi đáp - Quan hệ an toàn trong thai kỳ và sau sinh

đăng bởi

 

Quan hệ trong thai kỳ

Theo quan niệm xưa, trong suốt quá trình người vợ mang thai, hai vợ chồng phải nằm riêng và tuyệt đối không được gần gũi nhau, nếu không, người vợ dễ bị sẩy thai, đẻ non, còn đứa trẻ sinh ra sẽ không thông minh, khỏe mạnh… Chuyện đó có đúng không?

Có được quan hệ khi mang thai?

Quan hệ khi mang thai có ảnh hưởng gì không

Quan hệ khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Nhiều cặp vợ chồng thắc mắc với bác sĩ phụ khoa rằng khi có thai thì có nên quan hệ tình dục nữa không? Câu trả lời là: Có. Tình dục an toàn cho cả mẹ và con nếu thực hiện đúng cách. Trong suốt thời gian mang thai, nếu thai kỳ bạn “bình thường” việc quan hệ tình dục là an toàn và bạn không phải lo lắng sẽ ảnh hưởng đến bé yêu.

Thai kỳ “bình thường” là những trường hợp không thuộc nhóm nguy cơ gây sinh non hoặc sẩy thai. Với những thai kỳ nguy cơ cao, bác sĩ sẽ khuyên bạn không nên quan hệ.

Thực ra, nếu thai kỳ bình thường thì dương vật của người chồng không chạm được đến thai, tinh dịch cũng không vào tử cung được vì cổ tử cung có một nút nhầy dày và quánh, giúp ngăn cản vi khuẩn và tinh dịch. Khi có khoái cực, tử cung co bóp  mạnh hơn và thai cử động nhiều hơn nhưng cũng không có hại gì.

“Chuyện ấy” có gây sẩy thai không?

Nhiều người lo ngại rằng “chuyện ấy” sẽ gây ra sẩy thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Thực chất, việc quan hệ không có bằng chứng rõ ràng gây sẩy thai. Nguyên nhân sẩy thai sớm đa phần do rối loạn nhiễm sắc thể hoặc bất thường trong sự phát triển thai nhi, hầu như không liên quan đến những sinh hoạt bình thường của bạn.

“Quan hệ” có gây hại đến thai nhi?

Thai nhi trong buồng tử cung được bảo vệ tương đối an toàn nhờ nước ối bao bọc, màng ối vững chắc và nút nhầy che kín cổ tử cung. Động tác quan hệ, ngay cả khi quan hệ sâu, dương vật cũng không thể chạm đến thai nhi.

Do vậy, quan hệ tình dục có thể được xem như không gây hại đến bé yêu của bạn.

Cực khoái có gây ra các cơn co dạ con sớm?

Sự cực khoái có thể gây cơn co tử cung. Nhưng cơn co này không đủ gây chuyển dạ. Do vậy, cực khoái do quan hệ tình dục không làm tăng nguy cơ sinh non. Ngay cả thai đến ngày, việc quan hệ tình dục cũng không gây khởi phát chuyển dạ.

Có nên dùng bao cao su không?

Thai phụ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục có nguy cơ đến thai kỳ (vỡ ối sớm, nhiễm trùng ối, sinh non...) và đến thai nhi (nhiễm trùng bào thai, thai non tháng, ..). Do vậy, nếu bạn tình mang bệnh lây truyền qua đường tình dục thì cần thiết phải mang bao cao su.

Mặc khác, có những thai phụ có thể quan hệ với những bạn tình khác nhau và không biết rõ ràng về sức khỏe của bạn tình mới thì rất cần thiết cho người ấy dùng bao cao su.

Mang thai ảnh hưởng đến ham muốn tình dục như thế nào?

Mẹ bầu bị giảm ham muốn khi mang thai 3 tháng cuối

Mẹ bầu bị giảm ham muốn khi mang thai 3 tháng cuối

Phần lớn phụ nữ khi có thai được chồng nâng niu hơn. Giá trị cuộc sống của người phụ nữ tăng cao, tâm hồn thư thái nên ham muốn gần chồng nhiều hơn.

Thai kỳ có thể ảnh hưởng đến tần suất và sự ham muốn tình dục. Sự thay đổi này thường gặp ở các giai đoạn thai kỳ khác nhau:

  • Thai hành, mệt mỏi, nôn mửa trong 3 tháng đầu làm giảm sự hứng khởi và giảm tần suất quan hệ.
  • Trong 3 tháng giữa thai kỳ, tăng lưu lượng máu đến cơ quan sinh dục vùng chậu (tử cung, âm đạo, âm vật) và vú, tăng tiết dịch âm đạo, do đó làm tăng cảm giác cực khoái và dẫn đến tăng kích dục.
  • Đến 3 tháng cuối, do tăng trọng lượng cơ thể, bụng to lên và đau lưng gây hạn chế việc quan hệ gối chăn với bạn tình nên thường sẽ giảm ham muốn.

Sự “lãnh cảm” khi mang thai có bình thường?

Khi mang thai, sự chán ăn, ốm nghén, nôn mửa làm bạn cảm thấy không còn ham muốn chuyện ấy, thậm chí còn có cảm giác sợ hãi. Đối với một số thai phụ, khi quá mệt mỏi, lại nghĩ chính người ấy là nguyên nhân gây nên hiện tượng này nên lại có thái độ tiêu cực với người ấy và hậu quả là “lãnh cảm”.

Hầu hết, phụ nữ ngày nay đều tham gia công tác xã hội. Bên cạnh sự mệt mỏi do thai kỳ, những áp lực công việc, mâu thuẫn đồng nghiệp, cấp trên, gia đình bên chồng…cộng hưởng lại gây tâm lý nặng nề cho thai phụ.

Lúc này, hơn ai hết, người chồng phải là người vỗ về, an ủi, động viên và giúp người vợ vượt qua rào cản.

Đời sống tình dục của người chồng có thay đổi?

Vợ mang thai, sự thay đổi của người vợ về “chuyện ấy” cũng làm cho người chồng thay đổi theo chiều hướng đồng điệu với vợ tùy vào giai đoạn tuổi thai.

Cơ thể người phụ nữ khi mang thai thay đổi và có vẻ hấp dẫn hơn: ngực to lên, người nẩy nở  hơn,.. làm người chồng sẽ tăng sự ham muốn.

Giải quyết sự thay đổi ham muốn tình dục trong thai kỳ như thế nào?

Vợ chồng nên trao đổi với nhau về những khó khăn trong quan hệ. Ví dụ: trong những lúc người vợ mệt mỏi, người chồng nên cảm thông giúp đỡ, tạo cảm giác thư giãn như mát – xa, tạo một chút lãng mạn: một lời khen, một buổi dạo chơi…, một chút khôi hài làm xóa tan sự căng thẳng của vợ.

Nếu bụng vợ lớn thì nên thay đổi tư thế quan hệ sao cho phù hợp. Nếu không giao hợp được thì có thể vuốt ve âu yếm…

Thể hiện sự yêu thương sẽ là mối liên kết bền chặt hơn nữa mối quan hệ vợ chồng. Nếu không thì tình cảm hai vợ chồng sẽ nhợt nhạt dần.

Có thể “yêu” bằng miệng?

Có thể. Tuy nhiên có 1 vài điểm cần lưu ý khi “yêu” bằng miệng:

- Người bạn tình không nên thổi khí vào bộ phận sinh dục thai phụ. Với lực đẩy, khí có thể xâm nhập vào âm đạo và vào tuần hoàn thai phụ gây thuyên tắc khí. Điều này hiếm xảy ra nhưng nếu có thì rất nguy hiểm cho tính mạng cho cả mẹ và con.

- Đảm bảo người bạn tình không bị herpes miệng. Khi giao hợp bằng miệng có thể làm lây truyền những bệnh như Herpes (nếu người bạn tình có herpes vùng miệng), virus herpes sẽ xâm nhập vào đường sinh dục thai phụ và gây bệnh.

Tư thế quan hệ thoải mái nhất cho mẹ bầu?

Tư thế thoải mái là sự lựa chọn của hai vợ chồng. Tùy thuộc vào sự khoái cảm, thuận lợi và ưa thích của cả hai. Trong trường hợp thai lớn, bụng to lên thì tư thế người vợ nằm trên là thuận lợi hơn.

Có thể tư thế nằm nghiêng về một bên, vợ nằm trước, chồng nằm sau, tư thế này không làm người chồng đè vào bụng vợ đồng thời cũng kiểm soát được độ sâu khi giao hợp.

Đi khám thai ngay nếu:

- Trong hoặc sau khi quan hệ nếu thấy đau bụng, ra nước hoặc ra huyết bạn cần phải đến bệnh viện có chuyên khoa sản để khám ngay.

- Giai đoạn bầu bì có thể là thời kỳ đỉnh cao trong “chuyện yêu” của nhiều cặp vợ chồng nhưng với những cặp khác, “chuyện ấy” lại là mối lo âu, sợ hãi. Hãy chia sẻ cảm xúc và nỗi sợ hãi với người bạn đời.

Người chồng có thể “chết mê chết mệt” vợ trong dáng vẻ của bà bầu, trong khi bạn thì lo cho sự an toàn của thai nhi. Đừng ngại ngần chia sẻ với người bạn đời và nhớ nhấn mạnh tình yêu mà bạn dành cho chồng nữa nhé.

Trong trường hợp có bất cứ nghi ngại nào về “chuyện ấy” trong thời kỳ thai nghén thì hãy cởi mở và chia sẻ điều đó với bác sĩ.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà

K. Khám Bệnh - BV Từ Dũ

---

Quan hệ sau sinh

Quan hệ sau sinh bị đau

Quan hệ sau sinh bị ra máu có sao không

Quan hệ sau sinh bị ra máu có sao không?

Hỏi

Chào bác sĩ.

Em xin hỏi như sau: em sinh mổ không do chủ động. Khoảng 1 tháng rưỡi, em và chồng quan hệ. Sau khi quan hệ ra 1 chút dịch có màu đỏ, rồi em làm vệ sinh thấy rát, nhưng hôm sau thì hết. Rồi em không quan hệ nữa. Khoảng 1 tuần sau quan hệ, em ra ít máu như hiện tượng kinh nguyệt, 1 ngày rồi hết.

Như vậy, có phải đây là hiện tượng kinh nguyệt không. Đến nay, em được 2 tháng, em có quan hệ với chồng và cũng ra chút dịch màu đỏ, em cũng thấy rát khi làm vệ sinh. Em xin hỏi như vậy là em có bị sao không, và thường sau sinh bao lâu thì khả năng có thai cao. Em chân thành cảm ơn

Trả lời

Chào Hạnh,

Sau sinh 6 tuần, âm đạo còn khô và niêm mạc âm đạo mỏng kém đàn hồi nên dễ bị tổn thương sau quan hệ, vì vậy em có cảm giác rát và ra ít dịch màu đỏ. Tuy nhiên em cũng nên khám phụ khoa để loại trừ những nguyên nhân khác như: polype cổ tử cung, viêm cổ tử cung,…

Khi em không cho bé bú mẹ hoàn toàn, em có khả năng mang thai sau sinh 6 tuần trở đi. Nếu em cho bé bú mẹ hoàn toàn, khả năng mang thai sau 6 tháng trở đi. Tốt nhất, em nên dùng biện pháp tránh thai chủ động em nhé.   

Thân mến,

TS. BS. Lê Thị Thu Hà

Khoa Sản A - BV Từ Dũ

Mời mẹ đọc thêm:

Bà mẹ sau sinh_Lấy lại vóc dáng và quan hệ sau sinh

---

Quan hệ sau sinh bị ra máu

Hỏi

Thưa bác sĩ, em sinh được 1 tháng thì đã quan hệ như vậy có ảnh hưởng gì không ạ? Em đã đi tái khám và bác sĩ nói là có ít máu nâu và dặn em là quan hệ nhớ ngừa thai như vậy là sao?

Trả lời

Chào em,

Sau sinh, cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhiều trong đó có cơ quan sinh dục, VD: niêm mạc âm đạo mỏng hơn, nhạy cảm hơn,… vả lại một số trường hợp vẫn còn sản dịch (một môi trường thuận lợi cho vi trùng) nên nếu giao hợp trở lại trong điều kiện như trên nguy cơ nhiễm trùng có thể cao hơn, ngoài ra có một số trường hợp sức khỏe người mẹ  vẫn chưa hồi phục hoàn toàn,…

Sau sinh 6 tuần xem như đã kết thúc giai đoạn hậu sản, cơ thể người mẹ lúc này gần như trở lại bình thường như lúc trước khi mang thai, trừ một số cơ quan (VD: Vú, tử cung, buồng trứng…).

Trong đa số trường hợp. kinh nguyệt chưa có lại ngay do buồng trứng vẫn chưa có hoạt động rụng trứng, tuy nhiên thời gian rụng trứng trở lại lại tuỳ thuộc vào từng cá nhân nên không thể xác định được rõ ràng. Vì vậy, nếu em không ngừa thai sẽ có khả năng mang thai trở lại (dân gian hay gọi là có “bầu trộm”), điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, kế hoạch cuộc sống, thời gian quan tâm chăm sóc bé mới sinh…của người mẹ .

Tóm lại, nếu em chưa định mang thai trở lại phải có kế hoạch ngừa thai ngay từ bây giờ.

Thân mến,

BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ

Ngoài ra, để tìm giải đáp cho những thắc mắc của mình về những vấn đề thường gặp trong thai kỳ, Ba Mẹ đọc thêm ở chuyên mục Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời của POH nhé!

---

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti