Có thai sau sinh

đăng bởi

 

Thời kỳ mang thai và ngay sau khi sinh con phụ nữ sẽ không có kinh nguyệt. Đồng nghĩa với việc trứng không rụng nên sẽ không thể có thai.

Nhưng chỉ sau khi sinh, sau 6 – 8 tuần là cơ thể người mẹ đã bắt đầu rụng trứng. Có rất nhiều thắc mắc của mẹ sau khi sinh điển hình đó là: Sau sinh bao lâu thì có thai? Sau sinh quan hệ có thai không hoặc sau sinh chưa có kinh quan hệ có thai không?

Nhiều cặp vợ chồng sau sinh thấy vợ mình chưa có kinh nên khi quan hệ đã không dùng biện pháp an toàn. Mặc dù lúc này chưa thấy kinh nguyệt nhưng nếu có quan hệ mà không có những biện pháp tránh thai thì khả năng mang thai là rất cao.

Có nhiều biện pháp an toàn như: Bao cao su, Đặt vòng tránh thai, Miếng dán tránh thai, Màng ngăn âm đạo... Mẹ hãy tham khảo để có thể có những biện pháp phù hợp với mình. Tránh việc có thai ngoài ý muốn.

Trong trường hợp con còn quá nhỏ cần được bú sữa mẹ, người mẹ cần phải biết những kiến thức nhất định về việc cho con bú khi đang mang thai. Điều này sẽ đảm bảo con có thể phát triển tốt nhất.

 

 

Dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú

Bé không còn thích bú sữa mẹ

Phụ nữ mang thai khi cho con bú sẽ làm thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể. Sẽ khiến cho sữa mẹ bớt thơm ngon như ban đầu và có vị chua. Dẫn đến tình trạng bé không thích và giảm dần uống sữa mẹ. Các mẹ có thể nhận biết dấu hiệu có thai khi đang cho con bú thông qua triệu chứng này.

Đau tức ngực

Đau ngực là một triệu chứng nổi bật khi mang thai, dù mẹ có đang cho con bú hay không. Nếu mẹ có thai khi đang cho con bú, đau ngực có thể dữ dội hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số người mẹ không nhận ra cơn đau ngực tăng lên.

Ốm nghén

Giống như dấu hiệu có thai thông thường. Ví dụ như: nôn khan, hoặc luôn có cảm giác buồn nôn, khó chịu ở bụng, đầy hơi…

Phụ nữ có thai khi đang cho con bú cũng bị ốm nghén

Phụ nữ có thai khi đang cho con bú cũng bị ốm nghén

Cơ thể mệt mỏi

Vì cơ thể mẹ đang phải căng ra để cung cấp dinh dưỡng cả cho con và thai nhi trong bụng mẹ nên tình trạng mệt mỏi sẽ trở nên cùng cực hơn. Cơ thể mệt mỏi có thể là một dấu hiệu mang thai trong thời gian cho con bú.

Để biết thêm chi tiết xin mời các mẹ cùng tham khảo bài viết Dấu hiệu có thai của POH nhé.

Đang cho con bú có thai có bị mất sữa không?

Người mẹ mang thai bình thường, từ quý thứ 2 của thai kỳ tuyến vú mới bắt đầu tiết sữa. Nhưng đối với mẹ mang thai trong thời gian đang cho con bú thì tuyến sữa vẫn tiếp tục sản xuất sữa theo nhu cầu của con.

Trên thực tế, các mẹ có thể bị mất sữa khi đang cho con bú. Nhưng tình trạng mất sữa khi có bầu không phổ biến. Hầu như rất hiếm khi xảy ra, do đó các mẹ có thể yên tâm.

Nhận biết sớm mình đã mang thai trong thời gian cho con bú có sẽ giúp mẹ tìm được các biện pháp ứng phó kịp thời. Nếu trước đó mẹ phải sinh mổ, việc mang thai ngay sau khi sinh sẽ rất nguy hiểm.

Trong trường hợp mẹ sinh thường sẽ không có nhiều vấn đề xảy ra. Nhưng trong cả hai trường hợp mẹ đều phải liên hệ ngay với bác sĩ để có những tư vấn kịp thời.

Mẹ có thể cho con bú khi đang có bầu không?

Nhiều mẹ biết mang thai lần 2 nên tìm mọi cách ép con ăn dặm và cai sữa rất sớm. Trên thực tế nếu con còn quá nhỏ thì cai sữa đột ngột sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thể chất, trí tuệ và tình cảm của trẻ.

Mẹ không bị mất sữa khi có bầu và có thể cho con bú bình thường trong giai đoạn này. Việc bú ti mẹ của bé sẽ gây ra những cơn co thắt tử cung cho mẹ. Song phần lớn đều không gây nguy hiểm đến thai nhi trong bụng. Trừ trường hợp các mẹ đã có tiền sử bị sảy thai thì cần cho con cai sữa sớm nhất có thể.

Mẹ có thể cho con bú khi đang có bầu không?

Mẹ có thể cho con bú khi đang có bầu không?

Mặc dù vậy, mẹ vẫn nên cho bé ăn dặm để bổ sung dinh dưỡng từ bên ngoài. Về phía người mẹ, bắt buộc phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng đến mức cao nhất. Cũng như việc nghỉ ngơi và làm việc phải hợp lý để thai nhi phát triển bình thường.

Có thai sớm sau lần sinh mổ

Tử cung người phụ nữ cơ cấu như một quả bong bóng cao su. Bình thường nó xẹp và nằm yên, khi có thai được bơm hơi và từ từ to lên. Sau khi sinh xong thì tử cung sẽ từ từ co lại về vị trí ban đầu.

Nếu mẹ sinh thường thì chỉ có thể làm xây xát cổ tử cung. Còn độ đàn hồi tử cung thì có thể không sao. Nhưng nếu mẹ sinh mổ thì có nghĩa là trên vỏ cao su đã có một đường cắt ngang đang nối lại với nhau bằng chỉ may.

Khoảng thời gian hồi phục tử cung tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Khi sinh mổ lần đầu, vết thương cần một thời gian dài để bình phục, ít nhất là 9 tháng. Nếu trong khoảng thời gian này, người mẹ có thai, vết thương có nguy cơ rạn, nứt và xuất huyết.

Sau sinh mổ chỉ nên sinh tiếp sau 2 năm

Sau sinh mổ chỉ nên sinh tiếp sau 2 năm

Ngoài ra, thai phụ cũng đứng trước nguy cơ vết mổ bị nhiễm trùng, nhau tiền đạo, nhau bong non. Hơn thế nữa, quá trình mang thai, sinh nở và nuôi dưỡng em bé làm hao tổn sức lực và tinh thần của người mẹ. Việc mang thai lần nữa sẽ khiến họ không đảm bảo sức khỏe để nuôi dưỡng thai nhi.

Vì thế, Bác sĩ luôn luôn khuyên là người sinh mổ chỉ nên sinh tiếp sau 2 năm. Khi phát hiện mình mang thai sớm sau khi sinh mổ, thai phụ cần đi khám bác sĩ định kỳ để được siêu âm, chẩn đoán sức khỏe thai nhi, tình trạng vết mổ cũ có đảm bảo an toàn.

Việc sớm phát hiện sớm và đến bác sĩ kịp thời sẽ giúp tránh được các diễn biến xấu có thể xảy ra như mẹ bị xuất huyết nặng, nguy cơ phải bỏ thai.

Những bà mẹ sau khi sinh mổ, đó là nên chú ý phương pháp ngừa thai sau khi sinh. Lần mang thai tiếp theo nên cách 2 năm và chỉ nên sinh mổ 2 lần là tốt.

Sau sinh mổ có phá thai được không?

Phá thai sau lần mổ đẻ sẽ gây nhiều hệ lụy đáng tiếc. Việc nạo phá thai sau khi sinh thực hiện sinh mổ rất nguy hiểm. Đòi hỏi phải thực hiện tại những bệnh viện, khoa phụ sản lớn và được bác sĩ có trình độ cao theo dõi trực tiếp quá trình tiến hành.

Dù được tiến hành tại một cơ sở y tín và an toàn, nạo phá thai ở trường hợp nào cũng khó lòng tránh được những biến chứng về sau.

Khi có ý định phá thai sau khi mổ, chị em cần ý thức được những hậu quả có thể xảy đến với bản thân. Những tác dụng phụ và biến chứng có thể xảy ra đối với chị em như:

  • Ảnh hưởng đến tâm lý của cha mẹ,
  • Gây nhiễm trùng vết mổ
  • Nguy cơ sót thai cao…

Ngoài nạo thai để bỏ thai, một số chị em sau sinh mổ vỡ kế hoạch hoặc có thai ngoài ý muốn hoặc một lý do khác, còn có ý định sử dụng thuốc phá thai.

Phá thai sau lần mổ đẻ sẽ gây nhiều hệ lụy đáng tiếc

Phá thai sau lần mổ đẻ sẽ gây nhiều hệ lụy đáng tiếc

Nếu có thai ngay sau khi sinh mổ mà chị em không muốn giữ con vì một lý do nào đó, thì chị em phải tiến hành xét nghiệm và tư vấn kỹ càng. Điều này nhằm kiểm tra xem chị em có mắc các bệnh lí nguy hiểm hay không mới có thể khẳng định việc có thể phá thai bằng thuốc.

Chị em cần ghi nhớ, phải thực hiện các  biện pháp tránh thai an toàn trong đời sống chăn gối. Đặc biệt là sau sinh mổ, để tránh có con ngoài ý muốn dẫn đến những tình trạng nghiêm trọng. Sẽ gây ra ảnh hưởng đến đời sống của chị em cả về sức khỏe thể chất, lẫn tinh thần.

 

 

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online_Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

Giúp con yêu phát triển khỏe mạnh và thông minh ngay bây giờ: https://poh.vn/khoa-thuc-hanh-thai-giao-poh/

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo