Làm cha và gắn kết với em bé sơ sinh

đăng bởi

Nếu như các mẹ đã cảm nhận được sự gắn kết chặt chẽ với con trong 9 tháng mang thai thì các bố thường dễ cảm thấy “lạc lõng”. Bố không biết làm cách nào để em bé vừa chào đời có thể thân thiết, gần gũi với mình?

Có rất nhiều cách để bố và con gắn bó, thân thiết với nhau đấy!

Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh còn có bản năng bám mẹ, bú mẹ. Và mẹ cũng rất bận rộn chăm sóc bé nên có thể sẽ không có thời gian để nhận ra tâm sự của bố. Vậy nên các bố phải tự tìm cách để “làm thân” với thành viên mới của gia đình thôi!

Nếu bố đang ở trong tình huống như vậy thì bài viết này chính là những gì bố cần biết. Thông tin trong bài sẽ giúp bố chủ động và tự tin hơn trong quá trình gắn kết với trẻ, mời bố cùng tìm hiểu với POH nhé!

Gắn kết với em bé sơ sinh trong năm đầu đời

Khi nuôi trẻ sơ sinh vất vả, đôi khi bố mẹ quá quan tâm đến chuyện đáp ứng nhu cầu về thể chất như ăn, ngủ, vệ sinh của con mà lơ là chuyện bồi đắp tình cảm với thành viên mới.

Thế nhưng nếu tìm hiểu về trẻ sơ sinh, bố mẹ sẽ hiểu rằng: Con không chỉ cần đáp ứng nhu cầu về thể chất mà con còn rất cần được đáp ứng nhu cầu về tinh thần.

Chỉ khi cả hai nhu cầu này của trẻ được đáp ứng đầy đủ thì con mới có thể phát triển toàn diện về mọi mặt được.

Vì vậy cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất bố mẹ có thể làm là: Dành thời gian gắn kết tình cảm, chơi đùa với trẻ bên cạnh việc chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ cho con.

 

Trẻ không chỉ cần chăm sóc thể chất mà con cũng cần được bố mẹ quan tâm đến cả đời sống tinh thần nữa.

Đối với những bố đang mong muốn xây dựng tình cảm với con thì bố nên tham gia thật nhiều vào việc chăm sóc trẻ. Bố nên tranh thủ nói chuyện với con mỗi khi thay tã, vỗ ợ hơi hay tắm cho bé để con quen dần với giọng nói và khuôn mặt của bố.

Việc bố cùng mẹ chăm sóc con cũng tạo điều kiện cho mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe và tinh thần nhanh hơn, giúp mẹ hạn chế khủng hoảng tâm lý sau sinh.

Mời bố tìm hiểu thêm về các cách gắn kết với trẻ trong bài viết Gắn kết với em bé sơ sinh trong năm đầu đời.

Liên kết với bé sau khi chào đời

Khi đón bé chào đời, nhiều bố mẹ cảm nhận được sự liên kết ngay lập tức với con. Nhưng cũng có những bố mẹ dù hạnh phúc nhưng vẫn cảm thấy bỡ ngỡ với thành viên mới và không biết mình cần phải làm gì tiếp theo.

Vậy bố mẹ cần làm gì khi em bé vừa chào đời?

Bố mẹ nên ôm ấp bé thật nhiều, thực hiện phương pháp da kề da với con càng sớm càng tốt. Điều này giúp bố mẹ và con nhanh chóng làm quen và tập cách chăm sóc bé từ y tá hoặc bà nội, bà ngoại,...

 

Các bố thường đau đầu với câu hỏi: “Chăm sóc em bé mới sinh như thế nào là đúng cách?”

Trẻ sơ sinh mới chào đời sẽ khóc rất nhiều vì con đói, con mệt, con đau, con khó chịu, con buồn chán hoặc chỉ là vì con đang cần được âu yếm.

Nếu muốn không phải bối rối và lo lắng khi nghe tiếng khóc của trẻ, bố mẹ nên hiểu về ý nghĩa của từng tiếng khóc để biết khi nào cần làm gì để xoa dịu trẻ.

Để hiểu hơn về những việc nên làm để xây dựng tình cảm với thành viên mới chào đời của gia đình, mời bố mẹ đọc thêm bài viết Liên kết với bé sau khi chào đời nhé!

Tình yêu nảy nở giữa ba mẹ và con cái như thế nào?

Tình cảm cha mẹ và con cái là thứ tình cảm bền chặt, mạnh mẽ và thiêng liêng nhất trong tự nhiên.

Tình mẫu tử giữa mẹ và con thường sẽ được hình thành từ khi con còn nằm trong bụng mẹ. Tình cảm giữa bố và con thì thường được bồi đắp từ khi em bé ra đời và trong suốt cuộc đời sau này.

Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con hình thành bởi một số hormone được não bộ sinh ra trong quá trình mang thai và chăm sóc trẻ. Nhờ vào các hormone này mà bố mẹ luôn cảm thấy yêu thương và có thể hi sinh vô điều kiện cho con mình.

 

Tình cảm của con cái đối với cha mẹ và tình cảm cha mẹ dành cho con là sợi dây thiêng liêng, gắn kết cả gia đình.

Nhiều người cho rằng tình cảm của con dành cho mẹ thường thân thiết, gắn bó hơn tình cảm của con dành cho cha.

Thực chất thì trẻ sơ sinh sẽ có kết nối chặt chẽ hơn với người mang đến cho trẻ cảm giác được bảo vệ, người đáp ứng nhu cầu thể chất và tinh thần của trẻ.

Vì thế nếu các bố muốn con thân thiết với mình hơn thì hãy chịu khó dành thời gian cùng mẹ chăm sóc, trò chuyện và chơi đùa cùng con nhé!

Mời bố mẹ tham khảo bài viết Tình yêu nảy nở giữa ba mẹ và con cái như thế nào? để hiểu rõ hơn về sự hình thành tình cảm trong gia đình mình nhé!

Dấu hiệu cho thấy con yêu ba mẹ

Câu hỏi “trẻ sơ sinh có nhận ra mẹ hay không” được rất nhiều mẹ sau sinh băn khoăn vì dường như ánh mắt của con không nhìn thẳng hay chú ý vào mẹ khi mẹ nói chuyện với trẻ.

Thực tế con có phản ứng như vậy chỉ là vì mắt con chưa nhìn thấy rõ mọi vật mà mẹ lại ở quá xa với con mà thôi.

Vậy khi nào bé nhận biết được mẹ? Ngay từ khi mẹ da kề da, ôm con và cho con bú lần đầu tiên là bộ não non nớt của con đã ghi nhớ mùi của mẹ rồi. Nếu mẹ thực hiện thai giáo và nói chuyện với con trong suốt thai kì thì con còn có thể nhận ra cả giọng nói của mẹ ngay từ khi chào đời.

 

Đến giai đoạn 8-12 tháng, con sẽ dễ cảm thấy bất an nếu không có mẹ ở bên cạnh.

Mẹ có thể nhận thấy: Trẻ sơ sinh yêu mẹ khi con cười và phản ứng tích cực với những câu nói, câu chuyện của mẹ. Mặc dù con chưa hiểu được hết, khi không ai có thể xoa dịu con ngoài mẹ, khi con nép vào mẹ mỗi khi lo âu hoặc đến một môi trường mới...

Và khi lớn dần lên, con sẽ học được cách thể hiện tình yêu của mình từ ba mẹ.

Nếu ba mẹ không ngại ngần khi nói yêu con hàng ngày, ôm hôn con thường xuyên và tặng con những món quà ý nghĩa thì ba mẹ chắc chắn sẽ sớm nhận được những cử chỉ ngọt ngào nhỏ bé như vậy từ cục cưng nhà mình thôi.

Mời bố mẹ đọc thêm về tình cảm của trẻ trong bài viết Dấu hiệu cho thấy con yêu ba mẹ.

Cách phát triển sự kết nối lành mạnh với trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh khóc thường là do một nguyên nhân nào đó, bố mẹ có thể nhận thấy tiếng khóc và các dấu hiệu đi kèm của trẻ thay đổi tùy theo từng nguyên nhân.

Hiểu được điều này và đáp ứng đúng nhu cầu của con là một cách hiệu quả để bố mẹ vun đắp tình cảm gắn bó với thành viên bé nhỏ của gia đình.

Ví dụ như dấu hiệu bé bú không đủ sữa là con khóc, quấy và mút tay ngay sau khi ăn xong.

Nếu thời gian bú của trẻ dài mà con vẫn có dấu hiệu này thì có thể khớp ngậm của trẻ không đúng khiến con không bú được nhiều sữa hoặc sữa trong ngực mẹ không đủ cho trẻ ăn. Bố mẹ nên tìm hiểu lý do để có cách xử lý phù hợp.

Khi bố thường xuyên cho con ăn, kết nối an toàn giữa bố và con sẽ dần được hình thành và trẻ luôn cảm thấy được bảo vệ trong vòng tay của bố.

Nhiều mẹ dễ bị trầm cảm sau sinh khi không thể hiểu được các tín hiệu của con, không đáp ứng đúng nhu cầu của con nên không thể dỗ con nín khóc.

Tuy nhiên đây là điều bình thường, mẹ đừng tạo áp lực quá nhiều cho mình mà hãy bình tĩnh và dần dần học cách đọc tín hiệu của trẻ.

Nếu bố thấy mẹ quá khủng hoảng khi con khóc, bố nên chủ động trông con một lúc và khuyên mẹ tách khỏi tiếng khóc của con để có thể bình tĩnh trở lại.

Mời bố mẹ đọc thêm thông tin hữu ích trong bài viết Cách phát triển sự kết nối lành mạnh với trẻ sơ sinh nhé!

Ba mẹ gắn kết với con nuôi như thế nào?

Khi có ý định nhận con nuôi, bố mẹ nuôi thường lo lắng đến việc làm thế nào để xây dựng tình cảm thân thiết, gắn bó như mối quan hệ ruột thịt với trẻ.

Điều này phụ thuộc phần lớn vào tình cảm và cách chăm sóc của bố mẹ vì trẻ em sẽ dần nảy sinh tình cảm với người chăm sóc, bảo vệ mình.

Bố mẹ có thể xin con nuôi ở chùa, từ các trại trẻ mồ côi hoặc các tổ chức xã hội khác.

Việc xin con nuôi không những cần sự chấp thuận và tự nguyện của cả hai bên xin - cho mà hai bên còn cần đáp ứng đủ điều kiện và thực hiện thủ tục theo đúng các quy định của pháp luật.

 

Bố mẹ chỉ được nhận con nuôi hợp pháp nếu đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết.

Vậy điều kiện nhận con nuôi là gì? Để có thể nhận con nuôi, bên nhận nuôi cần đảm bảo các điều kiện như: Có đủ năng lực hành vi dân sự, hơn con nuôi 20 tuổi trở lên, có đạo đức tốt và đủ điều kiện để nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

Đối với trẻ được nhận nuôi, con cần đảm bảo điều kiện là dưới 16 tuổi. Các trường hợp trẻ 16 đến 18 tuổi chỉ được nhận nuôi bởi cha dượng, mẹ kế hoặc anh em ruột với bố mẹ đẻ của trẻ.

Nếu đang có ý định nhận con nuôi, bố mẹ nên tìm hiểu thêm thông tin đầy đủ về điều kiện và các thủ tục pháp luật cần thiết trong các văn bản pháp luật hoặc ở các công ty, văn phòng luật uy tín.

Và để hiểu hơn thêm về cách xây dựng tình cảm với con nuôi, mời bố mẹ đọc thêm thông tin trong bài viết Ba mẹ gắn kết với con nuôi như thế nào? của POH nhé!

Gia đình - Mối liên kết bền vững

Bố mẹ nào cũng sẽ cảm nhận được cuộc sống thay đổi khi có con. Có gia đình thích nghi với việc này rất nhanh chóng nhưng cũng có không ít cặp vợ chồng vô cùng chật vật, thậm chí rạn nứt tình cảm trong quá trình chăm sóc em bé mới sinh.

Trong việc giữ gìn tình cảm vợ chồng sau khi có con thì vai trò của các bố cực kì quan trọng.

Các mẹ thường rất mệt mỏi khi vừa phải chịu cơn đau do các vết khâu và cơn co tử cung mang lại, vừa phải cho con bú và chăm sóc con nên rất dễ cáu gắt hoặc rơi vào trạng thái trầm cảm sau sinh.

 

Bố cùng chăm sóc con với mẹ sẽ giúp tình cảm gia đình bền vững hơn.

Vì vậy nếu bố giúp đỡ mẹ thật nhiều trong việc chăm sóc bé, nấu cho mẹ thật nhiều món ngon và thường xuyên nói lời yêu thương, thể hiện tình cảm với mẹ... thì tâm trạng mẹ sẽ thoải mái hơn. Tình cảm của bố mẹ cùng sẽ được cải thiện, có thể còn nồng ấm hơn xưa nữa đấy.

Ngoài việc vun đắp hôn nhân sau khi có con, bố mẹ cũng đừng quên để ý đến tâm trạng của con lớn nữa nhé.

Dù đã lên chức anh, chị nhưng thực chất con vẫn còn rất nhỏ nên con dễ tủi thân và có thể có thái độ tiêu cực với em bé nếu không nhận được sự quan tâm đúng cách từ bố mẹ.

Mời bố mẹ đọc thêm bài viết Gia đình - Mối liên kết bền vững để hiểu hơn về việc hâm nóng tình cảm của cả gia đình khi đón chào một thành viên mới nhé!

Vai trò của bố trong việc nuôi con bằng sữa mẹ

Chắc hẳn bố nào cũng biết lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ và nghĩ rằng việc này phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ. Thế nhưng điều này chưa hẳn đã đúng vì bố cũng là một người đóng vai trò quan trọng trong hành trình này.

Nếu ba muốn nuôi con bằng sữa mẹ thì quan trọng nhất là phải giúp mẹ đảm bảo được chất lượng của sữa. Mà chất lượng của sữa phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn và tinh thần của mẹ. Và bố chính là người ảnh hưởng lớn nhất đến hai yếu tố này.

Chắc chắn bố mẹ đều biết sữa mẹ tốt như thế nào, vì thế bố mẹ nên tạo điều kiện để con được bú mẹ càng sớm càng tốt nhé!

Thế nên để con có thể được hưởng nguồn sữa mẹ chất lượng nhất, bố nên giúp mẹ xây dựng chế độ dinh dưỡng thật đầy đủ. Bố nhắc mẹ uống nhiều nước, cùng mẹ san sẻ việc nuôi dạy con và chăm sóc đời sống tinh thần cho mẹ thật tốt.

Vấn đề quan hệ khi đang cho con bú cũng là điều bố cần lưu tâm. Ngoài việc lắng nghe và cố gắng đáp ứng mong muốn của mẹ, hai vợ chồng cũng nên sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn nhé!

Mời bố tìm hiểu tất tần tật các thông tin quan trọng về vấn đề này trong bài viết Vai trò của bố trong việc nuôi con bằng sữa mẹ nhé!

Các ông bố nên làm gì để dỗ con khóc?

Khi cùng mẹ chăm sóc em bé, bố nên tìm hiểu về ý nghĩa tiếng khóc của trẻ để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân chính xác và biết cách dỗ dành để con nhanh chóng nín khóc.

Việc bố hiểu và đáp ứng nhu cầu của trẻ cũng là cách hữu hiệu để xây dựng tình cảm giữa bố và con.

Nếu trẻ sơ sinh khóc thét từng cơn, lặp đi lặp lại thì rất có thể con đang đói bụng, đặc biệt là nếu con khóc vào thời điểm gần cữ ăn tiếp theo. Bố nên pha sữa công thức hoặc hâm ấm lại sữa mẹ trữ đông và cho bé ăn nếu mẹ không có nhà.

Nếu bỗng nhiên trẻ khóc đỏ tím mặt, khóc to, thậm chí gào thét lên mà không phải vì đói thì rất có thể con đang cảm thấy đau đớn.

Lúc này bố nên kiểm tra thật kĩ cơ thể con xem liệu da thịt con có bị tổn thương ở đâu không hoặc xem con có bị côn trùng đốt hay không nhé!

 

Có nên để trẻ sơ sinh khóc nhiều hay không? Câu trả lời là không, tuy nhiên điều này đôi khi còn tùy thuộc vào hoàn cảnh và phương pháp giáo dục mà bố mẹ lựa chọn.

Khi trẻ sơ sinh khóc không thành tiếng, con khóc lặng người đi thì có thể là con đang cảm thấy mệt mỏi và bực bội điều gì đó. Bố hãy nhẹ nhàng trấn an và cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ để con cảm thấy dễ chịu hơn.

Trong trường hợp trẻ sơ sinh khóc dạ đề, nghĩa là khóc không có nguyên nhân rõ ràng thì việc bố có thể làm chỉ là cố gắng trấn an và dỗ dành trẻ. Bố cũng có thể cho con nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc tiếng ồn trắng để tinh thần con thoải mái hơn.

Ngoài ra, bố còn có thể tham khảo các cách dỗ con nín khóc cực hiệu quả trong bài viết Các ông bố nên làm gì để dỗ con khóc? nữa đấy!

Cẩm nang chăm sóc con nhỏ cho bố

Hạnh phúc khi được làm bố là điều không thể phủ nhận. Nhưng đi kèm với hạnh phúc đó các ông bố trẻ thường có cảm giác hoang mang, lo lắng không biết mình phải làm gì, chăm sóc vợ và con như thế nào là tốt nhất.

Đầu tiên là bố cần biết cách chăm con nhỏ. Bố có thể học hỏi cách bế con, thay tã cho con, cho con bú bình, vỗ ợ hơi, quấn cho trẻ... khi cùng mẹ tham gia các lớp học tiền sản hoặc từ những người có kinh nghiệm.

Khi tập làm bố thì ai cũng vụng về trong những việc như thế này, vì thế bố đừng quá tự ti mà nên làm đi làm lại nhiều lần để quen tay và nhanh chóng thành thục các kĩ năng chăm sóc trẻ cơ bản này.

Ông bố nào cũng rất vụng về khi chăm sóc con những lần đầu tiên.

Bên cạnh việc chăm sóc con nhỏ, bố cũng nên quan tâm đến cảm xúc của mẹ bằng cách thường xuyên trò chuyện và lắng nghe tâm sự của mẹ nữa nhé!

Những điều cần biết khi làm bố thì có rất nhiều và mỗi người có thể nói với bố những điều khác nhau mà bố khó có thể thực hiện hết. Thế nên bố chỉ cần làm hết sức mình với tình cảm yêu thương, ấm áp thì chắc chắn mẹ và bé đã cảm thấy rất hạnh phúc rồi.

Mời bố khám phá thêm những điều đơn giản mà hữu ích bố có thể làm trong bài viết Cẩm nang chăm sóc con nhỏ cho bố nhé!

Dành cho những ông bố hay phải xa nhà - Duy trì gắn kết với con yêu

Các ông bố hay phải công tác xa nhà dài ngày sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì gắn kết tình cảm với con nhỏ. Tuy nhiên vẫn có nhiều cách bố có thể làm để con luôn cảm nhận được sự quan tâm và tình cảm của bố dù bố không ở bên cạnh.

Các bố hãy dành thời gian cho gia đình bằng cách dành thời gian buổi tối, sau khi làm việc để gọi điện hoặc chat video về nhà để cùng mẹ và bé trò chuyện, tâm sự. Thời gian lí tưởng nhất là giờ ăn cơm hoặc trước khi con đi ngủ.
 

Con chắc chắn sẽ rất hạnh phúc khi được nhận những món quà nhỏ từ bố mỗi lần bố đi công tác xa về.

Việc mua quà cho con theo đúng sở thích của bé sau mỗi chuyến công tác xa nhà cũng rất quan trọng. Món quà bố mua cho trẻ không chỉ có giá trị vật chất mà còn mang giá trị tinh thần rất ý nghĩa. Đó là cho con biết rằng bố luôn nhớ và hiểu sở thích của con ngay cả khi hai bố con ở xa nhau.

Để biết các “mẹo nhỏ” giúp gắn kết với bé khi bố phải công tác xa, mời bố đọc thêm tại bài viết Dành cho những ông bố hay phải xa nhà - Duy trì gắn kết với con yêu.

Người bố gắn kết với con bằng cách nào?

Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ thông minh hơn khi được bố quan tâm. Điều này có nghĩa là sự chăm sóc, yêu thương của bố không những giúp trẻ phát triển tình cảm, thể chất tốt hơn mà còn giúp con phát triển về cả mặt trí tuệ.

Ngoài ra, việc bố chơi với con, thường xuyên trò chuyện và tâm sự với trẻ còn giúp con tự tin hơn rất nhiều trong việc thể hiện mình vì con biết con luôn nhận được sự ủng hộ của cả bố và mẹ. Từ đó con cũng có nhiều cơ hội thành công hơn trong cuộc sống sau này.

Khoa học đã chứng minh con gần bố sẽ thông minh hơn.

Sự quan tâm của bố không chỉ ảnh hưởng đến trí thông minh và tính cách của trẻ trong những năm đầu đời mà sự ảnh hưởng này còn kéo dài đến khi con trên 40 tuổi.

Vậy bố cần làm gì để thể hiện sự quan tâm của mình với trẻ? Mời bố khám phá trong bài viết Người bố gắn kết với con bằng cách nào nhé!

Bố cần làm gì khi em bé vừa chào đời?

Khi trẻ sơ sinh chào đời, con sẽ cảm thấy vô cùng lạ lẫm với mọi thứ xung quanh, vì thế con rất cần được bố mẹ an ủi, xoa dịu.

Lúc này bố nên tạo điều kiện để con được da tiếp da với mẹ. Trong trường hợp mẹ không thể thực hiện phương pháp này, bố có thể đề nghị bác sĩ và y tá cho bố được da tiếp da với con thay mẹ.

Cắt dây rốn là một trong những điều cần làm khi bé mới sinh ra đời và đây cũng là một việc mà bố có thể tham gia dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ.

Tất cả những ông bố đã từng làm việc này đều cho rằng đây là giây phút rất thiêng liêng, vì thế bố có thể trao đổi trước với bác sĩ để có cơ hội tự tay cắt dây rốn cho con.

Cách chăm sóc mẹ và bé sau sinh tốt nhất mà bố có thể làm là cùng san sẻ việc nuôi con và thường xuyên thể hiện tình yêu thương với cả hai mẹ con.

Sau đó bố nên học cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời bằng cách quan sát và ghi nhớ cách mà các cô y tá hướng dẫn thực hiện, từ việc chăm sóc rốn, thay tã đến việc vỗ ợ hơi hay ru con ngủ...

Mẹ vừa mới sinh còn rất yếu nên mọi việc chăm sóc con những ngày đầu chắc chắn sẽ phải trông đợi rất nhiều vào kĩ năng của bố đấy.

Việc chăm sóc mẹ sau sinh cũng là điều bố không nên lơ là.

sinh thường hay sinh mổ thì mẹ cũng đều sẽ phải trải qua những cơn đau đớn rất khó chịu sau khi sinh. Tinh thần của mẹ lúc này cũng cực kì yếu đuối và nhạy cảm, vì thế bố hãy quan tâm, chăm sóc cả mẹ nữa nhé!

Mời bố đọc thêm bài viết Bố cần làm gì khi em bé vừa chào đời? để “đút túi” thêm thật nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc mẹ và bé sau khi sinh nhé!

Dành cho các ông bố: làm thế nào để duy trì tình bạn sau khi có con?

Để trở thành một người chồng và ông bố tốt, các bố cần dành nhiều thời gian ở nhà để chăm sóc gia đình và chơi đùa với con.

Điều này cũng có nghĩa là thời gian các bố cùng bạn bè đi chơi, đi cà phê hay xem một trận bóng đá sẽ bị cắt giảm rất nhiều. Tình bạn của bố có nguy cơ không còn thân thiết như trước nữa.

Cách vun đắp tình bạn mà bố có thể làm lúc này là cố gắng duy trì một lịch hẹn với bạn bè. Dù cuộc hẹn không thể kéo dài như trước, hoặc bố có thể mời bạn đến nhà chơi để có thể vừa trông chừng con, vừa tán gẫu với bạn bè.

Cách giữ mối quan hệ bạn bè lâu dài giữa các ông bố là thường xuyên chia sẻ về những mối quan tâm chung, ví dụ như việc nuôi dạy con chẳng hạn.

Nếu bố có những người bạn cũng đang nuôi con nhỏ thì việc cùng đưa các con đến các cuộc hẹn là một lựa chọn lí tưởng. Bố vừa có thể trông con và lại vẫn có thời gian với bạn bè, và con lại còn có cơ hội làm quen với bạn mới nữa.

Một tình bạn đẹp và bền vững là tình bạn được tạo bởi sự chân thành, tôn trọng lẫn nhau. Vì thế nếu bạn của bố vẫn còn độc thân và chưa có tình yêu với các em bé thì bố không nên hẹn ở nhà cũng như nói quá nhiều về con khi tán gẫu với bạn.

Mời bố tìm hiểu cách làm thế nào để gắn kết tình bạn khi có con trong bài viết Dành cho các ông bố: Làm thế nào để duy trì tình bạn sau khi có con?

Dành cho các ông chồng: Cách lấy lại cảm hứng "yêu" cho vợ?

Sau khi phải “kiêng cữ” cả thai kì, các bố thường rất nóng lòng muốn gần gũi với mẹ ngay sau khi sinh.

Thế nhưng do sự thay đổi hormone, các vấn đề về sức khỏe và cảm giác tự ti về thân hình nên các mẹ thường không có cảm xúc với việc quan hệ tình dục.

Vậy mẹ làm thế nào để lấy lại ham muốn sau khi sinh?

Điều này phụ thuộc rất nhiều vào bố, nếu bố thường xuyên âu yếm, chiều chuộng và động viên mẹ như những ngày chưa có con thì mẹ sẽ nhanh chóng lấy lại sự tự tin và cảm hứng “yêu” cũng sẽ quay trở lại sớm thôi.


Bố nên nghe ý kiến của mẹ để cùng thống nhất cách lấy lại cảm hứng yêu sau sinh tốt nhất cho cả hai vợ chồng.

Tuy nhiên, việc lấy lại cảm giác khi quan hệ nếu mẹ chưa sẵn sàng cả về thể chất lẫn tinh thần có thể vô tình tạo áp lực cho mẹ, khiến tâm trạng của mẹ căng thẳng và ảnh hưởng không tốt đến lượng sữa cũng như là việc chăm sóc con.

Vì vậy bố chỉ nên tìm cách lấy lại khoái cảm cho mẹ khi các vết khâu của mẹ đã lành, mẹ đã hết sản dịch và bố mẹ đã cùng nói chuyện, thống nhất ý kiến với nhau về chuyện này.

Mời bố tìm hiểu tường tận về vấn đề này tại bài viết Dành cho các ông chồng: Cách lấy lại cảm hứng “yêu” cho vợ? nhé!

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo