6 bí quyết gắn kết với con yêu ông bố nào cũng cần biết

đăng bởi Minh Tâm

 

Nghiên cứu khoa học về phương pháp da kề da và tương tác với trẻ sơ sinh nói chung gần đây đã chứng minh rằng các ông bố có vai trò không ai thay thế được trong việc hỗ trợ sự phát triển của trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong việc gắn kết với con từ những ngày đầu tiên.  

Với bố, quá trình tương tác và gắn kết với con không phải lúc nào cũng dễ dàng. Trong những tuần đầu tiên đón em bé chào đời, các ông bố thường có cảm giác lạc lõng vì không kết nối được với con. Nhưng có tin vui cho bố đây: em bé sẽ có cảm giác gắn kết tương đương với cả bố và mẹ. 

Sau đây là một số cách để bố kết nối với em bé ngay từ giây phút đầu tiên đón con chào đời. 
 

 

Tiếp xúc da kề da sau sinh

Tiếp xúc da kề da là gì? 

Phương pháp da kề da (hay còn gọi là phương pháp Kangaroo) là phương pháp đặt bé không mặc quần áo nằm trên ngực trần hoặc bụng trần của bố/mẹ. Bụng và chân của bé được áp sát người bố/mẹ, đầu bé nghiêng một bên áp sát người bố/mẹ.  

Da kề da có tác dụng gì? 

Tiếp xúc da kề da sau sinh với cả bố và mẹ là cực kỳ quan trọng và mang đến những lợi ích kỳ diệu cho bé sơ sinh.

Điều này giúp bé cảm thấy an toàn, điều hòa thân nhiệt, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, ổn định chỉ số đường huyết và tăng cường giải phóng hóc-môn oxytocin (một loại hóc-môn mang đến cảm giác hạnh phúc).

Ngoài ra, da kề da cho trẻ sinh non cũng mang lại những điều kỳ diệu. Trẻ sinh non cần được tiếp xúc da kề da sớm để ổn định thân nhiệt, ổn định hô hấp, bú mẹ tốt và phát triển nhanh hơn. 

Khoảnh khắc gắn kết diệu kỳ giữa bố và con yêu

Da kề da sau sinh mổ có được không?

Sinh mổ có được da kề da? Có nên cho trẻ sơ sinh nằm trên bụng mẹ sau khi sinh mổ? Trong trường hợp sức khỏe của mẹ và bé đều ổn định thì có thể tiếp xúc da kề da sau sinh.

Còn nếu mẹ vừa sinh mổ mà có các yếu tố nguy cơ như cao huyết áp, đái tháo đường, nhiễm trùng, gây mê, bệnh lý nội khoa, băng huyết sau sinh… thì không thể áp dụng phương pháp da kề da vì mẹ không thể ôm con trước ngực, trước bụng được. 

Nhưng mẹ đừng lo, bé có thể tiếp xúc da kề da với bố mà. Bố sẽ thay mẹ mang đến cái ôm yêu thương cho con, cảm nhận từng hơi thở và nhịp tim của thiên thần nhỏ. Bố sẽ cảm nhận được sự gắn kết kỳ diệu mà chỉ ai trải qua mới có thể hiểu, vỡ òa xúc động!

Nếu mẹ chưa tiếp xúc da kề da được với bé thì bố giúp mẹ được

Các bước da kề da

Để ôm em bé vào lòng và tiếp xúc da kề da, bố cần ngồi trên chiếc ghế êm, quấn tã cho bé, đặt bé sát với ngực mình và đắp một chiếc chăn mỏng ở ngoài để bé không bị lạnh.

Tư thế da kề da phải thật sự thoải mái để bố có thể cảm nhận được niềm hạnh phúc khi ôm thiên thần bé bỏng trong vòng tay.

Tắm cùng bé

Tắm cùng bố giúp tối ưu lợi ích của hoạt động da kề da, thêm vào đó bé cũng được trải nghiệm cảm giác mới lạ ở dưới nước.

Tương tự như khi tư thế da kề da ngồi trên ghế, bố nằm trong bồn tắm với mực nước vừa phải, nhiệt độ bằng với nhiệt độ cơ thể và ôm bé an toàn trong vòng tay.

Xin chia sẻ với bố bí quyết để đảm bảo an toàn: khi tắm cùng bé, bố cần có một người lớn nữa ở gần đó để đỡ bé sau khi tắm xong, tránh xảy ra tai nạn trơn trượt. 

Địu bé

Địu bé trước ngực hoặc địu bé sau lưng với một chiếc địu vải hoặc dụng cụ khác là một cách tuyệt vời để em bé và bố gắn kết với nhau. Em bé thích được địu vì có cảm giác được ở gần ba mẹ và được di chuyển đến nhiều nơi. 

Bố đã biết cách địu bé sơ sinh chưa nhỉ? Bật mí cho bố bí mật nhé! Bố cần đảm bảo em bé tựa vững vào bố, có thể đặt bé quay mặt về phía trước hoặc quay mặt vào ngực bố.

Tuy nhiên, bố nhớ là không để cho mặt bé bị che kín bởi vải địu hay bất cứ vật gì khác nhé! Như thế bé sẽ khó thở lắm! 

Bé thích quá bố ơi!

Và thêm lưu ý về cách chọn địu nhé: hãy chọn những loại địu có nếp gấp, mở thuận tiện, dễ thao tác. Ưu tiên những loại có đai đỡ cổ để đầu và cổ của em có điểm tựa. 

Em bé có thể cảm nhận được tiếng bước chân, nhịp tim, hơi thở và mùi hương của bố đó nhé! Thêm nữa, trong lúc địu bé, bố có thể tranh thủ giúp mẹ làm việc nhà hoặc tương tác với bé. Ông bố đảm được dịp tỏa sáng rồi! 

Và sẽ hơi thiếu sót nếu bố chưa biết đến khóa học POH Easy (0-1 tuổi) giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng/ đêm. Trên cả trách nhiệm, đó là cách bố thể hiện sự quan tâm săn sóc đến gia đình nhỏ của mình. 

Tận dụng thời gian nghỉ chế độ thai sản

Với chế độ thai sản, người lao động được phép nghỉ 12 tuần không lương. Tuy nhiên, điều này cũng gây nên không ít khó khăn.

Nhiều gia đình phải đối mặt với rủi ro tài chính vì cả bố và mẹ đều nghỉ ở nhà để chăm bé, từ đó nguồn thu nhập bị ảnh hưởng. Nhưng nếu có thể xin nghỉ thì đây chính là một trong những cách tốt nhất để dành thời gian chất lượng cho con yêu. 

Thời gian nghỉ phép giúp bố gắn kết hơn với gia đình nhỏ!

Xây dựng một nghi thức đặc biệt

Ngay cả khi không được nghỉ phép theo chế độ thai sản thì bố vẫn có thể dành thời gian chất lượng bên con mỗi ngày. Một trong những cách dễ nhất để làm điều này là xây dựng một nghi thức gắn kết dành riêng cho bố và con.

Ví dụ, bố sẽ ôm ấp và hát một bài hát đặc biệt cho con nghe mỗi sáng hoặc mỗi tối, hoặc chơi cùng con trước giờ ăn tối. Điều quan trọng là bố cần duy trì các hoạt động mỗi ngày và đúng giờ. Như vậy, em bé sẽ dễ làm quen hơn. 
 

 

Trò chuyện với bé

Trò chuyện với trẻ sơ sinh không chỉ giúp bé cảm thấy gắn kết với bố, mà đây còn là nền tảng để bé phát triển ngôn ngữ từ sớm. Bố có thể đọc sách, hát cho bé nghe, phản hồi lại tiếng em bé trò chuyện với mình, hoặc kể cho bé nghe về việc mình đang làm.

Em bé chưa thể hiểu được bố đang nói gì với mình, nhưng không sao cả. Điều quan trọng là em bé nghe được giọng bố và cảm nhận được sự ấm áp, yêu thương. Chỉ cần biết cách tương tác với trẻ sơ sinh thì bố sẽ không cảm thấy lạc lõng và cô đơn nữa đâu.

Nghiên cứu chỉ ra rằng thời gian gắn kết với con không quan trọng bằng chất lượng mỗi phút giây bố dành cho con. Bố không cần phải nghỉ làm chỉ để cố dành thật nhiều thời gian bên con.

Chỉ cần một khoảng thời gian ngắn tương tác ý nghĩa cũng đủ để tạo ra mối liên kết kỳ diệu rồi. Hãy cố gắng tương tác mỗi ngày với con và tương tác thật chất lượng bố nhé!

Nguồn: Babysparks 

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo