Chuyện ngủ và những giấc mơ của mẹ bầu trong thai kỳ

đăng bởi

 

Vấn đề về giấc ngủ không chỉ thu hút sự quan tâm của mẹ bầu mà còn khiến nhiều ông bố lo lắng không biết phải làm sao khi vợ yêu của mình mắc một số vấn đề liên quan. 

Giấc ngủ trong thai kỳ của mẹ bầu được coi là vô cùng quan trọng vì một giấc ngủ tốt sẽ giúp mẹ có năng lượng và sức đề kháng tốt hơn để con yêu khỏe mạnh.

Giấc ngủ trong thai kỳ là rất quan trọng để mẹ khỏe, con phát triển tốt.

Tuy nhiên thực tế, mẹ bầu thường gặp phải một số vấn đề như mất ngủ, hiện tượng chuột rút chân, hiện tượng mẹ mơ thấy các giấc mơ lạ… Vậy cơ sở để lý giải những điều này là gì? Những điều cần biết khi mang thai, cùng chế độ ăn ngủ cho bà bầu thế nào cho hợp lý?

Hôm nay, POH mong muốn mang đến cho các mẹ thật nhiều kiến thức bổ ích về giấc ngủ cùng những lời khuyên giúp mẹ cải thiện nhằm mục đích có những giấc ngủ trong thai kỳ tốt hơn! 

 

 

Giấc ngủ trong thai kỳ 

Phần lớn, mẹ bầu thường gặp vấn đề về giấc ngủ trong thai kỳ. Có 80% trong số các mẹ bầu được hỏi gặp vấn đề về rối loạn giấc ngủ trong lúc có em bé. Hiện tượng thường gặp nhất chính là mất ngủ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần của mẹ mà còn khiến sức khỏe của mẹ và bé bị ảnh hưởng.

Những lưu ý cơ bản để có một giấc ngủ ngon khi mang thai

Tại sao mẹ bầu khi mang thai thường khó ngủ?

Một điều làm đảo lộn cuộc sống của mẹ bầu có thể nói chính là tình trạng khó ngủ. Thông thường, khi mẹ có em bé, hiện tượng khó ngủ, thậm chí mất ngủ có thể diễn ra thường xuyên. 

Một vài triệu chứng xuất hiện trong thai kỳ khiến bà bầu ngủ muộn hoặc bà bầu ngủ không sâu giấc như: mẹ có cảm giác buồn nôn, khó thở, triệu chứng chuột rút chân, cảm giác mỏi và đau nhức người, mẹ lo lắng và hồi hộp khi có em bé…

Thậm chí, vào giai đoạn cuối của thai kỳ, khi em bé lớn và bụng bầu mẹ ngày càng to, em bé sẽ đạp nhiều hơn làm mẹ khó ngủ ngon giấc…  


Mẹ bầu khi mang thai khó ngủ.

Làm thế nào để mẹ bầu có giấc ngủ ngon?

Có một giấc ngủ ngon và sâu là khao khát của bất kỳ mẹ bầu và ông bố nào. Việc mẹ mất ngủ khiến bố lo lắng rất nhiều, đôi khi vì vậy mà bố cũng không ngủ được. 

Cải thiện giấc ngủ trong thai kỳ là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số cách mẹ có thể làm không chỉ là cách chữa mất ngủ cho bà bầu 3 tháng đầu mà mẹ có thể chú ý áp dụng trong cả thai kỳ:

  • Tập thể dục có thể khiến mẹ ngủ ngon giấc hơn: Mẹ có thể lựa chọn một số bộ môn với sự vận động nhẹ nhàng như Yoga, đi bộ… Điều này sẽ tốt cho cơ thể và giảm thiểu tình trạng chuột rút chân ban đêm giúp mẹ ngủ ngon hơn.
  • Giảm thiểu những nỗi lo lắng khi mang em bé: Đặc biệt đối với những mẹ lần đầu mang thai, những nỗi lo lắng, bồn chồn và cả niềm vui khiến mẹ hồi hộp và thật sự giấc ngủ đến với mẹ thật khó khăn phải không?

Bố hãy lắng nghe những tâm sự của mẹ, chia sẻ và đưa ra lời khuyên phù hợp giúp trấn an tinh thần và tâm trạng của mẹ. Và các mẹ hãy vững tin rằng mang thai và sinh em bé chưa bao giờ là hành trình đơn độc cả, còn có bố và con luôn bên mẹ! 



Mẹ bầu có thể tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để có một giấc ngủ sâu hơn.

  • Thư giãn trước khi ngủ: một số mẹ dùng cách thư giãn như một thói quen yêu thích trước giấc ngủ. Đó có thể là đọc một cuốn sách về lĩnh vực đam mê của mẹ, uống nước ấm, nghe bản nhạc nhẹ nhàng… 
  • Từ bỏ thói quen sử dụng điện thoại trên giường và trước khi đi ngủ: Việc mẹ dùng điện thoại trước khi đi ngủ sẽ làm chứng mất ngủ nghiêm trọng hơn. 

POH mời mẹ đọc thêm bài viết để hiểu kỹ hơn về vấn đề này “Những lưu ý cơ bản để có một giấc ngủ ngon khi mang thai

Mất ngủ khi mang thai thì phải làm thế nào?

Một nghiên cứu chỉ ra rằng 75% phụ nữ được hỏi đều trả lời rằng chất lượng giấc ngủ của mẹ bị kém hơn bình thường trong thời gian mẹ mang thai. 

Một số bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu cảm thấy vô cùng lo lắng về tình trạng của mình. Điều này thật tệ khi cảm giác lo lắng kéo dài và khiến tình trạng mang thai mất ngủ triền miên kéo dài hơn.



Mất ngủ thường gặp khi mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu và cuối của chu kỳ

Vậy mẹ có thể làm gì?

Điều đầu tiên mẹ cần chú ý là việc mất ngủ trong thai kỳ là hiện tượng khá phổ biến và tâm trạng lo lắng của mẹ chỉ càng làm điều này tồi tệ hơn mà thôi.

Lúc này, mẹ cần trấn an tinh thần và hiểu rằng “mất ngủ khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi” là một quan niệm sai lầm. Ngược lại, mẹ có thể bị mệt mỏi do mất ngủ nhưng em bé sẽ không chịu ảnh hưởng từ việc này.

Tuy nhiên bố nào cũng mong muốn “mẹ khỏe con vui” phải không nhỉ? 

Mới mang thai có bị mất ngủ không? Phần lớn các mẹ sẽ gặp hiện tượng mất ngủ ngay từ những ngày đầu của thai kỳ. Một số mẹ bầu vẫn có giấc ngủ ngon, nhưng điều này có vẻ hiếm hơn. 

Thời gian mẹ mất ngủ thường là 3 tháng đầu và cuối của giai đoạn mang thai. Bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa trong thai kỳ thường ít gặp phải hơn.

Còn nhiều lời khuyên dành cho các mẹ, mời mẹ đọc thêm bài viết “ Mất ngủ khi mang thai thì phải làm thế nào?” . 

Mẹo cho bà bầu bị chuột rút về đêm 

Mẹ bầu thường hay bị chuột rút chân về đêm là hiện tượng hay gặp, trung bình cứ 3 mẹ được hỏi thì có 1 mẹ nói về cảm giác khó chịu của hiện tượng  này và chúng ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ của mẹ.

Chuột rút bắp chân ban đêm bà bầu thường gặp nhất là vào khoảng thời gian của tam cá nguyệt thứ ba. 



Mẹ bầu thường bị chuột rút khi mang thai 3 tháng cuối

Có một vài nguyên nhân các mẹ cần biết để giải thích về hiện tượng “Chuột rút ở chân khi mang thai”:

  • Mẹ bầu mang thai em bé tạo nên áp lực lớn hơn bình thường lên các cơ bắp.
  • Khi mẹ nằm ngửa, trọng lượng của em bé tạo nên một áp lực lên tĩnh mạch ở chân. 
  • Các hoocmon do mẹ tiết ra khi mang em bé có thể ảnh hưởng đến các cơ ở chân.

Chính vì những điều này, mẹ mang thai bị chuột rút ở chân nhiều hơn và thậm chí còn gây ra nhiều phiền toái cho mẹ. 

Mẹ bầu bị chuột rút là thiếu chất gì?

Thực ra như đã nói ở trên, phần lớn các nguyên nhân giải thích cho hiện tượng này là do trọng lượng của em bé ngày càng lớn đặc biệt là ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ có thể thử dụng một số sản phẩm bổ sung magie hoặc vitamin B.

Chúng có thể giúp ngăn ngừa hiện tượng chuột rút chân vào ban đêm.

Nếu mẹ quan tâm đến các vấn đề như mẹ bầu có thể làm gì để giảm hiện tượng chuột rút ở chân hay bị chuột rút khi mang thai có nguy hiểm không, mời mẹ đọc thêm bài viết “Mẹo cho bà bầu bị chuột rút về đêm” của POH nhé!

Bà bầu có được uống thuốc ngủ không? 

Nhiều mẹ bầu quá lo lắng về tình trạng mất ngủ của mình cũng như cảm thấy suy nhược cơ thể trầm trọng. Mẹ có ý định dùng thuốc ngủ nhưng lại lo lắng không biết thuốc ngủ có ảnh hưởng đến thai kỳ không cũng như bà bầu uống gì để ngủ ngon hơn… 

Có nhiều mẹ sử dụng thuốc ngủ nhằm cải thiện tình trạng bà bầu mất ngủ về đêm, có thể mẹ sẽ ngủ ngon hơn. Nhưng thực tế lời khuyên tốt nhất là các mẹ không nên sử dụng thuốc ngủ.



Đi bộ ban ngày có thể giúp mẹ bầu cải thiện giấc ngủ?

Hiện nay, có nhiều dạng thuốc ngủ được cho là thuốc ngủ an toàn cho bà bầu hay các loại thuốc ngủ nhẹ không gây ảnh hưởng. Nhưng thực ra chúng ta chưa chắc chắn về những điều này. 

Cũng như chưa biết rõ những loại thuốc này có an toàn cho mẹ và bé trong thai kỳ hay không vì thành phần thuốc ngủ hoàn toàn có khả năng chứa những chất gây ảnh hưởng cho em bé và mẹ bầu.

Một số biện pháp tự nhiên mẹ chú ý thực hiện để cải thiện giấc ngủ như tắm nước ấm trước khi ngủ, tập Yoga, đi bộ ban ngày, thư giãn trước khi đi ngủ… 

Để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của thuốc ngủ đối với thai kỳ cũng như tìm hiểu những mẹo giúp mẹ bầu ngủ ngon, mời mẹ tìm hiểu thêm qua bài viết “Bà bầu có được uống thuốc ngủ không?” của POH nhé!

Bà bầu buồn nôn về đêm và cách giải quyết

Mẹ bầu bị nghén trong thai kỳ là hiện tượng vô cùng phổ biến phải không các mẹ? Mẹ có thể nghén trong buổi sáng, buổi chiều, buổi tối nhưng việc nghén về đêm thì thật tồi tệ?

Nó không chỉ làm mẹ khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mẹ, thậm chí mẹ phải thức hàng giờ vì sự phiền toái này.



Một số mẹ có hiện tượng buồn nôn vào ban đêm khiến mẹ khó có thể ngủ ngon được

Thời gian 9 tuần đầu của thai kỳ các mẹ thường có dấu hiệu buồn nôn và nôn nhiều hơn trong thai kỳ. Các mẹ bị ốm nghén vào chiều tối cũng được cho là tốt hơn là xảy ra vào ban đêm vì lúc này ốm nghén không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ.

Dưới đây là một số lời khuyên dành cho các mẹ để giảm thiểu hiện tượng “bà bầu buồn nôn về đêm”:

  • Một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ có thể làm dạ dày mẹ bầu đỡ trống rỗng và giảm hiện tượng buồn nôn. Mẹ nên ăn ngũ cốc với sữa hoặc một cốc sinh tố…
  • Để sẵn các loại bánh quy ở đầu giường để mẹ có thể ăn mỗi khi có cảm giác buồn nôn. Mẹ nên lựa chọn các loại bánh quy gừng vì gừng có tác dụng giảm buồn nôn rất tốt đó.

Một số mẹ cho rằng buồn nôn nhiều là dấu hiệu ốm nghén bé trai. Hiện nay chưa có cơ sở nào để khẳng định điều này mà chỉ là những kinh nghiệm truyền tai nhau của nhiều mẹ. Do đó, để biết chính xác các mẹ nên đi siêu âm nhé! 

Vấn đề này sẽ được POH đề cập kỹ hơn ở bài viết sau, mời mẹ đọc thêm bài viết này nhé “Bà bầu buồn nôn về đêm và cách giải quyết”

Vấn đề về giấc ngủ: Hội chứng chân không yên trong thời gian mang thai 

Nếu lần đầu bạn làm mẹ hay mang thai lần đầu, bạn thực sự lạ lẫm với hiện tượng này. Nhưng bạn không phải là người duy nhất mắc phải, vì có đến 16% phụ nữ mang thai gặp hiện tượng “hội chứng chân không nghỉ ở bà bầu” (hội chứng RLS)  trong giai đoạn thai kỳ của mình.



Mẹ bầu bứt rứt chân tay khi mang thai là biểu hiện của hội chứng chân không yên

Dấu hiệu cơ bản nhất của hiện tượng này là mẹ không thể ngăn chân mình di chuyển để làm giảm cảm giác ngứa ngáy hoặc nóng rát.

Vậy cách chữa hội chứng chân không yên là gì?

  • Hiện nay các loại thuốc điều trị hội chứng chân không yên không được khuyến cáo dùng trong khi mẹ bầu mang thai.
  • Mẹ nên giảm hoặc hạn chế sử dụng đồ uống có cafein - chất có thể làm tăng các triệu chứng của RLS.
  • Mẹ nằm trên giường đọc sách hoặc xem tivi có thể làm điều này tồi tệ hơn, do đó hãy lên giường khi mẹ muốn đi ngủ.

Còn các vấn đề như nguyên nhân cho hội chứng chân không yên hay các mẹo chữa bệnh chân không yên… có thể sẽ thu hút sự quan tâm của mẹ. Mời mẹ đọc thêm bài viết “Vấn đề về giấc ngủ: Hội chứng chân không yên trong thời gian mang thai

Chứng ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ của bà bầu

Với một số người, hiện tượng ngáy nhiều khi ngủ hay ngủ ngáy sẽ khiến chúng ta có cảm giác ái ngại. Nếu bạn có một đứa bạn cùng phòng ngủ ngáy, điều bạn mong muốn nhất là “hãy đi chữa ngủ ngáy ngay đi!” 

Và điều tồi tệ đã xảy ra, khi bạn mang thai bạn thấy mình ngáy lần đầu tiên. Ôi trời! Với bạn thật sự tồi tệ và lo lắng, rồi hàng loạt câu hỏi tự đặt ra trong đầu “Liệu chồng có chịu nổi hay không?”, “làm cách nào để chữa ngáy khi bầu”... 

Ngáy nhiều khi ngủ thường gặp phải trong tam cá nguyệt thứ ba.

Mẹ bầu gặp trường hợp này đầu tiên phải thật bình tĩnh và hiểu rằng hiện tượng này không chỉ xảy ra ở mình mẹ đâu. 

Thời gian thường gặp phải là trong tam cá nguyệt thứ ba. Tuy nhiên có một tin vui cho mẹ, khi mẹ sinh em bé, hiện tượng này hoàn toàn có khả năng cao sẽ chấm dứt.

Cùng với hiện tượng ngủ ngáy là chứng ngưng thở khi ngủ của mẹ bầu.

Ngưng thở khi ngủ có nguy hiểm không?

Câu trả lời là có, ngưng thở khi ngủ có thể làm hiện tượng mất ngủ của mẹ bầu trở nên tồi tệ hơn, bên cạnh đó khả năng cung cấp oxy bị hạn chế và hoàn toàn có khả năng làm nguy hiểm cho mẹ và bé. Ngưng thở khi ngủ còn được biết đến với tên gọi là chứng tắc nghẽn đường thở khi ngủ. 

Chứng tắc nghẽn đường thở khi ngủ có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé, vậy phải làm thế nào để khắc phục chứng ngưng thở khi ngủ cho mẹ bầu?

Phần lớn mẹ cần sự tư vấn và giúp đỡ của các bác sĩ để nhận được những chỉ dẫn hữu ích nhất.

Một số biện pháp là mẹ thay đổi lối sống hàng ngày như tập thể dục nhẹ, đi bộ, tránh nằm ngửa khi ngủ. 

Còn nhiều vấn đề khác xoay quanh chủ đề này, POH mời mẹ đọc thêm bài viết “Chứng ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ của bà bầu”

Giấc ngủ của mẹ bầu 3 tháng đầu 

Những khó khăn khi mang thai 3 tháng đầu của mẹ là việc phải chuyển sang chế độ dinh dưỡng của bà bầu, sự thay đổi về cân nặng rồi các dấu hiệu ốm nghén và buồn nôn… 

Thậm chí các mẹ còn gặp phải tình trạng bà bầu bị mất ngủ 3 tháng đầu hay các tình huống về chứng ngưng thở… Đây được coi là những khó khăn mẹ phải trải qua trong để chờ đợi ngày đón bé yêu của mình.

Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu có nên ngủ nhiều?

Bên cạnh đó, nhiều khi mẹ thấy loay hoay và trở mình hàng đêm để có một tư thế ngủ thoải mái nhất có thể. Và đôi khi điều này thật khó khăn khi em bé bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ, em bé càng lớn, trọng lượng càng tăng và mẹ càng chịu nhiều áp lực hơn.

Nhưng trong thâm tâm, đôi khi khó khăn, lo lắng, mẹ vẫn luôn tự nhủ “đó là niềm hạnh phúc của một người mẹ”.

Khi mang em bé, bố hãy luôn thường xuyên động viên và giúp mẹ mạnh mẽ vượt qua những khó khăn này nhé!

Tư thế nằm cho bà bầu trong 3 tháng đầu 

Tư thế nằm ngủ tốt cho mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu chính là nằm nghiêng về bên trái. Với tư thế này, gan sẽ chịu áp lực ít hơn, bào thai sẽ phát triển ổn định hơn nhờ vào việc được cung cấp đủ lượng dinh dưỡng và oxy cần thiết.

Một số mẹ thắc mắc “bầu 3 tháng đầu nằm nghiêng bên phải được không”, thực ra tư thế nằm nghiêng bên trái cho mẹ được coi là lý tưởng nhất.

Nhưng cả đêm mẹ không thể chỉ nằm ngủ trong mãi một tư thế, mẹ có thể mỏi và khó chịu. Lúc này mẹ nên đổi sang nghiêng bên phải hoặc nằm ngửa. Với tư thế nằm ngửa, mẹ có thể kê thêm chăn và gối cho phù hợp để mẹ thoải mái nhất.

Còn nhiều điều cần chú ý về “Giấc ngủ của mẹ bầu 3 tháng đầu”, các thông tin hữu ích đã được POH cập nhật ở bài viết này. Mẹ hãy bấm vào để tìm thêm các kiến thức cần thiết nhé!

Giấc ngủ của mẹ bầu 3 tháng giữa

Trong tam cá nguyệt đầu, có thể mẹ không được ngủ ngon nhưng đừng lo lắng,  điều này hoàn toàn có khả năng cao được cải thiện khi mẹ mang thai bước đến giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2.

Một số hiện tượng mẹ bầu vẫn có thể gặp phải trong 3 tháng giữa thai kỳ như mất ngủ, chuột rút chân. Tuy nhiên mẹ đừng quá lo lắng vì hiện tượng mất ngủ ở giai đoạn này không phải là điều quá hiếm gặp. 



 Nằm nghiêng được coi là tư thế ngủ tốt cho bà bầu. 

Giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ chào đón những niềm vui của những ông bố, bà mẹ khi họ cảm nhận được phản ứng của em bé với việc đạp chân lên bụng mẹ.

Mẹ còn nhớ cảm giác đó thế nào chứ? Thật hạnh phúc biết bao, điều đó làm mẹ mong muốn mang thai thêm lần thứ 2 rồi lần thứ 3 phải không?

Làm thế nào để mẹ có được một giấc ngủ tốt hơn trong 3 tháng giữa thai kỳ?

Với một chế độ ăn ít và thường xuyên hơn hoàn toàn giúp mẹ thoải mái hơn. Bên cạnh đó, mẹ nhớ bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày của mẹ bầu nhé! 

Nằm nghiêng vẫn được coi là tư thế ngủ của bà bầu 3 tháng giữa tốt nhất! Cũng giống như 3 tháng đầu, mẹ nằm nghiêng giúp chất dinh dưỡng đến nhau thai và máu lưu thông tốt hơn.

Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể chuyển sang việc nằm ngửa khi mang thai 3 tháng giữa để cơ thể đỡ mỏi khi chỉ nằm nguyên một trạng thái nằm nghiêng. Bố hãy chú ý đến việc sử dụng các gối ôm, gối kê để mẹ thoải mái hơn nhé.

Mời bố mẹ tìm hiểu thêm các thông tin liên quan trong bài viết “Giấc ngủ của mẹ bầu 3 tháng giữa”

Giấc ngủ của mẹ bầu 3 tháng cuối 

Vậy là em bé của mẹ đã ngày càng đến gần ngày chào đời rồi! Mẹ càng lúc càng hồi hộp và vui mừng hơn.

3 tháng cuối đánh dấu với những thay đổi lớn về cân nặng của mẹ khi bụng bầu đã rất to. Một số mẹ ngày càng mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối nhiều hơn. Vậy lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối ở đây là gì? Mẹ cùng tìm hiểu với POH nhé!

Có nhiều lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối

Giấc ngủ cho mẹ bầu 3 tháng cuối gặp vấn đề lớn khi bụng mẹ đã quá to để mẹ có thể ngủ ngon lành thoải mái. 

Nằm nghiêng sang bên trái với chiếc gối ngủ để ôm vẫn được coi là tư thế ngủ tốt cho bà bầu 3 tháng cuối. Song thực tế nhiều mẹ vẫn có cảm giác khó chịu. Với trường hợp này, bố có thể tìm một chiếc ghế tựa để giúp mẹ có một tư thế ngủ thoải mái hơn nhé! 

Một số mẹ còn gặp phải hiện tượng đầy bụng khi mang thai 3 tháng cuối. Nguyên nhân chính là do thay đổi về nồng độ hormone của mẹ bầu, làm quá trình tiêu hóa thức ăn ở mẹ bị ảnh hưởng. 

Vậy biện pháp cho tình trạng này là gì?

POH mời mẹ tìm hiểu thêm qua bài viết “Giấc ngủ của mẹ bầu 3 tháng cuối”. Ngoài ra, các mẹ đã từng biết đến thai giáo có thể tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này và áp dụng “thai giáo 3 tháng cuối” để mọi thứ tốt hơn nhé! 

Mẹo giúp bà bầu ngủ ngon suốt thai kỳ 

Nếu bạn đang có ý định sinh em bé và tìm hiểu các thông tin cần thiết thì khi đọc đến đây, cảm giác chung nhất chính là “sợ”. Bạn sợ mất ngủ, sợ tăng cân, sợ ngủ ngáy, sợ đau khi sinh em bé… cùng hàng trăm thứ sợ khác.

Vậy thực tế mọi thứ có đáng sợ như cảm giác bạn đang có hay không?

Hãy cùng hỏi những bà mẹ để biết chính xác hơn. Tất cả các bà mẹ được hỏi đều cho rằng “mang thai” là một trải nghiệm khó quên nhất cuộc đời. Có vẻ ông trời đã “cưng chiều” phụ nữ hơn khi không ban đặc ân này cho phái mạnh.

Vậy hành động thông minh chính là cùng POH đối diện với những khó khăn này, đồng hành trong hành trình cùng bé yêu chào đời.


Cùng POH tìm hiểu những mẹo giúp mẹ ngủ ngon trong thai kỳ nhé!

Như mẹ đã biết, bà bầu ngủ không sâu giấc không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn khiến mẹ mệt mỏi. Vậy làm thế nào để bà bầu ngủ ngon?

Đầu tiên mẹ cần chú ý đến tư thế nằm, ngủ nghiêng về bên trái được coi là tư thế nằm dễ chịu cho bà bầu. Bên cạnh đó, việc kết hợp với gối ôm, gối kê sẽ có tác dụng nhiều hơn khiến mẹ ngủ sâu giấc và không trở mình nhiều lần.

Bên cạnh đó, mẹ chú ý đến việc tập thể dục, ăn nhẹ trước lúc ngủ, tăng cường các chất dinh dưỡng và thực phẩm lành mạnh trong chế độ ăn.

Đây cũng được coi là cách chữa đau đầu mất ngủ cho bà bầu mà không gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến em bé. 

Ngoài ra còn nhiều biện pháp và chú ý mẹ cần biết, POH mời mẹ tìm hiểu thêm qua bài viết “Mẹo giúp bà bầu ngủ ngon suốt thai kỳ”.

 

Giấc mơ trong thai kỳ

Có bầu ngủ hay nằm mơ là điều thường gặp. Tình trạng này phản ánh nhiều điều, có thể do mẹ đã quá lo lắng khiến giấc ngủ chập chờn không trọn vẹn hay mẹ đang hồi hộp, suy nghĩ nhiều ngày để tìm cái tên đẹp nhất cho con hay vui mừng mong sớm được ôm bé yêu vào lòng. 

Liệu còn nguyên nhân nào khác nhau và giấc mơ trong thai kỳ có gì đặc biệt. POH sẽ bật mí ngay phía sau đây.

Giải mã bí ẩn đằng sau những giấc mơ kỳ lạ của bà bầu

Tại sao giấc mơ của mẹ bầu thay đổi? Tại sao giấc mơ mẹ bầu lại kỳ lạ đến vậy? là câu hỏi nhiều mẹ mong muốn có một cơ sở khoa học để giải thích chúng. 

Nhiều mẹ nói về những giấc mơ báo hiệu có thai, giấc mơ bà bầu nằm mơ thấy rùa hay nằm mơ thấy nước lũ… Chúng thường xuất hiện trong giấc ngủ của mẹ.

Đầu tiên mẹ cần hiểu mẹ không phải là người duy nhất gặp phải tình trạng này đâu.


Giải mã giấc mơ bà bầu nằm mơ thấy sinh con trai.

Lý do nào cho sự thay đổi của những giấc mơ? Liệu những  giấc mơ của mẹ có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? 

Cho dù bà bầu nằm mơ thấy sinh con trai hay bà bầu nằm mơ thấy nước lũ… Chúng đều là những giấc mơ kỳ lạ. Điều mà trước đây mẹ chưa hề trải qua?

Khi mang bầu, sự thay đổi nhiều mà mẹ ảnh hưởng là những suy nghĩ và cảm xúc về việc có em bé. Đó có thể là sự lo lắng, sự vui mừng, sự hồi hộp…

Thông thường cảm giác lo lắng là nhiều nhất. Và giấc mơ chính là cách mà bộ não giúp mẹ “đối phó” với các cảm xúc mẹ gặp phải. Bộ não muốn ghi lại những trải nghiệm và suy nghĩ giúp mẹ.

Có một giải thuyết về hiện tượng mơ ngủ nhiều hơn khi mang thai. Khi mẹ mang bầu, có nhiều yếu tố làm gián đoạn giấc ngủ của mẹ, khiến giấc mơ cũng gián đoạn theo. Điều đó làm mẹ nhớ về những giấc mơ nhiều hơn.

Mẹ có thể nhớ rõ ràng, hình dung sống động. Cũng chính điều này làm mẹ nghĩ rằng khi có em bé mẹ mơ ngủ nhiều hơn. 

Còn nhiều điều thú vị đến từ những giấc mơ của mẹ, mời mẹ đọc thêm bài viết “ Giải mã bí ẩn đằng sau những giấc mơ kỳ lạ của bà bầu” 

Giải mã giấc mơ mang thai: Tam cá nguyệt đầu tiên?

Như đã biết, ốm nghén và hiện tượng bà bầu bị mất ngủ dễ gặp phải trong giai đoạn thai kỳ của mẹ. Và 3 tháng đầu cũng không ngoại lệ. 

Ốm nghén và bà bầu bị mất ngủ là hiện tượng phổ biến trong thai kỳ. 

Mẹ biết rằng khi có em bé, mẹ gặp phải những giấc mơ kỳ lạ và chúng vô cùng sống động. Vậy những giấc mơ khi bắt đầu mang thai sẽ như thế nào?

Chúng có thể là các giấc mơ về những đứa trẻ trưởng thành, giấc mơ mẹ lái xe đi qua các tòa nhà cao tầng hay thậm chí là việc mẹ một mình ở giữa đại dương. Có những giấc mơ đẹp và những điều được cho là vô cùng đáng sợ.

Mẹ cần làm gì? Mẹ có thể đem chuyện này kể với bố để chia sẻ và hỏi về giấc mơ của bố, chia sẻ với bác sĩ của mình để nhận các lời khuyên hữu ích.

Ý tưởng về một nhật ký giấc mơ bà bầu khi mang thai là không tồi phải không? Nhiều người sẽ thực sự thú vị về những trải nghiệm của mẹ đó! 

Còn nhiều điều bí ẩn về những giấc mơ khi mẹ mang thai trong 3 tháng đầu, mẹ đọc thêm bài viết “Giải mã giấc mơ mang thai: Tam cá nguyệt đầu tiên” để hiểu hơn nhé. 

Giải mã giấc mơ mang thai: Tam cá nguyệt thứ hai

Những giấc mơ mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ hai thường là gì?

Ở giai đoạn này, giấc mơ xuất hiện phần nhiều liên quan đến động vật, đó có thể là con mèo, chú chó con, gà con vô cùng đáng yêu. Các nhà nghiên cứu chỉ ra đây là cách để tâm trí mẹ chuẩn bị cho việc sinh con và nuôi em bé.

Động vật thường xuất hiện khá nhiều trong giấc mơ của mẹ. 

Đôi khi mẹ lo lắng không hiểu tại sao lại xuất hiện những giấc mơ kỳ lạ như việc mẹ quan hệ khi mang thai. Đây là điều bình thường nên mẹ không nên lo lắng quá nhiều. Một lý giải khoa học cho rằng giai đoạn này thường có nhu cầu về ham muốn cao hơn. 

Trong tam cá nguyệt thứ mẹ mang thai nằm mơ thấy bé gái cũng được cho là điều bình thường. 

Bài viết “Giải mã giấc mơ mang thai: Tam cá nguyệt thứ hai” có thể sẽ cần thiết cho mẹ. Chúc mẹ đọc bài viết vui vẻ. 

Giải mã giấc mơ mang thai: Tam cá nguyệt thứ ba

Nỗi lo lắng xem lẫn niềm vui, hồi hộp và cả những dòng suy tư không hồi kết tiếp tục khiến mẹ có những giấc mơ kỳ lạ sống động. 

Trong giai đoạn 3 tháng cuối là lúc em bé gần đến ngày chào đời, bố mẹ phân vân không biết đặt tên gì cho con. Điều này làm trong giấc mơ xuất hiện những ý nghĩa tên con thật sinh động.



Bà bầu mơ thấy sinh con trai.

Ngoài ra, các mẹ đang có bầu nằm mơ sinh em bé sẽ thường xuất hiện ở khoảng thời gian này. Có thể mẹ đã quá mong đến ngày em bé ra đời.

Những điều bí ẩn cũng một số lời giải thích giải mã cho giấc mơ của mẹ bầu sẽ được đề cập chi tiết hơn ở bài viết “Giải mã giấc mơ mang thai: Tam cá nguyệt thứ ba” 

Đọc thêm: Giải mã giấc mơ mang thai: Những tuần cuối cùng của thai kỳ

Giải mã giấc mơ của những ông bố tương lai 

Không chỉ riêng mẹ, bố cũng có những giấc mơ thật kỳ lạ. Ngoài ra, bố có thể mơ về gia đình hạnh phúc, bình yên, bố mơ thấy thai nhi bé bỏng trong bụng mẹ và mơ về ngày em bé chào đời… 

Phần lớn các giấc mơ này cũng đến từ cảm giác và suy nghĩ của bố. Đó có thể là cảm xúc lần đầu tiên trong đời được làm bố.

Nhiều ông bố nói về giấc mơ tình dục nhiều hơn. Tại sao lại vậy?

Chúng xuất hiện nhiều nhất vào khoảng thời gian đầu trong thai kỳ của mẹ. Lý do rõ ràng nhất cho điều này được hiểu là nhu cầu của bố ít được đáp ứng hơn khi mẹ mang bầu. Thông thường sang các thời gian tiếp theo trong thai kỳ, bố sẽ ít mơ về những điều này hơn. 

Còn nhiều điều thú vị đến từ những giấc mơ của bố, cùng giải mã chúng qua bài viết “Giải mã giấc mơ của những ông bố tương lai” 

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ nên thực hành thai giáo cho con để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm khác biệt trong chương trình của POH là tính cá nhân hóa sâu sắc và chi tiết theo “NGÀY HÔM NAY” của bé. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. 

Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu trong thời gian ngắn nhất.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết. 

Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti