Vấn đề về giấc ngủ: Hội chứng chân không yên ở bà bầu

đăng bởi

 

Hội chứng chân không yên là gì?

Nếu cảm thấy không thể ngăn chân mình di chuyển để làm giảm cảm giác ngứa ngáy hoặc nóng rát, có thể mẹ bầu đã mắc hội chứng chân không yên (restless legs syndrome), còn có tên gọi khác là hội chứng chân không nghỉ.

Bạn không phải là người duy nhất mắc chứng này. Nghiên cứu cho thấy hơn 16% phụ nữ mang thai mắc phải.

Mẹ bầu buồn chân không ngủ được, biểu hiện của hội chứng chân không yên

Các triệu chứng thường xuất hiện khi mẹ bầu nghỉ ngơi, đặc biệt là ngay trước khi ngủ hoặc khi ngồi yên trong thời gian dài, chẳng hạn như khi xem phim hoặc trong một chuyến đi xe dài.

Có thể mẹ quan tâm: Chuột rút khi mang thai - Hướng dẫn mẹ bầu xử lý đúng cách

Thường các triệu chứng bệnh chân không yên sẽ xuất hiện ở chân dưới, nhưng một số mẹ bầu cũng cảm thấy ở bàn chân, đùi, cánh tay hoặc bàn tay.

Di chuyển chân có thể làm dịu đi cảm giác khó chịu tức thời nhưng một khi mẹ bầu ngừng di chuyển, những cảm giác kia sẽ lại quay trở lại.

Không cần phải nói, điều này sẽ khiến cho mẹ bầu không thoải mái và bực bội, đặc biệt là lúc đang cố để ngủ. Nếu hội chứng này khiến cho mẹ bầu mất ngủ thường xuyên, mẹ bầu có thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi nghiêm trọng.

Thật may là hội chứng này chỉ xuất hiện trong thời gian mang thai. Triệu chứng sẽ xuất hiện mạnh mẽ nhất khi mẹ bầu đang mang thai tháng thứ 7 hoặc 8 và biến mất ngay khi mẹ bầu sinh em bé hoặc trong vòng 1 tháng sau đó.

 

 

Nguyên nhân gây ra hội chứng chân không yên ở bà bầu

Các nghiên cứu vẫn đang được tiến hành nhưng chưa có nguyên nhân nào được xác định. Hội chứng này ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai, ngoài ra hội chứng chân không yên ở trẻ, đàn ông, và cả phụ nữ không mang thai cũng rất phổ biến.

Đối với những người đã gặp phải RLS, tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ hơn khi mang thai.

Thiếu sắt, thiếu folate, thay đổi nội tiết tố (tăng estrogen) và thay đổi tuần hoàn có thể là những nguyên nhân khiến cho các mẹ bầu mắc phải hội chứng này.

Mẹo chữa bệnh chân không yên ở bà bầu

Những điều cần tránh

  • Hầu hết các loại thuốc được sử dụng để điều trị RLS không được khuyến cáo dùng trong khi mang thai.
  • Quinine (được tìm thấy trong nước tăng lực) đôi khi được sử dụng để làm giảm các triệu chứng RLS, nhưng đừng dùng nó khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Độ an toàn của chất này đối với phụ nữ mang thai chưa được kiểm chứng.
  • Ngay cả một lượng nhỏ caffeine cũng có thể làm cho các triệu chứng RLS trở nên tồi tệ hơn. Nếu mẹ bầu mắc phải hội chứng này, có thể thử loại bỏ hết cafein trong chế độ ăn.

Mẹ bầu cần tránh nằm quá lâu có thể khiến bệnh nặng hơn

  • Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng histamine trong thuốc chữa cảm lạnh và dị ứng, làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn đối với một số người.
  • Nằm trên giường đọc sách hoặc xem tivi trước khi đi ngủ có thể khiến mọi thứ tồi tệ hơn. Nằm càng lâu, RLS càng có nhiều khả năng xảy ra. Thay vào đó, chỉ lên giường khi thực sự sẵn sàng đi ngủ.

Những điều nên làm

  • Hỏi bác sĩ về việc thử các chất bổ sung như sắt, magie, vitamin B12 hoặc folate.
  • Một số mẹ bầu thấy duỗi chân, mát-xa, sử dụng túi chườm nóng hoặc lạnh, tắm nước ấm hoặc thực hành các kỹ thuật thư giãn rất hữu ích

 

 

Nguồn: Babycenter

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti