Chuẩn bị trước khi mang thai bạn cần biết những gì?

đăng bởi

Mang thai là thiên chức thiêng liêng mà tạo hóa ban tặng cho người phụ nữ và cũng là một hành trình vô cùng hạnh phúc nhưng cũng rất vất vả của mẹ để đón một thiên thần nhỏ chào đời.

Và để trải qua giai đoạn mang thai một cách thuận lợi nhất, việc chuẩn bị trước khi mang thai là vô cùng quan trọng.

Bố mẹ nên tìm đọc các cẩm nang cho người chuẩn bị mang thai để có sự chuẩn bị tốt nhất về tinh thần, thể chất và các vấn đề cần lưu ý khác. Không chỉ mẹ mà cả bố cũng cần có sự chuẩn bị về cả kiến thức, sức khỏe và tinh thần nữa đấy.

Mẹ và con rất cần sự đồng hành và yêu thương của bố - trụ cột của gia đình mình đấy!

Vậy những điều cần biết khi chuẩn bị mang thai là gì, bố mẹ cần làm thế nào để thụ thai thuận lợi và nuôi dưỡng thai nhi tốt nhất? Mời bố mẹ cùng POH tìm hiểu trong bài viết sau.

Bạn chuẩn bị cho việc mang thai như thế nào?

Khi nào cơ thể sẵn sàng mang thai?

Điều đầu tiên bố mẹ cần chuẩn bị trước khi mang thai chắc chắn là sức khỏe của mình. Ngay khi quyết định sẽ mang thai, bố mẹ nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân, thiết lập một chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng lành mạnh để sẵn sàng cho giai đoạn thụ thai sắp tới.

Trong đó việc xây dựng thực đơn dinh dưỡng chắc hẳn là vấn đề khiến mẹ bối rối.

Thực đơn chuẩn bị mang thai dành cho bố mẹ nên cân bằng và đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều đường và bố mẹ nên mua thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thực phẩm sạch để đảm bảo an toàn và sức khỏe.

Duy trì lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp tăng khả năng thụ thai của mẹ

Đối với những mẹ có niêm mạc mỏng, thực đơn chuẩn bị mang thai hàng ngày của mẹ nên bổ sung thêm các loại thực phẩm tốt cho tử cung như bơ, sầu riêng, sữa đậu nành,...

Chỉ số khối cơ thể (BMI) cũng là một vấn đề ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của mẹ. BMI sẽ cho biết cơ thể mẹ đang bình thường, quá gầy hay quá béo.

Chỉ số BMI lí tưởng cho việc thụ thai là từ 19 đến 25. Mẹ có thể tự tính BMI của mình tại nhà theo công thức sau:

BMI = Cân nặng/Chiều cao^2

(Trong đó cân nặng tính theo đơn vị kg, chiều cao tính theo đơn vị m)

Thông tin đầy đủ về những việc cần làm trước khi mang thai được POH gửi đến bố mẹ trong bài viết Khi nào cơ thể sẵn sàng mang thai?, mời bố mẹ cùng tìm hiểu nhé!

 

Làm thế nào để cả vợ và chồng sẵn sàng cho em bé?

Dinh dưỡng trước khi mang thai là yếu tố quan trọng cải thiện sức khỏe và khả năng thụ thai của mẹ. Các chuyên gia khuyên mẹ nên chú trọng bổ sung đủ các chất axit folic, canxi, sắt và vitamin D bên cạnh thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.

Mẹ cũng có thể uống vitamin tổng hợp trước khi mang thai để bổ sung vitamin một cách đầy đủ nhất.

Trong đó, vitamin các mẹ thường được bác sĩ khuyến cáo nên bổ sung đủ liều lượng trước khi mang thai là axit folic, đây là một loại vitamin nhóm B rất quan trọng trong việc ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh của con.

Mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu axit folic trước và trong thai kì

Mẹ cũng có thể bắt đầu tập thể dục tốt cho thụ thai càng sớm càng tốt. Đối với các mẹ có cân nặng bình thường, việc tập thể dục sẽ giúp cơ bắp và các khớp xương dẻo dai hơn, giúp mẹ hạn chế tình trạng đau mỏi cơ, chuột rút khi mang thai.

Đối với các mẹ hơi thừa cân, việc tập thể dục còn giúp mẹ giảm bớt cân nặng và dễ thụ thai hơn.

Để tăng khả năng thụ thai, ngoài việc chú ý bổ sung dinh dưỡng và tập thể dụng đúng cách, việc giữ tinh thần thoải mái cũng rất quan trọng. Bố nên quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ mẹ các công việc hàng ngày và thường xuyên đưa mẹ đi dạo để mẹ luôn vui vẻ, hạnh phúc nhé.

Mời mẹ tìm hiểu thêm tại bài viết Làm thế nào để cả vợ và chồng sẵn sàng cho em bé?

Làm sao để sinh con trai hay con gái theo ý mình?

Có rất nhiều kinh nghiệm để mang thai con trai, con gái theo ý muốn thường được các bố mẹ truyền tai nhau. Nhưng các chuyên gia đã chứng minh, tỉ lệ mang thai con trai và con gái là ngang bằng nhau.

Tuy nhiên vẫn có bí quyết sinh con trai theo khoa học mà bố mẹ có thể áp dụng.

Việc thụ thai con trai là do tinh trùng Y của bố quyết định, mà tinh trùng Y có đặc tính di chuyển nhanh nhưng lại chết nhanh hơn vì thế mẹ sẽ có khả năng mang thai cao hơn nếu bố mẹ quan hệ vào ngày rụng trứng.

Tương tự cách sinh con gái theo khoa học cũng như vậy, tinh trùng X của bố sẽ quyết định giới tính nữ của con, có đặc tính di chuyển chậm và sống lâu.

Nếu đang muốn có một nàng công chúa trong nhà, bố mẹ có thể quan hệ liên tục từ khi sạch kinh đến cách ngày rụng trứng 2 ngày.

Giới tính của con được quyết định bởi tinh trùng X và tinh trùng Y của bố

Mẹ cũng có thể thử áp dụng mẹo sinh con gái chính xác theo dân gian bằng cách điều chỉnh chế độ ăn nhạt hơn, tạo môi trường âm đạo có tính axit và quan hệ theo các tư thế thâm nhập nông.

Nhiều người mách nhỏ bí quyết sinh con trai cho nhau bằng cách nhờ người đã từng có con trai trải đệm ngủ hộ hay bố mẹ canh quan hệ vào đúng 2h đêm ngày rụng trứng. Tất cả các bí quyết này chỉ mang tính chất tham khảo, bố mẹ không nên quá lạm dụng nhé.

Mời bố mẹ đọc thêm bài viết Làm sao để sinh con trai hay con gái theo ý mình? để biết thêm về cách tăng khả năng sinh con trai hoặc con gái nhé!

Khám sức khỏe trước mang thai gồm những gì?

Cặp vợ chồng nào cũng cần kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai để phát hiện các bất thường về nhiễm sắc thể, yếu tố Rh trong máu và các loại vắc xin cần bổ sung để đảm bảo con yêu được sinh ra thuận lợi và khỏe mạnh nhất.

Vậy khám tổng quát trước khi mang thai gồm những gì? Cả hai vợ chồng sẽ được khám tổng quát sức khỏe và khả năng sinh sản, xét nghiệm nhiễm sắc thể và thực hiện một số xét nghiệm máu, nước tiểu,...

Các cặp vợ chồng nên đi khám tiền hôn nhân để đánh giá khả năng sinh sản và phát hiện các dấu hiệu bất thường của mình

Nếu muốn xét nghiệm trước khi mang bầu, mẹ nên đi khám vào buổi sáng và nhịn ăn sáng để có kết quả chính xác nhất.

Dựa vào kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ về việc tiêm các loại vắc xin phòng tránh các bệnh nguy hiểm dễ mắc phải khi mang thai như sởi, quai bị, rubella, cúm, thủy đậu,...

Để tìm hiểu kĩ hơn về các bước khi đi khám sức khỏe trước khi mang thai, mời bố mẹ đọc thêm trong bài viết Khám sức khỏe trước khi mang thai gồm những gì?

Cần thay đổi lối sống để chuẩn bị mang thai như thế nào?

Việc chuẩn bị trước khi mang thai lần đầu cần có sự đồng lòng và quyết tâm lớn của cả bố và mẹ.

Có thêm một thành viên nhỏ bé trong nhà chắc hẳn sẽ vô cùng hạnh phúc nhưng đi kèm với điều đó sẽ là rất nhiều rắc rối, mâu thuẫn và bất đồng quan điểm cần giải quyết một cách khéo léo.

Trước khi mang thai cần làm gì trước tiên?

Đó chính là việc bố mẹ cần nói chuyện nghiêm túc với nhau về vấn đề này, thời điểm mang thai hợp lý chưa, gánh nặng tài chính sẽ được xử lý như thế nào, vai trò của từng người trong việc chăm sóc và nuôi dạy con,...

Và tiếp theo là điều chỉnh lối sống và chế độ ăn lành mạnh để chuẩn bị cho việc thụ thai.

Các cặp vợ chồng nên trò chuyện và thống nhất quan điểm trước khi có con

Vậy mẹ cần ăn gì dễ thụ thai? Có một số thực phẩm được chứng minh là chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho buồng trứng và tử cung mẹ có thể tăng cường bổ sung như trà lá mâm xôi, bơ, sữa đậu nành,...

Mẹ cũng có thể hỏi thêm bác sĩ về việc sử dụng các loại thực phẩm chức năng để bổ sung trước khi mang thai.

Lối sống của bố mẹ cũng là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến việc thụ thai, mời bố mẹ tìm hiểu về điều này trong bài viết Cần thay đổi lối sống để chuẩn bị mang thai như thế nào? nhé!

Khi nào nên ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai để chuẩn bị mang thai?

Nếu đang sử dụng các biện pháp tránh thai để kế hoạch hóa gia đình và bây giờ bố mẹ lại quyết định sẽ có em bé trong thời gian tới thì bố mẹ nên nắm bắt được thời điểm an toàn để bắt đầu quan hệ mà không sử dụng biện pháp.

Tùy vào biện pháp tránh thai mà thời gian nên ngừng sử dụng để cơ thể lấy lại sự cân bằng, sẵn sàng cho việc thụ thai là khác nhau.

Bao cao su là biện pháp an toàn được bố mẹ sử dụng nhiều nhất. Đối với bao cao su, bố mẹ không cần thiết phải nghỉ ngơi bất cứ ngày nào mà có thể quan hệ để thụ thai ngay.

Nếu sử dụng thuốc tránh thai kết hợp, mẹ nên ngừng uống thuốc vài tháng trước khi mang thai để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho thai nhi.

Bao cao su là biện pháp tránh thai an toàn được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Miếng dán tránh thaique cấy tránh thai cũng tương tự như vậy vì đây là các biện pháp làm thay đổi nội tiết tố của mẹ.

Sau khi đã ngừng sử dụng các biện pháp này vài tháng, mẹ nên đi khám một lần nữa để chắc chắn rằng tử cung của mẹ đã sẵn sàng để đón em bé làm tổ.

Đối với vòng tránh thai, chỉ cần mẹ đến bệnh viện để bác sĩ lấy ra khỏi cơ thể là có thể bắt đầu thụ thai trở lại được. Tuy nhiên nếu việc sử dụng vòng tránh thai khiến mẹ bị viêm nhiễm phụ khoa thì mẹ nên chữa trị dứt điểm trước khi thụ thai.

Khi sử dụng màng ngăn âm đạo, mẹ sẽ thường phải sử dụng chất diệt tinh trùng để đảm bảo khả năng tránh thai tốt nhất.

Vì thế nếu muốn thụ thai trở lại, bố mẹ nên đợi một thời gian để chất diệt tinh trùng hết tác dụng và nên đi khám phụ khoa trước khi mang thai để có kết quả chắc chắn nhất.

Mời bố mẹ tìm hiểu thông tin cụ thể hơn về từng biện pháp  tại bài viết Khi nào nên ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai để chuẩn bị mang thai?

Mang thai ở độ tuổi 20

Độ tuổi của mẹ là yếu tố quan trọng quyết định khả năng thụ thai và sức khỏe của thai nhi bên cạnh các yếu tố khác như sức khỏe, di truyền, dinh dưỡng và lối sống.

Mẹ đã biết mang thai ở độ tuổi nào là tốt nhất chưa? Giai đoạn từ 20-29 tuổi đã được các nhà khoa học chứng minh là độ tuổi lí tưởng nhất để sinh con, nếu có thể mẹ nên sinh cả hai con trong độ tuổi này.

Nếu muốn sinh con ở tuổi 20, mẹ cần xem xét kĩ về vấn đề tài chính và khả năng chăm sóc con.

Đa phần phụ nữ trong độ tuổi 20 còn đang đi học hoặc chưa có nghề nghiệp với thu nhập và có rất ít kinh nghiệm chăm sóc em bé. Có con trong độ tuổi này sẽ tạo nên gánh nặng rất lớn cho hai vợ chồng và cả hai bên gia đình.

Mẹ cần cân nhắc kĩ về tài chính nếu muốn có con ở tuổi 20

Mẹ nên sinh con ở tuổi 26 nếu hai vợ chồng đã ổn định về vấn đề tài chính và tìm hiểu kĩ về việc chăm sóc, nuôi dạy con. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các bé được sinh ra khi mẹ ở trong độ tuổi 20 sẽ có sức khỏe tốt hơn so với em bé được sinh ra khi mẹ nhiều tuổi hơn.

Nhiều mẹ chọn sinh con ở tuổi 28 để chuẩn bị tài chính, tâm lý và kĩ năng làm mẹ tốt nhất. Nhưng nếu đã thử có con khoảng 1 năm mà chưa thành công, bố mẹ nên đi khám sức khỏe sinh sản để tìm hiểu lý do và có biện pháp chữa trị sớm nhất.

Việc nên mang thai ở độ tuổi nào là tùy thuộc vào sự lựa chọn của từng gia đình và dù mang thai ở độ tuổi nào, mẹ cũng nên có lối sống lành mạnh, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và đi khám thai định kì theo đúng lịch.

Ngoài ra, mẹ nên làm theo mọi chỉ dẫn bác sĩ yêu cầu chứ đừng nên chủ quan khi thấy mình có sức khỏe tốt hay cho rằng mình đã tìm hiểu kĩ càng về các kiến thức khi mang thai.

Mời mẹ đọc thêm về ưu, nhược điểm khi mang thai trong độ tuổi 20 tại bài viết Mang thai ở độ tuổi 20 của POH nhé!

Mang thai ở độ tuổi 30

Độ tuổi mang thai của phụ nữ có thể kéo dài đến giai đoạn tiền mãn kinh. Tuy nhiên việc mang thai trong giai đoạn tiền mãn kinh rất nguy hiểm cho cả mẹ và con, các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ không nên mang thai ở giai đoạn này.

Khả năng sinh con của phụ nữ sẽ giảm dần theo độ tuổi. Phụ nữ dưới 35 tuổi vẫn được coi là độ tuổi lý tưởng để sinh con, nhưng trên 35 tuổi, cơ hội sẽ giảm dần và có nhiều nguy cơ cần lưu ý hơn.

Khả năng mang thai của phụ nữ sẽ giảm dần theo độ tuổi, mẹ nên mang thai và sinh con trước 35 tuổi để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con

Phụ nữ 30 tuổi sinh con sẽ dễ dàng hơn nhiều so với phụ nữ sinh con ở độ tuổi 36. Vì thế nếu mẹ đang bước sang tuổi 30, mẹ nên lên kế hoạch mang bầu càng sớm càng tốt.

Nếu sinh con đầu lòng sau 30 tuổi, cơ thể mẹ sẽ cần nhiều thời gian để phục hồi hơn. Vì thế nếu mẹ muốn sinh con thứ hai ngay sau đó, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để quyết định thời gian mang thai an toàn nhất.

Mời mẹ đọc thêm về ưu, nhược điểm khi mang thai trong độ tuổi 30 tại bài viết Mang thai ở độ tuổi 30.

Mang thai ở độ tuổi 40

Nếu mẹ đang chuẩn bị mang thai ở tuổi 40, mẹ cần chuẩn bị tâm lý thật tốt vì việc mang thai ở tuổi này sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ dị tật cho con và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ.

Vậy làm thế nào để có thai ở tuổi 40 một cách an toàn nhất? Chắc chắn việc chăm sóc sức khỏe của mẹ là việc làm quan trọng nhất và phải đặt lên hàng đầu.

Mẹ cũng nên thụ thai càng sớm càng tốt để hạn chế thấp nhất nguy cơ dị tật ở thai nhi, bố mẹ có thể thực hiện các phương pháp thụ tinh nhân tạo vì ở độ tuổi này của mẹ, tỉ lệ thụ thai tự nhiên là rất thấp.

Phụ nữ vẫn có cơ hội có thai sau tuổi 40

Cũng giống như 40 tuổi, việc phụ nữ 42 tuổi có nên sinh con không phụ thuộc vào sự lựa chọn của bố mẹ.

Nếu bố mẹ đã tìm hiểu kĩ về tất cả các rủi ro và vẫn khao khát có thêm một em bé trong gia đình, bố mẹ vẫn có thể quyết định thụ thai và sinh con ở độ tuổi này nếu mẹ chưa hết giai đoạn mãn kinh.

Mời bố mẹ tìm hiểu thêm về những nguy cơ dễ gặp phải và ưu điểm của việc mang thai ở tuổi 40 trong bài việc Mang thai ở độ tuổi 40.

Bài tập cho phụ nữ chuẩn bị mang thai và trong thai kỳ

Các bài tập thể dục tăng khả năng thụ thai được các cặp vợ chồng quan tâm tìm hiểu rất nhiều. Phụ nữ nên tập các bài thể dục này càng sớm càng tốt trước khi thụ thai và nên tập cùng chồng để có hiệu quả tốt nhất.

Tập các bài tập thể dục chuẩn bị mang thai sẽ giúp cơ bắp và xương khớp của mẹ dẻo dai hơn để giảm bớt tình trạng căng cứng cơ, đau mỏi lưng, khớp xương trong thai kì. Ngoài ra việc tập thể dục còn giúp tim và phổi của mẹ hoạt động tốt hơn.

Tập yoga đúng cách mang lại rất nhiều lợi ích cho mẹ và thai nhi

Mẹ cũng có thể tập yoga thay vì tập thể dục như bình thường. Việc tập yoga nên được hướng dẫn bởi các giáo viên có kinh nghiệm, mẹ có thể đăng kí các lớp học dành cho mẹ chuẩn bị mang thai và có thể duy trì tập yoga cho đến ngày lâm bồn.

Không chỉ tập thể dục cho cơ thể, mẹ cũng nên tập kegel để giúp cơ sàn chậu vững chắc hơn.

Động tác này tương tự như động tác nhịn tiểu của mẹ và có thể tập mọi lúc mọi nơi. Bài tập này sẽ giúp hạn chế tình trạng tiểu són khi mẹ mang thai và giúp ích rất nhiều trong quá trình chuyển dạ nếu mẹ muốn sinh thường.

Mẹ tìm hiểu thêm về các bài tập thể dục cũng như lợi ích của việc tập thể dục trong bài viết Bài tập cho phụ nữ chuẩn bị mang thai và trong thai kỳ nhé!

Chế độ dinh dưỡng, cân nặng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như thế nào?

Phụ nữ ăn gì để dễ thụ thai?

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như khả năng thụ thai của cả đàn ông và phụ nữ.

Cả hai vợ chồng có thể bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho thụ thai vào thực đơn hàng ngày của gia đình ngay từ khi quyết định sẽ thụ thai trong thời gian tới.

Trước khi tìm hiểu phụ nữ ăn gì để dễ thụ thai nhất, bố mẹ cần hiểu rõ về việc bổ sung các thực phẩm tốt cho việc thụ thai không có nghĩa là ăn nhiều, ăn liên tục và ăn thay tất cả các thực phẩm bình thường mà chỉ là ăn thêm vào hoặc thay thế các thực phẩm tương tự trong thực đơn mà thôi.

Thực phẩm giàu vitamin E hỗ trợ rất tốt cho quá trình thụ thai của mẹ

Ví dụ như biết ăn cà rốt dễ thụ thai, có gia đình thay tất cả các loại rau củ trong thực đơn bằng cà rốt và còn chăm chỉ uống nước ép cà rốt.

Việc làm này không những không có lợi mà còn có thể gây hại cho cơ thể vì phải dung nạp quá nhiều beta-carotene và thiếu các chất dinh dưỡng có trong các loại rau củ khác.

Như vậy, bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm tốt cho khả năng thụ thai, bố mẹ còn cần lưu ý đảm bảo chế độ ăn cân bằng, đa dạng các loại thực phẩm khác nhau.

Vậy vợ ăn gì để dễ thụ thai? Các mẹ có thể bổ sung thêm các loại rau quả tươi ngon, đậu, sữa, cá chứa dầu và một số thực phẩm giàu sắt vào thực đơn hàng ngày.

Về việc uống gì để dễ thụ thai, mẹ nên tránh xa tất cả các loại đồ uống có cồn, chất kích thích và caffein, những loại nước ép, nước ngọt có đường cũng không nên được sử dụng quá thường xuyên.

Tốt nhất mẹ nên uống nước lọc và các loại nước ép nguyên chất để đảm bảo sức khỏe trước và trong khi mang thai.

Thông tin chi tiết về chế độ ăn uống để mẹ dễ thụ thai được POH gửi đến mẹ qua bài viết Phụ nữ ăn gì để dễ thụ thai?, mời mẹ tìm hiểu nhé!

Đàn ông ăn gì để dễ thụ thai?

Đàn ông ăn gì để sinh con trai là có lẽ câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của các gia đình đang mong có con trai vì giới tính của con được quyết định bởi tinh trùng của cha.

Theo kinh nghiệm dân gian, việc bổ sung kẽm và các thực phẩm giàu kẽm như thịt đỏ, hải sản có vỏ,... sẽ làm tăng số lượng và chất lượng tinh trùng Y của bố.

Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều kẽm sẽ giúp bố tăng chất lượng tinh trùng

Bên cạnh đó, việc đàn ông ăn gì để nhanh có con là vấn đề chung của các cặp vợ chồng đang mong con.

Để nhanh có con, bên cạnh việc giữ gìn lối sống lạnh mạnh thì việc bổ sung chất dinh dưỡng tốt cho tinh trùng cũng là việc làm rất quan trọng. Một chế độ ăn lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng là những điều bố cần để nâng cao chất lượng tinh trùng của mình.

Mời bố mẹ đọc thêm bài viết Đàn ông ăn gì để dễ thụ thai? để tìm hiểu xem chế độ ăn như thế nào là chế độ lành mạnh và đủ dinh dưỡng cho bố nhé!

Thói quen uống café ảnh hưởng thế nào đến khả năng sinh sản?

Chuẩn bị mang thai có nên uống café hay không được rất nhiều chị em quan tâm, đặc biệt là chị em làm việc văn phòng thường có thói quen uống nhiều cafe khi làm việc.

Nhiều người cho rằng việc uống cafe nhiều có ảnh hưởng đến việc thụ thai bằng các phương pháp thụ tinh nhân tạo. Vì thế nếu đang muốn thực hiện các phương pháp này, mẹ nên kiêng cafe hoàn toàn.

Mẹ nên hạn chế uống cafe cả trước, trong khi mang thai và khi nuôi con sữa mẹ

Vậy liệu uống cafe nhiều có bị vô sinh không? Hiện nay chưa có nghiên cứu chính xác về vấn đề này nhưng qua khảo sát của các nhà khoa học, tỉ lệ vô sinh ở những người uống nhiều cafe cao hơn những người uống một lượng nhỏ hoặc không uống cafe.

Điều này cũng tương tự với khả năng thụ thai, người không uống cafe thường dễ thụ thai hơn những người có thói quen uống cafe hàng ngày.

Còn việc uống cafe và mang thai đã được chứng minh là không có lợi cho thai nhi. Các chất caffein có trong cafe sẽ khiến thai nhi bị rối loạn nhịp tim và giấc ngủ .

Thậm chí việc dung nạp quá nhiều caffein còn khiến mẹ dễ sảy thai hoặc con sinh ra nhẹ cân hơn bình thường.

Mời mẹ đọc thêm bài viết Thói quen uống café ảnh hưởng thế nào đến khả năng sinh sản? để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Thừa cân có ảnh hưởng đến khả năng mang thai?

Tình trạng béo phì ảnh hưởng đến mang thai cũng như làm giảm khả năng thụ thai của phụ nữ. Một người được coi là béo phì nếu chỉ số khối cơ thể (BMI) của họ trên 30 và coi là thừa cân nếu chỉ số BMI lớn hơn 25.

Tại sao người béo khó mang thai? Nguyên nhân là do việc thừa cân sẽ làm ảnh hưởng đến lượng hormone trong cơ thể bạn và ảnh hưởng không tốt đến việc rụng trứng.

Ngoài ra, thừa cân còn có thể là biểu hiện của một số bệnh ảnh hưởng đến khả năng thụ thai như buồng trứng đa nang,...

Cân nặng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng thụ thai, mẹ thừa cân sẽ khó thụ thai hơn người có thân hình cân đối

Vì thế việc giảm cân trước khi mang thai là cần thiết với phụ nữ có chỉ số BMI trên 25. Không chỉ giúp tăng khả năng thụ thai, việc giảm cân còn giúp phụ nữ giảm được nguy cơ gặp nguy hiểm khi chuyển dạ và giúp mẹ nhanh chóng lấy lại dáng sau sinh hơn.

Mời mẹ đọc thêm về vấn đề thừa cân tại bài viết Thừa cân có ảnh hưởng đến khả năng mang thai?

Thiếu cân có ảnh hưởng đến khả năng mang thai?

Dấu hiệu khó có thai thường thấy ở các phụ nữ quá gầy hoặc quá béo khi chị em có chu kì kinh nguyệt không đều, quá dài hoặc quá ngắn.

Nguyên nhân khó thụ thai là do cân nặng ảnh hưởng đến lượng hormone sinh sản có trong cơ thể. Vì thế các chuyên gia khuyến cáo chị em nên đạt chỉ số khối BMI cân đối trong khoảng 19 đến 25 để việc thụ thai đạt hiệu quả cao nhất.

Con sẽ có nguy cơ nhẹ cân, sinh non nếu cơ thể mẹ quá gầy

Mẹ nên tăng cân trước khi mang thai nếu chỉ số khối cơ thể dưới 18,5. Việc điều chỉnh cân nặng hợp lý sẽ giúp mẹ có thêm sức khỏe, ổn định hormone và có sức khỏe để chăm sóc con sau này.

Các em bé được sinh ra từ người mẹ có thân hình cân đối cũng ít có nguy cơ nhẹ cân và sinh non hơn em bé có mẹ quá gầy.

Mời mẹ tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết Thiếu cân có ảnh hưởng đến khả năng mang thai?

Tình trạng sức khỏe cần xem xét trước khi có thai

Bị hen suyễn cần chú ý gì trước khi có thai?

Để biết bị hen suyễn có nên mang thai hay không, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ thật kĩ vì tình trạng hen của mỗi người là khác nhau.

Khi mang bầu, mẹ bị hen suyễn sẽ phải cẩn trọng hơn người khác rất nhiều, những cơn hen không kiểm soát có thể làm thai nhi không nhận đủ lượng oxy cần thiết dẫn đến một số vấn đề sức khỏe.

Mẹ bị hen suyễn vẫn có thể mang thai nhưng cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe

Mẹ cấn nhớ mang theo thuốc xịt hen cho bà bầu mọi lúc mọi nơi vì không biết cơn hen sẽ bất ngờ tái phát vào lúc nào.

Mẹ cũng nên tâm sự về tình trạng hen suyễn của mình với các đồng nghiệp, bạn bè xung quanh để mọi người biết cách hỗ trợ mẹ khi cần thiết.

Mời mẹ tìm hiểu thêm một số lưu ý trong bài viết Bị hen suyễn cần chú ý gì trước khi có thai?

Mắc bệnh tiểu đường cần chuẩn bị trước khi mang thai như thế nào?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu của mẹ bầu cao hơn mức bình thường, hay gặp phải ở cuối tam cá nguyệt thứ 2.

Nguyên nhân là do sự rối loạn hormone ảnh hưởng đến việc sản xuất insulin ở tụy, những mẹ ăn nhiều đồ ngọt và có tiền sử tiểu đường sẽ dễ mắc tiểu đường thai kì hơn những người khác.

Nếu bị tiểu đường type 2 hoặc type 1 và đang muốn mang thai, chị em nên hỏi ý kiến bác sĩ thật kĩ về lượng đường trong máu hiện tại của mình có an toàn cho hai mẹ con hay không, nếu không thì cần kiểm soát như thế nào.

Việc này sẽ giúp bạn hạn chế thấp nhất các nguy cơ mà tiểu đường có thể gây ra cho sức khỏe của cả bạn và con trong thai kỳ.

Mẹ bầu cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên để phát hiện sớm tiểu đường thai kỳ

Có lẽ việc tiểu đường kiêng ăn gì thì ai mắc bệnh tiểu đường cũng đã biết rồi, nhưng đối với mẹ bầu bị tiểu đường thì chế độ ăn uống cần phải chú ý hơn nhiều.

Mẹ không nên ăn các đồ ăn, đồ uống chứa nhiều đường, không ăn quá nhiều tinh bột, không ăn hoa quả quá ngọt, không uống đồ uống có cồn và nên thường xuyên tập thể dục nâng cao sức khỏe.

Thông tin chi tiết về vấn đề này được POH gửi đến mẹ trong bài viết Mắc bệnh tiểu đường cần chuẩn bị trước khi mang thai như thế nào?, mời mẹ tìm hiểu nhé!

Suy tuyến giáp có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai?

Bị suy giáp có nên mang thai hay không còn tùy thuộc vào mức độ suy tuyến giáp của các chị em. Nếu bị suy tuyến giáp nhẹ, bạn sẽ được tiêm bổ sung hormone mà tuyến giáp không sản xuất đủ trước khi mang thai và cả trong thai kì.

Nếu mức độ suy tuyến giáp nặng hơn, bạn có thể sẽ cần các biện pháp điều trị khác.

Nhiều mẹ mắc bệnh tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản vẫn có thể mang thai và sinh con an toàn nếu được theo dõi và điều trị đúng cách, vì vậy mẹ nên tuyệt đối tuân thủ lời khuyên của bác sĩ và nhớ đi khám định kì đúng hẹn.

Mẹ bầu nên thăm khám tuyến giáp thường xuyên

Vậy mổ tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản hay không? Câu trả lời là không, sau khi mổ cắt tuyến giáp, người bệnh sẽ được kê đơn thuốc hormone tuyến giáp thay thế và uống mỗi ngày nên vẫn duy trì được hormone cần thiết trong cơ thể.

Nếu mang thai, liều thuốc này có thể cần thay đổi, vì thế mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể nhất.

Mời mẹ đọc thêm tại bài viết Suy tuyến giáp có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của POH nhé!

Cường tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản?

Ngược lại với bệnh suy tuyến giáp đã nhắc đến ở trên, cường tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá nhiều và sản sinh nhiều hormone hơn nhu cầu của cơ thể, điều này ảnh hưởng đến sự rụng trứng và chu kì kinh nguyệt ở phụ nữ.

Bị cường giáp có gây vô sinh không? Để trả lời câu hỏi này, mẹ cần đến bệnh viện làm các xét nghiệm để xác định tình trạng bệnh của mình nặng hay nhẹ.

Nhiều phụ nữ mắc bệnh cường giáp bị rối loạn chu kì kinh nguyệt hoặc thậm chí mất kinh nguyệt dẫn tới vô sinh.

Bệnh này cũng làm tăng nguy cơ sẩy thai và một số biến chứng nguy hiểm trong thai kì. Vì vậy nhiều chị em lựa chọn chữa bệnh bằng cách cắt tuyến giáp.

Phì đại tuyến giáp (bướu cổ) là biểu hiện thường gặp ở người cường tuyến giáp

Những ảnh hưởng sau khi cắt tuyến giáp là điều chị em nên cân nhắc kĩ. Sau khi cắt tuyến giáp, cơ thể sẽ bị suy giáp và thường xuyên phải uống hormone bổ sung theo đúng liều lượng.

Bên cạnh đó, cắt tuyến giáp còn có thể làm thay đổi giọng nói và có một số biến chứng khác.

Bệnh cường giáp có thai được không và cần làm gì để có thể mang thai khi bị bệnh cường giáp là thông tin trong bài viết Cường giáp có ảnh hưởng đến sinh sản?, mời mẹ tìm hiểu thêm.

Bị hpv có sinh con được không?

HPV là tên của một nhóm virus và được phân loại thành HPV nguy cơ thấp và HPV nguy cơ cao. Trong đó virus HPV16 và HPV18 được chứng minh là nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.

Nguyên nhân nhiễm virus HPV thường do quan hệ tình dục không an toàn. Thông thường, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động và loại bỏ virus HPV, tuy nhiên đối với các virus HPV nguy cơ cao thì không phải lúc nào cũng có thể được loại bỏ dễ dàng.

Mẹ bị nhiễm HPV vẫn có thể thụ thai và sinh con bình thường nếu phát hiện, điều trị kịp thời

Vậy bị nhiễm HPV có chữa được không? Nếu được phát hiện sớm thì các bệnh do virus HPV gây ra hoàn toàn có thể chữa trị được bằng cách đốt hoặc cắt phần tế bào bị lây nhiễm.

Người bị nhiễm virus HPV có mang thai được không? Câu trả lời là có. Các nhà khoa học đã chứng minh việc mẹ nhiễm virus HPV ảnh hưởng rất ít đến thai kì và sức khỏe của bé. Tuy nhiên nếu bị nhiễm HPV nguy cơ cao, mẹ nên điều trị dứt điểm trước khi thụ thai.

Mời mẹ tìm hiểu thêm thông tin về HPV trong bài viết Bị HPV có sinh con được không của POH nhé!

Mời ba mẹ tham khảo thêm bài viết hữu ích trên POH :

Khi nào có thể thử thai và xét nghiệm mang thai?

Tại sao chậm kinh nhưng thử thai không có

 

 

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ nên thực hành thai giáo cho con để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online - Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm khác biệt trong chương trình của POH là tính cá nhân hóa sâu sắc và chi tiết theo “NGÀY HÔM NAY” của bé. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. 

Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu trong thời gian ngắn nhất.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết. 

Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti