Khi nào cơ thể sẵn sàng mang thai?

đăng bởi Nguyễn Khải

Để con có thể có một khởi đầu tuyệt vời nhất, chị em phụ nữ cũng cần cố gắng điều chỉnh cơ thể mình để đạt được trạng thái tốt nhất trước khi thụ thai nhé. 

Điều này không chỉ làm tăng cơ hội mang thai mà còn giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh nữa đấy.

Có nên đạt được cân nặng khỏe mạnh trước khi thụ thai không?

Đây là một ý kiến rất tốt, bởi việc đạt được cân nặng khỏe mạnh là cách tăng khả năng thụ thai hiệu quả, sẽ giúp cải thiện cơ hội thụ thai của bạn. Chỉ số khối cơ thể khỏe mạnh (BMI) thường nằm trong khoảng 19 đến 25.

Việc có con khi chưa sẵn sàng cả về thể chất và tinh thần sẽ khiến mẹ gặp nhiều khó khăn hơn.

Nếu bị thừa cân thì việc giảm cân sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe nhất định cho cả mẹ và bé, đặc biệt là nếu chỉ số BMI của bạn từ 30 trở lên. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giúp cải thiện khả năng sinh sản. 

Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng và giữ dáng từ bây giờ cũng sẽ giúp chị em có một khởi đầu tuyệt vời trước khi mang thai. 

Trong trường hợp bị thiếu cân, hãy trò chuyện với bác sĩ về những phương pháp lành mạnh giúp làm tăng chỉ số BMI của mình. 

Chị em có nhiều khả năng có chu kỳ kinh nguyệt không đều nếu trọng lượng cơ thể quá thấp, khiến việc thụ thai trở nên khó khăn hơn, đặc biệt nếu bị trễ kinh.

May mắn là, trong nhiều trường hợp việc đạt được cân nặng khỏe mạnh sẽ giúp chu kỳ của bạn trở lại đúng hướng.

Có nên ngừng hút thuốc, uống rượu và sử dụng thuốc cấm trước khi mang thai?

Chắc chắn rồi! Hút thuốc và uống rượu đều có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho em bé một khi mẹ có thai, đồng thời cũng làm tăng nguy cơ sảy thai. 

Và không có bất kỳ một loại thuốc không kê đơn nào được chắc chắn an toàn cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. 

Trong thời gian đầu khi mang thai, mẹ thường khó có thể tự nhận ra điều này. Vì vậy, việc loại bỏ những chất độc hại ngay từ bây giờ và bảo vệ em bé trong những ngày và những tuần đầu tiên của thai kỳ là rất quan trọng. 

Từ bỏ việc hút thuốc có thể khá khó khăn, nhưng khả năng thành công sẽ cao gấp bốn lần khi có sự giúp đỡ đúng đắn đấy. 

Bác sĩ luôn sẵn sàng giới thiệu bạn đến các dịch vụ cai thuốc lá tại địa phương, nơi mà bạn sẽ được kiểm tra và thảo luận để phát triển một kế hoạch phù hợp giúp loại bỏ thuốc lá. 

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu để chắc chắn rằng liệu việc hút thuốc lá điện tử có thể khiến phụ nữ khó thụ thai hơn không. Thông thường, việc tiêu thụ nicotine trong những miếng dán và viên ngậm sẽ an toàn hơn so với hút thuốc lá. 

Nhưng chúng ta chưa thể biết rõ và đầy đủ về các tác động của những loại hóa chất khác trong thuốc lá điện tử. Vì vậy, tốt nhất là chị em phụ nữ nên cố gắng cai thuốc hoàn toàn để có một cơ thể khỏe mạnh cho em bé của mình nhé. 

Khi nói đến rượu thì an toàn nhất là nên tránh hoàn toàn, vì không có cách nào để biết được lượng rượu an toàn cho thai kỳ là bao nhiêu. Tuy nhiên, chúng ta có thể chắc chắn rằng mẹ càng uống nhiều thì nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe của bé sau này càng cao. 

Vì vậy, một lần nữa, nếu cảm thấy mình cần được hỗ trợ thì hãy nói chuyện với bác sĩ chăm sóc sức khỏe của mình nhé.

Nếu chị em có dùng bất kỳ loại thuốc cấm nào thì cũng hãy chia sẻ với bác sĩ và đừng lo lắng về cái nhìn của họ. Thay vào đó, bác sĩ sẽ giới thiệu cho bạn một vài trung tâm hỗ trợ để giúp cho bé có một khởi đầu khỏe mạnh trong cuộc sống đấy.

Có nên đi khám sức khỏe trước khi mang thai không?

Nếu đang trong trạng thái khỏe mạnh thì không có lý do gì để đến gặp bác sĩ trước khi thụ thai cả. Nhưng nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào thì hãy tới phòng khám gần nhà trước khi ngừng sử dụng biện pháp tránh thai. 

Hầu hết các phòng khám đều có một bài kiểm tra đặc biệt cho các cặp vợ chồng đang muốn có em bé, được gọi là chăm sóc sức khỏe trước khi thụ thai. 

Chị em nên khám sức khỏe trước khi thụ thai.

Việc kiểm tra sẽ không nhất thiết phải tiến hành với bác sĩ mà có thể là một nữ hộ sinh hoặc y tá điều dưỡng thực hành thay thế. Ngoài ra, một số công ty bảo hiểm y tế tư nhân cũng cung cấp các bài kiểm tra tương tự.

Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn sẽ phải gặp bác sĩ nếu có các tình trạng bệnh lý kéo dài như động kinh, hen suyễn hoặc tiểu đường. 

Nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, bạn có thể sẽ cần thực hiện một số thay đổi đối với việc điều trị của mình, do một số loại thuốc không an toàn khi mang thai và thậm chí là vài tuần trước khi mẹ biết mình đã thụ thai. 

Tuy nhiên, không nên ngừng sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà không thảo luận với bác sĩ trước nhé. 

Trong trường hợp đang thay đổi cách điều trị thì cơ thể bạn có thể sẽ cần thời gian để điều chỉnh. Vì vậy, tốt nhất là hãy cố gắng đặt một cuộc hẹn với bác sĩ ít nhất ba tháng trước khi có nhu cầu muốn thụ thai nhé. 

Một số loại thuốc không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen, cũng không an toàn trong thai kỳ sớm. Vì vậy, hãy hỏi dược sĩ trong trường hợp không chắc chắn loại thuốc nào an toàn cho cả hai mẹ con.

Những vấn đề nào sẽ được thảo luận trong buổi kiểm tra chăm sóc trước khi thụ thai?

Nếu quyết định kiểm tra trước khi mang thai thì bác sĩ hoặc y tá có thể sẽ hỏi bạn về những điều sau:

  • Công việc của bạn có liên quan đến các chất độc hại không
  • Bạn có vấn đề gì với chu kỳ kinh nguyệt của mình không
  • Sức khỏe và lối sống thường ngày 
  • Cường độ tập thể dục 
  • Tình trạng cảm xúc hiện tại 
  • Thói quen ăn uống 

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ muốn biết về bất kỳ vấn đề sức khỏe nào mà bạn đang có, chẳng hạn như:

  • Bệnh tiểu đường
  • Hen suyễn
  • Huyết áp cao
  • Động kinh
  • Các vấn đề về tuyến giáp
  • Vấn đề tim mạch
  • Vấn đề sức khỏe tinh thần

Ngoài ra, những chủ đề khác nên được thảo luận trong cuộc hẹn trước khi mang thai bao gồm:

  • Các vấn đề về di truyền trong gia đình. Hãy chia sẻ với bác sĩ nếu bạn có tiền sử gia đình về bất kỳ bệnh di truyền nào như bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh tan máu bẩm sinh hay xơ nang, để từ đó bác sĩ có thể sắp xếp hỗ trợ và tư vấn thêm nhé.
     
  • Biện pháp tránh thai. Trong hầu hết các trường hợp, biện pháp tránh thai đang sử dụng sẽ không ảnh hưởng đến thời gian thụ thai. Nhưng nếu bạn đã dùng thuốc tiêm ngừa thai thì có thể sẽ mất đến một năm sau lần tiêm cuối cùng để khả năng sinh sản trở lại bình thường đấy.
     

Bác sĩ cũng có thể hỏi về tình trạng phá thai, sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung mà mẹ đã từng trải qua. Việc gợi lại những trải nghiệm đau đớn như vậy có thể khiến mẹ cảm thấy buồn bực và khó chịu, nhưng bác sĩ cần biết những gì đã xảy ra để có thể đảm bảo rằng mẹ sẽ nhận được sự chăm sóc và lời khuyên tốt nhất trong lần mang thai tới.

Có nên tiến hành các xét nghiệm y tế trước khi mang thai không?

Điều này còn phụ thuộc vào hoàn cảnh và sức khỏe tổng thể của bạn nữa. Do đó, tốt nhất là nên hỏi bác sĩ hoặc y tá xem liệu có cần phải làm xét nghiệm trước khi mang thai hay không nhé. Các xét nghiệm thông thường và sàng lọc trước khi mang thai bao gồm: 

Xét nghiệm sàng lọc STI (Bệnh lây truyền qua đường tình dục)

Nếu từng quan hệ tình dục không an toàn (bao gồm cả quan hệ tình dục bằng miệng) thì chị em sẽ cần xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI), ngay cả khi không có bất kỳ triệu chứng nào. Các bệnh được kiểm tra sẽ bao gồm:

  • Bệnh viêm gan B
  • Bệnh chlamydia
  • Bệnh giang mai
  • Bệnh HIV

Bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm này tại các phòng khám thông thường hoặc giới thiệu bạn đến một phòng khám chuyên khoa tiết niệu (GUM). 

Phương pháp điều trị STI trước khi thụ thai sẽ giúp tăng đáng kể tỷ lệ mang thai thành công đấy. 

Sàng lọc ung thư cổ tử cung

Nếu chuẩn bị sàng lọc ung thư cổ tử cung (đôi khi được gọi là xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung) trong năm tới thì chị em nên thực hiện trước khi thụ thai. Sàng lọc cổ tử cung thường không được thực hiện trong thai kỳ, bởi những thay đổi tự nhiên đối với cổ tử cung sẽ làm cho kết quả trở nên khó diễn giải hơn. 

Xét nghiệm máu

Nếu đã đi khám sức khỏe trước khi thụ thai, và bác sĩ hay y tá lo ngại rằng bạn có thể bị thiếu máu thì cô ấy sẽ khuyên bạn đi xét nghiệm máu. Lý do là bởi phụ nữ bị thiếu máu đôi khi sẽ cần phải bổ sung thêm chất sắt trong thai kỳ. 

Tùy thuộc vào nền tảng sức khỏe và bệnh sử của mình, bạn cũng có thể sẽ cần phải xét nghiệm các rối loạn di truyền như bệnh hồng cầu hình liềm và bệnh tan máu bẩm sinh. Thử nghiệm này giúp nhận biết được tỷ lệ di truyền bệnh mà bạn sẽ truyền cho bé. 

Nếu không chắc chắn liệu mình có miễn dịch với rubella hay không thì chị em cũng có thể đề nghị xét nghiệm máu để kiểm tra chắc chắn tình trạng cơ thể nhé.

Có nên tiêm phòng trước khi mang thai?

Nhiều bệnh nhiễm trùng có khả năng phòng ngừa sẽ gây sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh cho bé, vì vậy hãy chắc chắn rằng việc tiêm chủng của bạn đã được thực hiện đầy đủ. 

Trong trường hợp không chắc chắn về những loại vắc-xin mình đã được tiêm, bất kỳ phòng khám nào cũng có thể giúp kiểm tra hồ sơ y tế của bạn đấy. Y tá điều dưỡng cũng sẽ làm xét nghiệm máu để xác định các loại vắc-xin bạn đã được tiêm, bao gồm cả vắc-xin chống rubella. 

Nếu cần được tiêm vắc-xin sống, như đối với rubella, thì chị em nên đợi một tháng sau khi tiêm vắc-xin mới bắt đầu thụ thai nhé. Đây là sự phòng ngừa cần thiết, vì cơ thể sẽ cần thời gian để loại bỏ vi-rút đã được tiêm. 

Bạn cũng có thể nói chuyện với y tá điều dưỡng của mình nếu có bất cứ lo lắng nào về vấn đề này. 

Nếu thuộc nhóm những người có nguy cơ cao mắc bệnh viêm gan B thì bạn cũng nên lựa chọn tiêm phòng bệnh ngay lập tức nhé.

Có nên dùng thực phẩm bổ sung khi đang muốn có em bé không?

Ngay khi quyết định thử thụ thai, chị em phụ nữ nên bắt đầu sử dụng thực phẩm bổ sung hàng ngày có chứa 400 microgam(mcg) axit folic. Uống axit folic được chứng minh giúp giảm đáng kể nguy cơ khuyết tật ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống. 

Axit folic chuẩn bị mang thai là đặc biệt quan trọng đối để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Điều đặc biệt quan trọng là mẹ cần có đủ axit folic trong những tuần đầu của thai kỳ, bởi đó là thời điểm bộ não và hệ thần kinh của thai nhi lần đầu tiên phát triển. 

Mẹ thậm chí có thể không nhận ra mình đang mang thai vào thời điểm này, do đó hãy bắt đầu dùng axit folic ngay khi bắt đầu muốn có con nhé.

Bạn có thể mua thực phẩm bổ sung axit folic tại các hiệu thuốc. Nếu lựa chọn dùng axit folic như một phần của vitamin tổng hợp thì hãy đảm bảo rằng nó phù hợp với phụ nữ mang thai và không chứa vitamin A

Quá nhiều vitamin A có thể gây hại cho em bé nếu mẹ dùng nó trong khi mang thai. 

Bên cạnh đó, một số phụ nữ có thể sẽ cần nhiều axit folic hơn những người khác. Bởi vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc kê đơn thuốc với liều lượng 5mg (5000mcg) nếu mẹ:

  • Hoặc bố có tiền sử gia đình bị khuyết tật ống thần kinh
  • Đã từng có một em bé bị khuyết tật ống thần kinh
  • Bị tiểu đường
  • Bị bệnh Celiac (không dung nạp gluten)
  • Uống thuốc chữa động kinh
  • Thừa cân, có chỉ số BMI trên 30

Giống như mọi người, bạn cũng sẽ cần thực phẩm bổ sung hàng ngày có chứa 10mcg vitamin D nữa nhé. 

Nguồn: Babycenter

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ nên thực hành thai giáo cho con để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online - Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm khác biệt trong chương trình của POH là tính cá nhân hóa sâu sắc và chi tiết theo “NGÀY HÔM NAY” của bé. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. 

Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu trong thời gian ngắn nhất.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết. 

Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

 

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti