Miếng dán tránh thai

đăng bởi

MỤC LỤC

Miếng dán tránh thai là gì?

Miếng dán tránh thai hoạt động thế nào?

Có thể sử dụng miếng dán nếu đang cho con bú không?

Hiệu quả của miếng dán tránh thai 

Sử dụng miếng dán tránh thai như nào?

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu miếng dán bị lỏng hoặc bong ra trước khi kết thúc tuần thứ ba?

Nếu quên dùng một miếng dán mới theo lịch trình thì sao?

Nên làm gì nếu không có kinh nguyệt trong tuần không gắn miếng dán?

Có loại thuốc nào khiến miếng dán không hiệu quả không?

Ưu, nhược điểm của miếng dán tránh thai

Thỉnh thoảng ngưng dùng miếng dán có được không?

Miếng dán tránh thai có tác dụng phụ gì?

Những triệu chứng có khả năng chỉ ra một vấn đề sức khỏe từ miếng dán tránh thai?

Miếng dán tránh thai chống chỉ định với đối tượng nào?

Đặt mua miếng dán tránh thai ở đâu thì an toàn?

 

Miếng dán tránh thai là gì?

Miếng dán tránh thai (tên thương mại Ortho Evra) là một hình vuông mỏng, màu be, có cạnh dài khoảng 4,5cm, dính vào da bạn như một miếng băng dính. Sau khi dán lên da, miếng dán sẽ liên tục tiết ra một lượng hormone tránh thai được hấp thụ vào máu qua da bạn.

Bởi vì miếng dán chứa cả estrogen và progestin (progesterone tổng hợp), nó được coi là một loại biện pháp tránh thai nội tiết kết hợp.

Đây là hai loại hormone giống nhau mà bạn có được từ việc uống thuốc kết hợp (thuốc tránh thai hàng ngày) hoặc khi sử dụng vòng tránh thai, hai phương pháp ngừa thai nội tiết kết hợp còn lại.

Miếng dán tránh thai hoạt động thế nào?

Đầu tiên và quan trọng nhất, estrogen và proestin phối hợp với nhau để giữ cho buồng trứng của bạn không giải phóng trứng.

Tác dụng thần kỳ của miếng dán tránh thai cho các chị em

Tác dụng tránh thai thần kỳ của miếng dán tránh thai cho các chị em

Progestin cũng có tác dụng tránh thai khác. Nó làm đặc chất nhầy cổ tử cung của bạn, khiến tinh trùng khó đi vào tử cung và ống dẫn trứng hơn, nơi trứng có thể thụ tinh nếu được giải phóng.

Progestin cũng làm mỏng niêm mạc tử cung của bạn, làm cho ít có khả năng trứng có thể bám vào đó nếu nó được thụ tinh.

Có thể sử dụng miếng dán nếu đang cho con bú không?

Nếu việc cho con bú diễn ra tốt đẹp sau sáu tuần đầu tiên, mẹ có thể sử dụng miếng dán này. Tuy nhiên, nếu mẹ không có nhiều sữa như mình muốn hoặc nếu em bé gặp khó khăn trong việc bú mẹ, thì miếng dán có thể không phải là một lựa chọn tốt cho mẹ, bởi vì nó có thể làm giảm lượng sữa mẹ sản xuất một chút.

 

 

Hiệu quả của miếng dán tránh thai 

Khi được sử dụng chính xác và đều đặn, miếng dán có hiệu quả khoảng 99%. Điều này có nghĩa là chỉ có khoảng một trong số 100 phụ nữ sử dụng miếng dán đúng quy cách sẽ có thai trong năm đầu tiên sử dụng.

Nếu bạn không sử dụng miếng dán đúng quy cách - ví dụ như bạn không dán liên tục trong ba tuần, hoặc chờ quá lâu để dùng miếng dán mới mà không sử dụng biện pháp tránh thai dự phòng trong khoảng thời gian chính xác - khả năng bạn có thai sẽ cao hơn nhiều.

Nếu bạn nghĩ rằng mình sẽ gặp khó khăn với việc ghi nhớ thay đổi miếng dán khi cần thiết, hãy cân nhắc sử dụng một phương pháp khác, chẳng hạn như vòng tránh thai (IUD) hoặc tiêm ngừa thai (Depo-Provera). Cả hai đều rất hiệu quả và yêu cầu mức duy trì thấp hơn.

Ngoài ra, miếng dán có thể kém hiệu quả hơn đối với những phụ nữ nặng hơn 90kg. Nếu bạn thuộc nhóm người này, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc miếng dán có phải là lựa chọn tốt cho bạn không.

Bạn cũng nên nhớ rằng, mặc dù miếng dán là một phương pháp tránh thai tuyệt vời, nhưng nó không cung cấp bất kỳ sự bảo vệ nào chống lại HIV, lậu, chlamydia hoặc bất kỳ bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục nào khác (STIs).

Vì vậy, nếu bạn hoặc bạn tình có quan hệ tình dục với bất kỳ ai khác hoặc chích thuốc trái phép, bạn sẽ cần đảm bảo rằng đối tác sử dụng bao cao su tự nhiên (hoặc bao polyurethane nếu một trong hai người bị dị ứng với cao su) mỗi khi quan hệ tình dục.

Sử dụng miếng dán tránh thai như nào?

Chu kỳ kinh nguyệt là cơ sở để chị em xem xét và sử dụng phương pháp tránh thai bằng miếng dán. Ví dụ như sau:

Tuần thứ 1: Một ngày sau hết kinh, chị em phụ nữ thực hiện dán miếng dán lên da (có thể là bụng, mông, đùi tùy ý) và để nguyên ở đó trong vòng một tuần.

Tuần thứ 2: Vẫn ngày đó của tuần thứ 2, bóc miếng dán cũ ra và dán miếng dán mới lên. Chú ý, không cần phải dán miếng dán mới ở đúng vị trí đã dán trước đó.

Tuần thứ 3: Để nguyên miếng dán ở vị trí cũ

Tuần thứ 4: Chị em không cần phải dán miếng dán mới nữa, lúc này chu kỳ kinh nguyệt lại diễn ra bình thường. Các tháng tiếp theo cũng lặp lại theo chu kỳ như vậy.  

Nên áp dụng các phương pháp tránh thai khác khi mới dùng miếng dán để tăng hiệu quả tránh thai

Nên áp dụng các phương pháp tránh thai khác khi mới dùng miếng dán để tăng hiệu quả tránh thai

Chuẩn bị sử dụng miếng dán

Đầu tiên, đọc hướng dẫn đi kèm với miếng dán. Nếu bạn không có chúng trong tay, bạn có thể tìm thấy chúng (và vài sơ đồ hữu ích) trên trang web Ortho Evra.

Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng bạn luôn có sẵn một miếng dán bổ sung để bạn không gặp vấn đề gì cần thay thế nó (ví dụ như miếng dán bị tách ra một phần) hoặc nhà thuốc đóng cửa khi bạn cần một miếng dán mới. Dược sĩ có thể sẽ bán cho bạn một miếng dán dự phòng.

Bảo quản các túi đựng miếng dán chưa mở ở nhiệt độ phòng trong hộp đựng riêng của chúng, tránh xa khỏi tầm với của trẻ em. Nhiệt độ trên 30 hoặc dưới 15 độ C có thể khiến một miếng dán chưa mở trở nên vô tác dụng. (Đừng để túi trong tủ lạnh hoặc tủ đông.)

Ngoài ra, không cắt, dán, viết lên trên hoặc trang trí miếng dán của bạn bằng bất kỳ cách nào. Không thì bạn sẽ làm ảnh hưởng tới liều lượng thuốc mình hấp thu được.

Cuối cùng, hãy cân nhắc việc mua một gói thuốc tránh thai khẩn cấp để bạn có chúng trong trường hợp cần gấp. Bạn có thể mua thuốc tránh thai khẩn cấp mà không cần kê toa.

Gắn miếng dán

Trước tiên hãy quyết định nơi nào trên cơ thể bạn muốn gắn miếng dán. Bạn có bốn lựa chọn: phần trên bên ngoài cánh tay, thân trên (trước hoặc sau, không bao gồm phần ngực), bụng hoặc mông của bạn.

Hãy chắc chắn rằng khu vực da bạn chọn sạch, khô ráo và không bôi bất kỳ sản phẩm nào như kem trang điểm, kem dưỡng da hoặc phấn. Đừng gắn miếng dán lên vùng da bị đỏ, bị kích ứng hoặc bị xước. Cuối cùng, đừng gắn nó lên vùng da sẽ bị cọ xát bởi quần áo chật (chẳng hạn như đai quần).

Trước khi gắn một miếng dán mới, nhớ kiểm tra kỹ ngày hết hạn trên gói. Sau đó hãy rửa tay bằng xà phòng và nước rồi mở túi giấy bạc có chứa miếng dán, bóc miếng dán và lớp lót nhựa của nó ra khỏi lớp lót giấy bạc.

Bóc một nửa lớp lót nhựa, nhưng tránh chạm vào mặt dính của miếng dán bằng ngón tay. Áp mặt dính của miếng dán vào vùng da bạn đã chọn để gắn miếng dán. Lột phần còn lại của lớp lót nhựa cùng lúc đó. Ép chặt miếng dán bằng lòng bàn tay trong mười giây, đảm bảo rằng các cạnh dính chắc.

Trong khi miếng dán đã được gắn

Một khi một miếng dán được gắn chặt, để nó ở đó trong bảy ngày liên tục. Kiểm tra miếng dán mỗi ngày để đảm bảo rằng tất cả các cạnh vẫn còn dính. Bạn có thể tắm, bơi hoặc tập thể dục như bình thường.

Đừng cố gắng làm sạch các cạnh của miếng dán hoặc sử dụng bất kỳ sản phẩm nào trên da gần miếng dán trong khi nó đang ở đó hoặc bạn có thể khiến nó bị lỏng.

Tháo miếng dán và gắn một miếng dán mới

Sau khi bạn gắn miếng dán trong bảy ngày liên tiếp, hãy bóc nó ra, gấp đôi lại để nó tự dính và bỏ nó vào thùng rác. Đừng xả miếng dán xuống bồn cầu.

Nếu vẫn còn một vòng nhỏ chất kết dính còn sót lại trên da, bạn có thể rửa sạch nó bằng cách xoa một lượng nhỏ dầu em bé lên da.

Để tránh kích ứng, đừng gắn miếng dán mới vào cùng vị trí đó trên da bạn. Bạn có thể gắn miếng dán mới ở một khu vực khác trên cơ thể nếu muốn, miễn là một trong bốn khu vực được đề xuất.

Mỗi miếng dán mới nên được gắn vào cùng một ngày trong tuần. Ngày này được gọi là "ngày đổi miếng dán" của bạn. Cứ mỗi 3 tuần liên tiếp lại đổi một miếng dán mới.

Tuần không gắn miếng dán

Sau khi vứt miếng dán thứ ba, bạn sẽ bắt đầu có một tuần không dán. Trong tuần này, khả năng cao bạn sẽ có kinh nguyệt (nó có thể nhẹ nhàng hơn bình thường), thường sẽ bắt đầu từ hai đến ba ngày sau khi bạn gỡ bỏ miếng dán. Bạn vẫn sẽ được bảo vệ chống lại thai kỳ trong tuần không có hormone này, vì vậy bạn không cần phải sử dụng phương pháp tránh thai dự phòng.

Nếu muốn thay đổi "ngày đổi miếng dán", bạn có thể thực hiện việc này trong tuần không có miếng dán. Bạn chỉ cần gắn một miếng dán mới và bắt đầu chu kỳ vào ngày bạn thích, miễn là không quá bảy ngày sau khi gỡ bỏ miếng dán trước.

Bắt đầu một chu kỳ dán mới

Việc dùng một miếng dán mới để bắt đầu chu kỳ không quá một tuần sau ngày bạn gỡ bỏ miếng dán sử dụng lần gần nhất là rất quan trọng, ngay cả khi bạn vẫn bị ra máu kinh nguyệt. Miễn là bạn gắn miếng dán đúng hạn, bạn sẽ được bảo vệ liên tục và không cần sử dụng biện pháp tránh thai dự phòng.

Nếu hơn bảy ngày đã trôi qua kể từ khi bạn gỡ bỏ miếng dán và bạn chưa dùng miếng dán mới, bạn không còn được tránh thai nữa và sẽ cần sử dụng một biện pháp tránh thai khác nếu có quan hệ tình dục. Khi dùng một miếng dán mới, bạn sẽ cần sử dụng phương pháp tránh thai dự phòng trong bảy ngày đầu tiên sau khi miếng dán được gắn.

Bạn nên đánh dấu vào lịch của mình những ngày cần đổi miếng dán, khi nào tuần không có miếng dán sẽ bắt đầu và khi cần gắn một miếng dán mới để bắt đầu lại chu kỳ.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu miếng dán bị lỏng hoặc bong ra trước khi kết thúc tuần thứ ba?

Nếu bất kỳ phần nào ở mặt dưới của miếng dán bị lỏng, bị ướt hoặc mất độ dính, hãy gỡ miếng dán ra và gắn một miếng mới. Nếu vì bất kỳ lý do nào, miếng dán rời khỏi da của bạn trong hơn 24 giờ liên tục, bạn sẽ không được bảo vệ và cần sử dụng biện pháp tránh thai dự phòng trong bảy ngày tiếp theo sau khi sử dụng miếng dán mới.

Nếu miếng dán đã rời khỏi da bạn trong hơn 24 giờ và bạn đã giao hợp không được bảo vệ trong thời gian này, hãy cân nhắc sử dụng biện pháp tránh thai khẩn cấp để giảm tỷ lệ mang thai.

Nếu quên dùng một miếng dán mới theo lịch trình thì sao?

Nếu bạn bắt đầu chu kỳ mới muộn quá 24 giờ:

Bạn không được bảo vệ. (Nếu bạn đã có quan hệ không được bảo vệ trong thời gian này, hãy cân nhắc sử dụng biện pháp tránh thai khẩn cấp để giảm tỷ lệ mang thai.) Gắn các miếng dán ngay khi bạn nhớ.

Ngày bạn gắn miếng dán bây giờ sẽ là ngày đầu tiên của chu kỳ và "ngày đổi miếng dán" mới của bạn. Bạn phải sử dụng biện pháp tránh thai dự phòng trong bảy ngày tiếp theo sau khi dùng miếng dán.

Nếu bạn quên thay miếng dán của mình trong tuần thứ hai hoặc thứ ba của chu kỳ:

Nếu bạn quên gắn miếng dán mới trong vòng dưới 48 giờ, bạn vẫn được bảo vệ. Chỉ cần vứt miếng dán hiện tại của bạn và dùng một miếng dán mới ngay lập tức. Sau đó thay đổi miếng dán của bạn một lần nữa vào "ngày đổi miếng dán" bình thường của bạn. Không cần sử dụng biện pháp tránh thai dự phòng.

Nếu bạn quên gắn một miếng dán mới khi đã quá 48 giờ, bạn không còn được bảo vệ nữa. (Nếu bạn đã có quan hệ không được bảo vệ trong thời gian này, hãy cân nhắc sử dụng biện pháp tránh thai khẩn cấp để giảm tỷ lệ mang thai.) Hãy gỡ bỏ miếng dán đã sử dụng và gắn một miếng dán mới để bắt đầu chu kỳ bốn tuần. Bạn phải sử dụng biện pháp tránh thai dự phòng trong bảy ngày tiếp theo sau khi bắt đầu gắn miếng dán mới.

Nếu bạn quên tháo miếng dán trong tuần thứ tư của chu kỳ:

Hãy gỡ miếng dán ngay khi bạn nhớ. Sau đó gắn một miếng dán mới để bắt đầu chu kỳ vào "ngày đổi miếng dán" thông thường của bạn. Nếu chưa bỏ lỡ "ngày đổi miếng dán", bạn không cần sử dụng biện pháp tránh thai dự phòng.

Nên làm gì nếu không có kinh nguyệt trong tuần không gắn miếng dán?

Bạn thường sẽ có kinh nguyệt hai hoặc ba ngày sau khi gỡ bỏ miếng dán. Phụ nữ sử dụng miếng dán thường có kinh nguyệt ngắn và nhẹ nhàng hơn. Một số chị em ra máu kinh không quá một ngày.

Một số phụ nữ sử dụng miếng dán đôi khi mất hoàn toàn kinh nguyệt của họ trong một chu kỳ. Nếu điều này xảy ra với bạn và bạn đã sử dụng miếng dán chính xác theo quy cách, đừng hoảng sợ - chỉ cần gắn một miếng dán mới theo lịch trình. Khả năng bạn có thai là rất thấp, nhưng nếu lo lắng, bạn có thể thử thai tại nhà để an tâm.

Tuy nhiên, nếu bạn lỡ hai kỳ kinh nguyệt liên tiếp hoặc nếu bạn không có kinh nguyệt đúng một lần khi bạn không sử dụng miếng dán chính xác và nhất quán, bạn có thể đang có thai.

Hãy gọi cho bác sĩ của bạn trước khi bạn gắn miếng dán tiếp theo. Trong thời gian đó, hãy sử dụng một phương pháp tránh thai khác.

Không cần phải hoảng sợ nếu bạn gắn miếng dán trước khi nghi ngờ rằng bạn có thể mang thai. Không có bằng chứng nào cho thấy biện pháp tránh thai nội tiết tố được sử dụng vô tình trong thời kỳ đầu mang thai có thể gây hại cho em bé đang phát triển.

Có loại thuốc nào khiến miếng dán không hiệu quả không?

Một số loại thuốc và các chế phẩm thảo dược có thể ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của các biện pháp tránh thai nội tiết tố. Và biện pháp tránh thai nội tiết tố có thể làm cho một số loại thuốc khác ít nhiều giảm hiệu lực. Hãy nhớ báo với bác sĩ rằng bạn đang sử dụng miếng dán tránh thai.

Bạn cũng nên nói với bác sĩ kê toa miếng dán cho bạn về tất cả các loại thuốc khác mà bạn dùng, bao gồm cả thực phẩm chức năng có thảo dược.

Các chất được biết đến hoặc bị nghi ngờ làm giảm hiệu quả của các biện pháp tránh thai nội tiết tố bao gồm chiết xuất cây ban lỗ, kháng sinh rifampin, một loại thuốc trị nấm có tên là griseofulvin, thuốc ngủ, một số loại thuốc chống HIV và thuốc chống co giật.

Hầu hết các loại thuốc, bao gồm cả thuốc kháng sinh thông thường (chẳng hạn như thuốc trị nhiễm trùng đường tiết niệu), thuốc trị nấm âm đạo cho người bị nhiễm trùng nấm men sẽ không làm giảm hiệu quả của miếng dán.

Nếu cần dùng một loại thuốc gây ảnh hưởng tới tác dụng tránh thai của miếng dán trong một thời gian dài, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về các phương pháp tránh thai khác.

Nếu chỉ uống thuốc trong một thời gian ngắn, bạn có thể tiếp tục dùng miếng dán nhưng bạn sẽ cần sử dụng biện pháp tránh thai dự phòng cùng lúc và trong bảy ngày (hoặc lâu hơn, tùy vào loại thuốc) sau khi thuốc được loại bỏ khỏi cơ thể. Hãy hỏi bác sĩ của bạn để được hướng dẫn cụ thể về bất kỳ đơn thuốc nào bạn được kê.

Ưu, nhược điểm của miếng dán tránh thai

Cũng như các biện pháp tránh thai thông thường khác thì miếng dán tránh thai cũng có những tiện lợi riêng và cả những điểm hạn chế còn lại như:

Ưu điểm của miếng dán tránh thai

Miếng dán tránh thai sử dụng một cách dễ dàng và tiện lợi

Miếng dán tránh thai sử dụng một cách dễ dàng và tiện lợi

  • Hiệu quả tránh thai khá cao khi sử dụng đúng cách, lên tới 98 %
  • Khá thuận tiện, dễ dàng sử dụng chỉ cần dán miếng dán lên da ở một vị trí bất kỳ. So với biện pháp tránh thai như dùng thuốc thì tránh được việc phải uống thuốc hàng ngày.
  • Rất hiếm khi miếng dán có thể bị bong ra, chị em phụ nữ hoàn toàn có thể thoải mái làm các công việc mình thích trong khi sử dụng miếng dán như tắm, bơi và tập luyện thể dục thể thao,...

Nhược điểm của miếng dán tránh thai

Đây được coi là một biện pháp tránh thai có nhiều nguy hiểm cho chị em vì thực tế đã có nhiều người sử dụng và gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn, chẳng hạn như:

  • Có cảm giác buồn nôn, khó chịu
  • Tăng nguy cơ bệnh tim mạch và khiến máu bị vón cục gây nguy hiểm
  • Ra máu âm đạo bất thường
  • Chướng bụng
  • Tăng cân
  • Căng tức ngực

Thỉnh thoảng ngưng dùng miếng dán có được không?

Không. Miễn là bạn không có vấn đề gì bắt buộc phải ngừng dùng miếng dán, không có lý do y tế nào để bạn ngưng sử dụng nó hoặc nghỉ một thời gian.

Và trừ khi bạn chuyển sang dùng một biện pháp tránh thai đáng tin cậy khác, bạn sẽ có nguy cơ sẽ mang thai.

(Bạn có thể cần bắt đầu dùng phương pháp mới của mình một tuần trước khi ngừng sử dụng miếng dán.) Ngoài ra, khi bạn quay lại sử dụng miếng dán, bạn có thể sẽ gặp lại các tác dụng phụ khó chịu trong vài chu kỳ đầu tiên.

Miếng dán tránh thai có tác dụng phụ gì?

Các tác dụng phụ phổ biến nhất thường xuất hiện trong hai đến ba tháng đầu sử dụng và có thể sẽ dần biến mất. Chúng bao gồm:

  • Chảy máu nhẹ giữa các kỳ kinh nguyệt
  • Thấy đau nhức hoặc bị sưng ngực
  • Kích ứng da nơi gắn miếng dán
  • Đau đầu
  • Chóng mặt hoặc nôn mửa
  • Đầy hơi và bụng khó chịu
  • Thay đổi tâm trạng thất thường, buồn bã, trầm cảm
  • Nám da, đặc biệt nếu bị sạm da khi mang thai

 

 

Những triệu chứng có khả năng chỉ ra một vấn đề sức khỏe từ miếng dán tránh thai?

Gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Đau nhói ở ngực
  • Khó thở
  • Ho ra máu
  • Đau bụng dữ dội, nhức hoặc sưng
  • Sưng ở một chân, hoặc đau bắp chân, đau đùi nghiêm trọng
  • Đau nửa đầu, đau đầu dữ dội dưới bất kỳ hình thức nào, hoặc có những cơn đau đầu dữ dội hơn so với trước khi bắt đầu dùng miếng dán
  • Bất kỳ triệu chứng thần kinh nào, bao gồm rối loạn thị giác (như mờ mắt hoặc hoa mắt, mất thị lực tạm thời, lóa mắt hoặc thấy đốm đen trước mắt), nói chậm, thấy ngứa ran hoặc yếu đi ở một bên cơ thể

Hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn bị phát ban da nghiêm trọng, bị vàng da (vàng da hoặc mắt), cảm thấy ngứa khắp người, nhận thấy một khối u ở vú, cảm thấy chán nản hoặc thay đổi tâm trạng thất thường. Và tất nhiên, hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng bạn đã có thai.

Miếng dán tránh thai chống chỉ định với đối tượng nào?

Các chị em khi muốn sử dụng phương pháp tránh thai này nên tìm hiểu kỹ về cách sử dụng, những ưu điểm, hạn chế của phương pháp này, đồng thời thăm khám và hỏi ý kiến của bác sĩ, POH xin đưa ra một vài lưu ý cho chị em.

Chị em nên khám và kiểm tra xem mình có hoặc có dấu hiệu mắc bệnh về tim mạch hay không. Nếu có thì không nên sử dụng phương pháp này vì có thể gây ra các hậu quả về sau khó lường trước được.

Người mắc bệnh tim mạch không nên dùng miếng dán tránh thai

Người mắc bệnh tim mạch không nên dùng miếng dán tránh thai

Đồng thời, với những chị em chống chỉ định với uống tránh thai thì cũng không được dùng miếng dán tránh thai để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Khi sử dụng mà gặp phải các dấu hiệu lạ kéo dài nên đến bệnh viện kiểm tra tình hình và lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ xem có nên sử dụng biện pháp này tiếp không.

Đặt mua miếng dán tránh thai ở đâu thì an toàn?

Hiện nay, trên thị trường khá phổ biến loại miếng dán tránh thai Erva 3 miếng dán với giá khoảng 200.000 đồng - nhìn chung con số này cũng không phải là quá đắt.

Bạn có thể mua ở các hiệu thuốc, nhà thuốc của các bệnh viện lớn nhưng nên tìm mua miếng dán tránh thai ở các địa điểm có uy tín nhé.

Như vậy, trong số các biện pháp tránh thai phổ biến, có thể nói tính tiện dụng chính là điểm nổi bật nhất ở miếng dán tránh thai. Chị em cũng cần xem xét về độ hiệu quả cũng như an toàn của phương pháp này trước khi sử dụng nhé.

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo