Biến chứng thường gặp ở mẹ bầu thai đôi

đăng bởi Tiên Tiên

Tại sao mang song thai, đa thai nguy hiểm hơn?

Khi các bác sĩ nói về việc mang thai có nguy hiểm cao có nghĩa là những lần mang thai này cần được theo dõi và chăm sóc kỹ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Mẹ cũng đừng quá lo lắng vì hầu hết phụ nữ mang thai đôi đều sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh.


Mẹ bầu mang song thai đa thai có nguy hiểm không?

Mẹ bầu mang song thai đa thai có nguy hiểm không?

Mẹ bầu đa thai hiếm khi gặp các biến chứng nghiêm trọng. Nhưng một số biến chứng như sinh non lại dễ xảy ra hơn khi sinh đôi. Đây là lý do tại sao mẹ sẽ được khám thai nhiều hơn những người mang thai đơn.

Cách tốt nhất để đảm bảo một thai kỳ an toàn là đi khám thai đầy đủ để phát hiện sớm các biến chứng thai kỳ. Hãy hỏi bác sĩ về những triệu chứng liên quan mà mẹ nên chú ý để có thể cảnh giác trong khoảng thời gian giữa các lần khám thai.

Nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu đa thai

Nếu mang thai nhiều hơn một bé, nguy cơ sảy thai sẽ cao hơn so với mang thai đơn. Tuy nhiên, không ai biết là cao hơn bao nhiêu.

Hiện tượng sảy thai sớm trong ba tháng thai kỳ là rất phổ biến. Có mẹ sảy thai sớm đến mức còn không nhận ra là mình đang mang thai. 

Đối với các bà mẹ mang đa thai, chảy máu âm đạo khá phổ biến trong thời kỳ đầu mang thai và trong cả thai kỳ. Gần 30% số bà mẹ mang đa thai bị chảy máu âm đạo trong thai kỳ, trong khi đó chỉ có 20% bà mẹ mang thai đơn bị chảy máu âm đạo.

Xảy ra hiện tượng đôi khi một thai trong song thai bị sảy. Nếu điều này xảy ra trong ba tháng đầu tiên thì sẽ không ảnh hưởng đến em bé còn lại. Phôi quá nhỏ sẽ được tái hấp thu vào niêm mạc tử cung mà không gây ra bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào. 

Đây được gọi là Hội chứng mất thai (vanishing twin), xảy ra ở 30% các ca đa thai. Bởi vì có rất ít hoặc hầu như không có dấu hiệu thai hỏng, mẹ chỉ có thể biết khi thực hiện siêu âm sớm.

Biến chứng ở mẹ bầu song thai, đa thai

Nuôi hai hoặc nhiều em bé đặt ra yêu cầu lớn hơn đối với cơ thể người mẹ và một số vấn đề có thể phát sinh. Mẹ sẽ dễ bị huyết áp cao do mang thai (tăng huyết áp thai kỳ) hơn so với khi mang thai đơn.

Tiền sản giật là một biến chứng liên quan đến huyết áp cao có thể xảy ra trong thai kỳ, đặc biệt là dễ gặp hơn ở mẹ bầu đa thai.

So với thai đơn, nguy cơ mẹ bị tiền sản giật sẽ cao thêm ít nhất ba lần với mẹ bầu song thai và gấp chín lần với mẹ bầu tam thai.

Bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu của tiền sản giật. Mỗi lần khám thai, bác sĩ sẽ kiểm tra nước tiểu và huyết áp vì chứng huyết áp cao và lượng protein trong nước tiểu có thể là dấu hiệu sớm của tiền sản giật.

Để phòng tránh chứng tiền sản giật, bác sĩ sẽ  khuyên mẹ nên dùng aspirin liều thấp (75mg) mỗi ngày khi được 12 tuần thai, nếu:

  • Đó là lần mang thai đầu tiên
  • Mẹ từ 40 tuổi trở lên
  • Gia đình có tiền sử tiền sản giật
  • BMI từ 35 trở lên
  • Mẹ mang thai từ hơn 10 năm trước

Nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cũng cao hơn nếu mang thai đôi. Khi khám thai, bác sĩ sẽ hỏi xem mẹ có tiền sử người thân mắc tiểu đường hay không. Tùy theo đánh giá mà bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm dung nạp glucose (GTT)  để phát hiện tiểu đường thai kỳ.

Nếu có chỉ số BMI trên 30, mẹ bầu cần thường xuyên làm GTT. Bác sĩ cũng sẽ theo dõi chặt chẽ sự phát triển của các bé, đồng thời tư vấn về những cách để phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ như thay đổi lối sống và kiểm soát cân nặng. Mẹ bầu cần xem lại cân nặng của mình ở tuần 28.

Thiếu sắt (gây ra thiếu máu) cũng có thể xảy ra, không chỉ với mẹ bầu đa thai mà ở cả mẹ bầu đơn thai.

Mặc dù không gây hại cho thai nhi nhưng thiếu máu do thiếu sắt lại ảnh hưởng đến mẹ mang đa thai hơn là mẹ bầu thai đơn. Lúc này, mẹ sẽ cảm thấy rất mệt mỏi. Để đảm bảo nồng độ sắt trong máu, bác sĩ khuyên mẹ nên dùng các thực phẩm chức năng có chứa sắt.

Để kiểm tra lượng sắt trong máu, y tá sẽ cho mẹ làm xét nghiệm máu từ tuần 20 đến 24. Đồng thời, các mẹ cũng được bác sĩ xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ sắt và xác định nhóm máu ở tuần thứ 28.

Ứ mật thai kỳ (OC) là biến chứng không phổ biến ảnh hưởng đến gan, được cho là do hormone thai kỳ estrogen và progesterone gây ra. Vì mẹ có lượng hormone này cao hơn nên dễ bị ứ mật thai kỳ hơn.

Ứ mật thai kỳ gây ngứa mà không gây phát ban, thường nặng hơn vào ban đêm. Nhưng nếu bị ngứa dữ dội, đặc biệt là ở tay và chân, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Biến chứng ở mẹ bầu đa thai ảnh hưởng đến thai nhi

Hầu hết các cặp song sinh chào đời không có bất kỳ vấn đề nào về lâu về dài. Tuy nhiên, một số biến chứng vẫn phổ biến hơn đối với đa thai.

Những bất thường về cấu trúc ở thai nhi như nhiễm sắc thể của bé không phát triển bình thường, phổ biến gấp đôi so với thai đơn. Tuy nhiên, mẹ cần nhớ rằng hầu hết các bé thai đơn chào đời an toàn thì trẻ sinh đôi cũng vậy.

Khi xảy ra bất thường trong cấu trúc nhiễm sắc thể, con có thể bị khuyết tật tim, mức độ từ nhẹ đến trung bình nhưng sẽ được các bác sĩ nhi khoa dày dặn kinh nghiệm điều trị.

Bất thường trong cấu trúc nhiễm sắc thể vô cùng nguy hiểm

 Bất thường trong cấu trúc nhiễm sắc thể vô cùng nguy hiểm

Bác sĩ khuyên mẹ uống 400 microgam (mcg) axit folic mỗi ngày trong 12 tuần đầu của thai kỳ để phòng tránh những bất thường ảnh hưởng đến não, cột sống và tủy sống (khuyết tật ống thần kinh).

Mẹ sẽ được bác sĩ theo dõi chặt chẽ trong suốt thai kỳ để kiểm tra sự phát triển của trẻ, đồng thời phát hiện sớm những bất thường trong tam cá nguyệt đầu bằng xét nghiệm double test.

Siêu âm giữa thai kỳ từ 18 tuần đến 20 tuần sáu ngày cũng nhằm mục đích kiểm tra sự phát triển của thai nhi.

Không ai muốn biết con mình gặp biến chứng cả nhưng càng sớm phát hiện bất thường để kịp thời điều trị thì càng tốt.

Việc một trong hai bé hoặc cả hai bé bị chậm phát triển (hạn chế tăng trưởng trong tử cung_IUGR) là điều rất bình thường. Nhiều cặp song sinh chào đời nhỏ nhưng hoàn toàn khỏe mạnh. 

Tuy nhiên, bác sĩ khuyên mẹ nên thận trọng, vì IUGR có thể khiến sức khỏe các bé yếu hơn. Cũng vì lý do này mà lên kế hoạch sinh mổ sớm sẽ là lựa chọn an toàn nhất cho cả mẹ và thai nhi.

Cặp song sinh cùng trứng có chung nhau thai (một hợp tử) dễ gặp biến chứng hơn so với cặp song sinh có nhau thai riêng (hai hợp tử).

IUGR xảy ra bởi các vấn đề về nhau thai chung, một trong những nhau thai hoặc cách dây rốn kết nối với nhau thai. Mẹ bầu sẽ được siêu âm thường xuyên để theo dõi xem bé đang phát triển như thế nào.

Hội chứng truyền máu song thai (TTTS) là một biến chứng hiếm gặp nhưng có thể trở thành biến chứng nghiêm trọng. 

Hội chứng này có thể xảy ra với các cặp song thai hoặc tam thai cùng trứng, trong trường hợp có hiện tượng kết nối mạch máu bất thường được hình thành trong nhau thai dẫn đến máu không được phân phối đồng đều cho các thai nhi.

Khi đó, thai nhi nhận lại nhận được quá nhiều máu từ nhau thai, dẫn đến quá tải gây áp lực lên tim mạch. Trong khi đó, thai nhi cho sẽ bị nhỏ hơn do nhận được quá ít máu và chất dinh dưỡng từ bánh nhau.

Nếu cặp song sinh hoặc sinh ba là một hợp tử, đội ngũ y tế sẽ theo dõi chặt chẽ các bé để tìm dấu hiệu của TTTS với siêu âm thường xuyên. Mẹ cũng có thể tự phát hiện những triệu chứng này như:

  • Cảm giác bụng bị thắt chặt
  • Cảm giác kích thước tăng lên trong vòng một ngày hoặc lâu hơn

TTTS ảnh hưởng đến 15% các cặp song sinh một hợp tử. Cặp song sinh có nguy cơ biến chứng cao nhất là những bé có chung nhau thai và túi ối (MCMA).

Cặp song thai có chung nhau thai và túi ối đôi khi còn bị rối dây rốn, do đó, mẹ nên đến một bệnh viện lớn để được các bác sĩ chuyên môn giỏi chăm sóc.

Mẹ có thể ngăn ngừa biến chứng khi mang thai đôi không?

Việc xác định có đang mang song thai và các con có chung nhau thai không từ sớm sẽ rất hữu ích, giúp bác sĩ có nhiều thời gian để phát hiện, theo dõi và điều trị bất kỳ biến chứng nào có thể phát sinh.

Mẹ nên duy trì cân nặng và sức khỏe tốt để hạn chế các biến chứng thai kỳ khi mang bầu song thai, đa thai cũng như trong khi chuyển dạ, sinh nở.

Dưới đây là những mẹo có một thai kỳ suôn sẻ:

  • Đi khám đầy đủ trong thai kỳ
  • Nhận biết đúng đắn những dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
  • Uống đủ nước
  • Tập luyện hợp lý như bơi lội, tập pilates hoặc yoga dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ
  • Bỏ hút thuốc,  đặc biệt quan trọng nếu các bé có chung nhau thai, vì nhau thai đã phải làm việc cực kỳ vất vả để cung cấp đủ oxy cho các bé. 

Mẹ có khả năng sinh non không?

Rất có thể. Sinh non và chuyển dạ sớm là một trong những biến chứng phổ biến ở những mẹ mang bầu thai đôi, đa thai. Thời gian mang thai sinh đôi sẽ ngắn hơn mang thai đơn. Trong khi 40 tuần là đủ tháng nếu mang thai đơn, thì cặp song sinh chỉ cần 37 tuần và sinh ba là 35 tuần.

Hơn một nửa số cặp song sinh chào đời trước 37 tuần và 10% trước 32 tuần. Những bé dễ bị tổn thương nhất là những bé được sinh ra trước 30 tuần.

Các bé cần được chăm sóc đặc biệt sau chào đời. Khoảng dưới một nửa các cặp song sinh và hầu hết tất cả các bé sinh ba cần sự chăm sóc đặc biệt này.

Mẹ có thể xuất viện trong khi con vẫn cần phải được chăm sóc trong phòng chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh.

Tỷ lệ chết lưu ở đa thai cao hơn?

Đáng buồn là, số ca chết lưu trong đa thai cao hơn một chút.

Năm trẻ trong số 1.000 ca sinh đơn mất mỗi năm, trong đó 12 trẻ trong 1.000 ca sinh đôi và 31 trẻ trong 1.000 ca sinh ba mất mỗi năm. Sinh non là hiện tượng phổ biến, nên cặp song sinh cũng dễ bị tổn thương hơn trong tháng đầu tiên của cuộc đời.

Để đảm bảo an toàn, bác sĩ có thể khuyến khích mẹ sinh sớm theo kế hoạch, có thể là sinh mổ hoặc can thiệp chuyển dạ.

Một số bé dễ bị tổn thương hơn những bé khác. Cặp song sinh cùng trứng (cặp song sinh một hợp tử) dễ gặp vấn đề hơn so với cặp song sinh hai hợp tử. 

Nguồn: Babycenter

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti