Kiến thức cần biết cho mẹ bầu mang thai đôi

đăng bởi Tiên Tiên

Mẹ lo lắng về việc mang thai đôi có phải là bình thường không?

Theo kinh nghiệm của các mẹ mang song thai thì việc này là hoàn toàn bình thường. Mẹ có thể hơi bị sốc khi biết mình mang bầu song thai. 

Ngay cả khi đã ngờ ngợ rằng mình mang thai đôi vì tiền sử gia đình hoặc điều trị sinh sản, mẹ bầu vẫn có thể cần thời gian để tiếp nhận tin này.

Mang song thai cần lưu ý gì
Mang song thai cần lưu ý gì?

Lo lắng về các biến chứng trong thai kỳ hoặc sinh nở là điều tất nhiên. Trên thực tế, theo kinh nghiệm mang thai đôi thì hầu hết các bà mẹ có thai đôi đều sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh, trường hợp gặp biến chứng nghiêm trọng tương đối hiếm.

Mẹ bầu nên đi khám bác sĩ sản khoa có kinh nghiệm về mang thai đôi. Các bác sĩ sẽ cố gắng hết sức để giảm bớt mọi lo lắng của mẹ. Sức khỏe của mẹ và bé sẽ được theo dõi cẩn thận trong suốt thai kỳ.

Đa thai có thể khiến mẹ dễ bị lo lắng hoặc trầm cảm hơn khi mang thai. Một số bà mẹ sinh đôi lo lắng về vóc dáng, về chuyện tăng nhiều cân khi bầu song thai là điều bình thường.

Mẹ có bị trầm cảm hay không còn tùy thuộc vào hoàn cảnh. Ví dụ, nếu mang thai đôi do thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh sản thì mẹ sẽ ít bị trầm cảm hơn so với các mẹ mang thai đôi do thụ thai tự nhiên.

Nói chuyện bác sĩ nếu mẹ cảm thấy mình gặp vấn đề như lo lắng quá nhiều hoặc thậm chí là trầm cảm để nhận được những lời khuyên bổ ích nhất.

Cần chăm sóc khác khi bầu thai đôi?

Mẹ cần đi khám thai, làm xét nghiệm và siêu âm trong thai kỳ nhiều hơn khi mang thai đôi.

Số lần khám và siêu âm chính xác phụ thuộc vào:

  • Tình hình sức khỏe của mẹ.
  • Chính sách của bệnh viện về song thai, đa thai
  • Biến chứng trong thai kỳ mẹ gặp phải
  • Thai nhi có chung nhau thai hay không, vì thai nhi chung nhau thai sẽ dễ gặp biến chứng hơn so với có nhau thai riêng.

Ngoài ra, các lần siêu âm còn theo dõi sự phát triển của cặp song sinh. Đồng thời, bác sĩ cũng kiểm tra huyết áp và nước tiểu thường xuyên cho mẹ vì phụ nữ thai đôi có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áptiền sản giật thai kỳ cao hơn.

Nếu nghi ngờ mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, bác sĩ sẽ cho mẹ làm xét nghiệm dung nạp glucose.

Mẹ cũng được bác sĩ làm xét nghiệm máu từ tuần 20 đến tuần 24, cũng như xét nghiệm ở tuần 28 để kiểm tra xem có gặp phải tình trạng thiếu máu hay không.

Triệu chứng mang thai nặng hơn khi bầu song thai?

Các triệu chứng mang thai có thể sẽ rõ ràng hơn nếu mang thai đôi, nhưng cũng không hẳn là điều chắc chắn.

Mẹ dễ bị chảy máu nhẹ vào đầu thai kỳ hơn so với khi mang thai đơn. Vì vậy, nếu phát hiện triệu chứng này thì mẹ cũng không nên lo lắng quá.

Tuy nhiên, thật đáng buồn là tỷ lệ sảy thai cao hơn khi mang song thai, đa thai. Nếu thấy chảy nhiều máu và bị chuột rút, mẹ cần đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Tình trạng buồn nôn là rất phổ biến ở mẹ bầu đa thai vì mức độ hormone hCG trong thai kỳ sẽ cao hơn.

Ngoài ra, nồng độ hormone progesterone cao hơn trong thai kỳ cũng ảnh hưởng đến mẹ bầu như:

  • Gây khó thở, đặc biệt là vào đầu thai kỳ.
  • Gây ra chứng ợ nóng và khó tiêu 
  • Gây táo bón, thường sẽ nặng hơn khi mẹ phải uống viên sắt để điều trị thiếu máu.

Áp lực vì phải mang hai em bé cũng ảnh hưởng ít nhiều đến mẹ. Càng về cuối thai kỳ, mẹ càng dễ gặp vấn đề như bị căng cơ hay đau mỏi lưng, tình trạng khó thở và khó tiêu có thể còn tệ hơn.

Tuy nhiên, mẹ cần nhớ rằng ngoài những triệu chứng không đáng có trong thai kỳ kể trên thì còn có những điều thật tuyệt vời khi mẹ có hai em bé cùng một lúc. Hãy suy nghĩ thật lạc quan bằng cách nghĩ về con yêu thật nhiều nhé!

Những triệu chứng nào mẹ cần phải đề phòng?

Các dấu hiệu nguy hiểm mà mẹ cần chú ý cũng giống các thai kỳ bình thường khác. Hãy tin vào bản năng của mình và nếu không chắc chắn về một triệu chứng thì hãy gọi cho bác sĩ. 

Mẹ hãy theo dõi sát sao chuyển động của bé. Nếu con bắt đầu di chuyển nhiều hơn bình thường hoặc ít hơn bình thường thì mẹ cũng nên xin tư vấn của bác sĩ.

Mẹ cũng cần đi kiểm tra nếu có bất kỳ lo lắng nào vì nguy cơ biến chứng thai kỳ thường cao hơn khi mang thai đôi. Tuy nhiên, cũng đừng quá lo lắng vì các biến chứng nghiêm trọng thường ít gặp phải và đại đa số các cặp song sinh đều được sinh ra khỏe mạnh.

 Mẹ cần kiểm tra nếu có bất kỳ lo lắng về nguy cơ biến chứng

 Mẹ cần kiểm tra nếu có bất kỳ lo lắng về nguy cơ biến chứng

Các trường hợp sinh non trước 37 tuần xảy ra ở hơn một nửa số trường hợp mang thai đôi. Nếu có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ hãy gọi cho bác sĩ ngay.

Tiền sản giật, một biến chứng nghiêm trọng có liên quan đến huyết áp cao, rất dễ gặp ở những phụ nữ mang thai đôi. Do đó, mẹ bầu có biểu hiện của chứng tiền sản giật cần được bác sĩ theo dõi sức khỏe sát sao.

Bác sĩ phát hiện tiền sản giật bằng cách đo huyết áp và xét nghiệm nước tiểu trong các lần khám trước đó, hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu mẹ:

  • Đau nửa đầu trước dữ dội và không đỡ ngay cả khi đã uống thuốc giảm đau
  • Có vấn đề về thị lực như mờ mắt hoặc hoa mắt
  • Đau bụng trên
  • Nôn mửa
  • Đột nhiên sưng chân, mắt cá chân, mặt và tay

Mẹ sẽ tăng nhiều cân hơn khi mang thai đôi?

Có khả năng mẹ sẽ tăng cân nhiều hơn so với khi mang thai đơn, nhưng cũng đừng vì điều này mà buồn bã. 

Tăng cân là chuyện bình thường trong thai kỳ, đặc biệt ở bà bầu đa thai để giúp các con phát triển tốt và cung cấp năng lượng giúp cho quá trình chuyển dạ và sinh nở diễn ra thuận lợi.

Vì vậy, mẹ hãy cố gắng duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết nhé.

Để thai kỳ diễn ra thuận lợi

Mẹ nên giữ bình tĩnh, việc làm quen với một thai kỳ đa thai cần diễn ra từ từ, vì mẹ sẽ mệt mỏi khi mang thai hai em bé. 

Mẹ không cần nằm trên giường quá nhiều, nhưng hãy đặt chân lên cao khi có thể. Mẹ cũng dễ bị khó ngủ trong giai đoạn sau của thai kỳ, do đó sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn đó.

Hãy ưu tiên việc nghỉ ngơi. Nếu đã có con, hãy nhờ bạn bè hoặc người thân chăm sóc bé lớn để mẹ nghỉ ngơi nhiều hơn. Trong trường hợp đang đi làm, mẹ có thể nghỉ ngơi vào cuối ngày. 

Việc tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng như Yoga, Pilates hoặc bơi lội sẽ giúp mẹ có thêm năng lượng vào ban ngày và ngủ ngon hơn vào ban đêm. Tuy nhiên, trước khi tập luyện, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn nhất nhé.

Hơn một nửa số cặp song sinh chào đời trước tuần 37 và có ít nhất một bé cần được chăm sóc đặc biệt. Để chuẩn bị sẵn sàng, mẹ hãy đọc và tích lũy cho mình những kiến thức chăm sóc thai đôi cũng như thực hành thai giáo cùng POH nhé!

POH luôn đồng hành cùng mẹ trong từng giai đoạn của thai kỳ và hỗ trợ mẹ bất cứ lúc nào để mẹ yên tâm trải nghiệm thai kỳ cùng con yêu.

Nguồn: Babycenter

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti