26 vấn đề hay gặp trong thai kỳ - Lưu lại ngay để dùng khi cần mẹ nhé!

đăng bởi

“Mới trải qua 1 lần sinh nở mà cơ thể bị tàn phá bởi rạn da đến thế này. Con thì khóc suốt, đã vậy chồng cứ chê béo mấy mom ơi. Em muốn stress luôn. Mom nào như em, an ủi cho e vượt qua giai đoạn này với. Có mom nào biết cách trị rạn da sau sinh và phòng tránh rạn da ngay từ trong thai kỳ không mách em với để bầu đứa sau em không bị khổ sở như thế này?”

Đây là lời tâm sự của một bà mẹ trẻ và cũng là nỗi lòng của nhiều chị em lần đầu làm mẹ. Mang thai khiến mẹ gặp rất nhiều vấn đề mà mẹ chưa từng trải qua. Mỗi người có một thai kỳ khác nhau, nhưng nhìn chung chị em có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề dưới đây. Mời các mẹ cùng tìm hiểu 26 vấn đề phiền phức trong thai kỳ mẹ bầu có thể gặp phải!

 

MỤC LỤC

1. Ốm nghén

2. Nhau tiền đạo 

3. Chuột rút khi mang thai

4. Sinh non

5. Khó thở khi mang thai

6. Táo bón khi mang thai

7. Rạn da khi mang thai

8. Chóng mặt khi mang thai, ngất xỉu

9. Đau bụng khi mang thai

10. Thiếu máu khi mang thai

11. Mất ngủ khi mang thai

12. Đau lưng khi mang thai

13. Bầu đi tiểu nhiều

14. Stress khi mang thai

15. Có thai ngoài tử cung phải làm sao?

16. Ngứa khi mang thai, phát ban

17. Đau xương chậu khi mang thai 3 tháng cuối

18. Bà bầu bị Chảy máu cam 3 tháng cuối

19. Tê chân khi mang thai (tê tay khi mang thai)

20. Giãn tĩnh mạch khi mang thai

21. Bầu bị ợ nóng

22. Phù nề khi mang thai

23. Dịch ối thấp 

24. Đau ngực khi mang thai

25. Chảy máu nứu răng khi mang thai

26. Sảy thai 

 

Hiện tượng rạn da như của trường hợp chia sẻ trên của mẹ bầu chỉ là một trong vô vàn những vẫn đề phiền phức mà các mẹ có thể gặp phải trong suốt thai kỳ của mình.

Ngoài ra, chị em còn gặp phải rất nhiều những vấn đề khác gây khó chịu trong suốt thai kỳ, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe mẹ bầu mà còn gây nên những biến chứng nguy hiểm cho thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển và tương lai của con yêu.

Vậy những vấn đề phổ biến trong thai kỳ là gì? Mời các mẹ cùng tham khảo bài viết sau đây của POH để có cái nhìn thấu đáo hơn cũng như giúp cải thiện các vấn đề này hoặc thậm chí là ngăn chặn nó khỏi thai kỳ của mình nhé!

Mời mẹ tìm hiểu thêm: Những triệu chứng bất thường khi mang thai mẹ bầu không thể bỏ qua

1. Ốm nghén

Ôm nghén là gì?

Thuật ngữ y khoa cho biết ốm nghén chính là “buồn nôn và nôn mửa khi mang thai.” Đây cũng chính là những biểu hiện ốm nghén phổ biến mà các mẹ bầu gặp phải trong thai kỳ.

Vậy hiện tượng ốm nghén xuất hiện khi nào?

Triệu chứng ốm nghén bắt đầu khi nào

Triệu chứng ốm nghén bắt đầu khi nào?

Thông thường các triệu chứng ốm nghén sẽ xuất hiện phổ biến ở 3 tháng đầu thai kỳ. Có nhiều mẹ có thể nhận thấy mình bị ốm nghén ngay từ tuần thứ 4 mang thai. Các mẹ thường cảm thấy buồn nôn và nôn ói vào buổi sáng. Nhiều trường hợp khác có thể bị ốm nghén ở các thời điểm khác nhau trong ngày.

Bước sang tam cá nguyệt thứ hai, ốm nghén sẽ giảm dần và hết hẳn, nên các mẹ yên tâm nhé.

Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do hormone HCG tăng nhanh trong thời gian mang thai sớm. Bên cạnh đó, estrogen, dạ dày mẹ bầu nhạy cảm và khứu giác nhạy cảm với các mùi khác nhau cũng khiến nguy cơ mẹ bị ốm nghén cao hơn.

Những kiến thức thú vị như dấu hiệu ốm nghén bé trai, dấu hiệu ốm nghén con gái, có thai bao lâu thì bị nghén, hay chồng ốm nghén thay vợ đã được POH giải đáp trong bài viết ốm nghén trong thai kỳ của POH, các mẹ cùng tham khảo nhé!

Chuyên gia nói gì về tình trạng ốm nghén thai kỳ, ba mẹ tham khảo thêm tại bài viết Hỏi đáp - Ốm nghén thai kỳ

 

 

2. Nhau tiền đạo

Nhau tiền đạo là gì?

Nhau thai có vai trò cung cấp oxy và chất dinh dưỡng phục vụ cho sự phát triển của con yêu trong bụng mẹ.

Thông thường bánh nhau sẽ bám cao hơn trên thành tử cung của người mẹ. Tuy nhiên một số trường hợp mẹ bầu xảy ra tình trạng nhau thai chặn ngay cổ tử cung của mẹ bầu, thì đây được gọi là hiện tượng nhau tiền đạo.

Nhau tiền đạo trung tâm có nguy hiểm không

Nhau tiền đạo trung tâm có nguy hiểm không?

Theo thống kê có cứ 200 phụ nữ mang thai thì 2 mẹ bầu sẽ gặp phải hiện tượng này. Hiện tượng nhau tiền đạo được chứng minh gây ảnh hưởng đến cả mẹ bầu và thai nhi.

Theo đó, mẹ bầu bị nhau tiền đạo sẽ bị chảy máu nhiều, tăng nguy cơ sinh non, sinh mổ cũng là lựa chọn tối ưu cho cả mẹ và bé yêu. Trong nhiều trường hợp nguy kịch mẹ bầu có thể phải chấp nhận cắt bỏ tử cung để tách thai nhi ra khỏi niêm mạc tử cung.

Ba Mẹ tham khảo thêm bài viết về Nhau tiền đạo của POH để tìm hiểu thêm về những kiến thức về nhau tiền đạo loại 2, nhau tiền đạo nhóm 3, bị nhau tiền đạo nên ăn gì và cách điều trị nhau tiền đạo nhé!

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng trả lời rất nhiều thắc mắc của ba mẹ về nhau tiền đạo, ba mẹ đọc thêm tại bài viết này.

3. Chuột rút khi mang thai

Hiện tượng chuột rút khi mang thai như thế nào và nguyên nhân do đâu?

Mẹ bầu bị chuột rút khi mang thai là một hiện tượng hoàn toàn bình thường, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Nguyên nhân là do em bé trong bụng mẹ ngày càng phát triển thì các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung theo đó mà bị kéo căng.

Ngoài ra, chứng ợ, khó tiêu, hiện tượng táo bón, bệnh viêm ruột thừa hay thiếu canxi trong thai kỳ cũng là những nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu bị chuột rút trong thai kỳ.

Mẹ bầu có thể cảm nhận chuột rút rõ nhất ở vùng bụng dưới vì hiện tượng chuột rút cơ bụng là phổ biến hơn cả.

Mẹ bầu bị chuột rút khi mang thai có nguy hiểm không?

Bà bầu bị chuột rút có nguy hiểm không

Bà bầu bị chuột rút có nguy hiểm không?

Thông thường, hiện tượng chuột rút khi mang thai không gây nguy hiểm cho mẹ và con yêu.

Tuy nhiên các mẹ cũng nên chú ý khi hiện tượng chút rút đi kèm theo với những cơn đau dữ dội, dai dẳng hay những triệu chứng buồn nôn, nôn ói, chảy máu âm đạo, nhức đầu hay sốt. Vì đây có thể là những dấu hiệu mẹ bị mang thai ngoài tử cung hay sảy thai.

Mẹ bầu tìm hiểu về chuột rút khi mang thai như thế nào, bị chuột rút khi mang thai 3 tháng cuối và mang thai bị chuột rút ở chân trong bài viết Chuột rút khi mang thai - Hướng dẫn mẹ bầu xử lý đúng cách của POH nhé!

4. Sinh non

Sinh non là gì?

Hiện tượng con yêu chào đời trước tuần thứ 37 của thai kỳ được gọi là sinh non.

Khi mẹ bầu bắt đầu có những cơn co thắt khiến tử cung giãn nở rộng hơn vào trước tuần thứ 37 thì đó chính là dấu hiệu dọa sinh non mẹ bầu nên chú ý nhé.

Hiện tượng sinh non có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi hoặc thậm chí gây tử vong cho con yêu của bạn trong trường hợp con yêu bị sinh non quá sớm khi sức khỏe còn rất yếu. Con yêu càng cứng cáp khỏe mạnh lúc chào đời thì khả năng sống sót và khỏe mạnh của bé lại càng cao hơn.

Con bị sinh non sẽ có sức khỏe yếu hơn bình thường

Con bị sinh non sẽ có sức khỏe yếu hơn bình thường

Những nguyên nhân phổ biến và chủ yếu nhất cứ hiện tượng sinh non ở các mẹ bầu là do mẹ mắc phải những căn bệnh như nhiễm trùng vùng kín, viêm âm đạo do nấm, hoặc mẹ bầu gặp các biến chứng về sức khỏe trong thai kỳ như mắc phải tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp hay tiền sản giật.

Những mẹ bầu từng có tiền sử sinh non thì nguy cơ sinh non lần sau cũng cao hơn so với những mẹ bầu bình thường khác.

Ngoài ra, để hiểu rõ hơn về hiện tượng sinh non, những nguyên nhân và dấu hiệu sinh non cụ thể như dấu hiệu sinh non tuần 30, dấu hiệu sinh non tuần 33, dấu hiệu sinh non tuần 34,… và cách giảm tỷ lệ sinh sinh trong thai kỳ, ba mẹ có thể đọc kỹ hơn trong bài viết Tất tần tật về sinh non mà mẹ bầu nên biết của POH nhé!

5. Khó thở khi mang thai

Trong thai kỳ, bụng bầu ngày càng lớn hơn có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi do đi lại khó khăn hơn. Hiện tượng khó thở cũng là hoàn toàn bình thường, đặc biệt là khó thở khi mang thai tháng thứ 8 cũng như hiện tượng bà bầu khó thở 3 tháng cuối.

Mẹ bầu bị đầy hơi khó thở khi mang thai

Mẹ bầu bị đầy hơi khó thở khi mang thai

Không chỉ ở những tháng cuối thai kỳ, mà nhiều mẹ bầu còn có thể gặp phải triệu chứng khó thở khi mang thai tháng đầu.

Nguyên nhân khó thở khi mang thai là do trong thai kỳ lượng hormone tăng cao. Đặc biệt là progesterone, ảnh hưởng trực tiếp đến phổi và kích thích trung tâm hô hấp.

Và mặc dù số lượng hơi thở của mẹ bầu mỗi phút thay đổi rất ít trong khi mang thai, lượng không khí mẹ hít vào và thở ra với mỗi hơi thở sẽ tăng đáng kể nhằm cung cấp đủ oxy cần thiết cho cơ thể.

Tình trạng khó thở có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong trường hợp mẹ bầu bị hen suyễn, thiếu máu hoặc cao huyết áp.

Những thắc mắc của mẹ bầu về hiện tượng khó thở khi mang thai tháng thứ 9, bà bầu khó thở về đêm,…đã được POH giải đáp trong bài viết Mẹ bầu bị khó thở khi mang thai, các mẹ cùng tham khảo nhé!

6. Táo bón khi mang thai

Táo bón khi mang thai là gì?

Táo bón là một vấn đề phổ biến trong quá trình mang thai. Theo đó, có tới một nửa số phụ nữ mang thai bị táo bón tại một thời điểm nhất định trong thai kỳ.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự gia tăng hormone progesterone, làm giãn cơ trơn khắp cơ thể, bao gồm cả đường tiêu hóa. Điều này có nghĩa là thức ăn sẽ đi qua ruột chậm hơn, gây nên hiện tượng táo bón ở bà bầu.

Táo bón khi mang thai gây đau bụng ở các mẹ bầu

Táo bón khi mang thai gây đau bụng ở các mẹ bầu

Nhiều chị em thắc mắc táo bón có phải là dấu hiệu mang thai? Theo các chuyên gia và thực tế đã chứng minh được hiện tượng táo bón cũng chính là một trong những dấu hiệu mang thai phổ biến. Nhiều chị em cũng nhận thấy mình bị táo bón khi mang thai tuần đầu.

Càng về cuối thai kỳ thì hiện tượng này có thể nghiêm trọng hơn khi con yêu phát triển dần lên khiến cho tử cung phình to chèn ép lên trực tràng của mẹ bầu. Do đó, việc bà bầu bị táo bón 3 tháng cuối là rất phổ biến.

Ba mẹ có thể đọc thêm bài viết Mẹ bầu bị Táo bón điều trị như thế nào? của POH để tìm hiểu thêm về hiện tượng táo bón khi mang thai tháng cuối cũng như tham khảo một số loại thuốc trị táo bón cho bà bầu nhé!

Chuyên gia trả lời như thế nào về tái bón trong thai kỳ, ba mẹ tham khảo tại bài viết Hỏi đáp – Táo bón thai kỳ của POH nhé!

7. Rạn da khi mang thai

Tại sao bị rạn da khi mang thai?

Hiện tượng rạn da xuất hiện khi các lớp đàn hồi và collagen của da bị phá vỡ. Vết rạn da là những đường nhỏ kéo dài có màu hồng, đỏ xuất hiện trên da sau dần chuyển sang màu đậm hoặc trắng.

Thông thường những mẹ bầu có làn da có độ dàn hồi kém, thì nguy cơ bị rạn da khi mang thai sẽ cao hơn. Đồng thời, chị em càng có bầu muộn, ở độ tuổi cao thì nguy cơ bị rạn da sẽ càng cao hơn, đặc biệt là đối với những mẹ mang bầu ngoài 35 tuổi.

Mẹ bầu bị tăng cân nhanh chóng, có bầu song sinh, sinh ba, hoặc du nước ối, thì khả năng mẹ bị rạn da cũng cao hơn những mẹ bình thường khác.

Mẹ bầu chống rạn da khi mang thai bằng dầu dừa

Mẹ bầu chống rạn da khi mang thai bằng dầu dừa

Biểu hiện rạn da khi mang thai

Những triệu chứng đầu tiên của rạn da là tình trạng mẹ bầu cảm thấy nóng ran ở da đặc biệt là ở vùng bụng, hông, đùi, ngực. Sau đó là cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Vết rạn da là những đường nhỏ có màu hồng, đỏ xuất hiện trên da sau dần chuyển sang màu đậm hoặc trắng.

Vậy bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy, hiện tượng rạn da khi mang thai xuất hiện khi nào cũng như cách điều trị và ngăn ngừa tình trạng này như thế nào? Mẹ bầu hãy tham khảo thêm bài viết Rạn da khi mang thai và cách khắc phục của POH nhé!

Ba mẹ tham khảo tư vấn của chuyên gia về rạn da tại bài viết này nhé!

8. Chóng mặt khi mang thai, ngất xỉu

Hiện tượng bà bầu hay bị chóng mặt khó thở thậm chí là ngất xỉu trong thai kỳ có thể dễ nhận thấy đặc biệt là đối với những mẹ mang thai song sinh, sinh ba,…

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do mẹ bầu bị thiếu máu do thiếu sắt, lúc này lượng hồng cầu không đủ để cung cấp oxy đến não và các cơ quan trong cơ thể dẫn đến hiện tượng mẹ bầu bị tụt huyết áp, và có thể ngất xỉu đột ngột.

Mẹ bầu bị chóng mặt trong thai kỳ

Mẹ bầu bị chóng mặt trong thai kỳ

Sắt đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu và con yêu trong thai kỳ. Do đó, mẹ nên có một chế độ dinh dưỡng thai kỳ cân bằng cung cấp đủ lượng sắt cần thiết nhằm hạn chế tối đa hiện tượng thiếu máu trong thai kỳ nhé.

Việc ngồi và đứng lên một cách đột ngột khi cơ thể chưa kịp thích nghi cũng chính là một nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chóng mặt và ngất xỉu.

Vậy mẹ bầu bị ngất có ảnh hưởng đến con không? Hay hiện tượng chóng mặt tim đập nhanh khi mang thai là như thế nào? Mẹ hãy đọc thêm bài viết Chóng mặt, ngất xỉu trong thai kỳ của POH để giải đáp những thắc mắc của mình nhé!

9. Đau bụng khi mang thai

Đau bụng là hiện tượng thông thường và phổ biến trong thai kỳ. Nếu mẹ cảm thấy đau bụng khi mang thai tháng đầu thì được coi là một trong những dấu hiệu có thai sớm mà mẹ bầu cần chú ý.

Một số nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu bị đau bụng bao gồm đầy hơi do kích thích tố làm chậm quá trình tiêu hóa và tử cung lớn dần lên gây áp lực lên dạ dày và ruột. Hiện tượng táo bón và chuột rút cũng là nguyên nhân khiến mẹ bị đau bụng trong thai kỳ.

Ngoài ra, hiện tượng đau dây chằng tròn cũng tạo nên những cơn đau ngắn ở hai bên bụng dưới hoặc sâu trong háng.

Mẹ bầu bị đau bụng khi mang thai tháng thứ 7

Mẹ bầu bị đau bụng khi mang thai tháng thứ 7

Đau bụng khi mang thai thế nào là bất thường?

Tuy nhiên mẹ bầu cần chú ý, không phải lúc nào đau bụng cũng là bình thường và vô hại với thai kỳ. Trong trường hợp đau bụng kèm theo hiện tượng chảy máu âm đạo, tiết dịch âm đạo bất thường, mẹ bầu bị sốt và ớn lạnh, hoặc bồn nôn và ói mửa thì lúc này đau bụng chính là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề nghiêm trọng trong thai kỳ.

Và những vấn đề nghiêm trọng dẫn đến hiện tượng đau bụng có thể là mẹ bầu có thai ngoài tử cung, sảy thai, sinh non hay là dấu hiệu của chứng tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiết niệu,…

Do đó mẹ bầu cần đặc biệt chú ý xem triệu chứng đau bụng của mình có kèm theo một trong những biểu hiện trên không để kịp thời thăm khám và điều trị nhé!

Đau bụng là hiện tượng phổ biến ở hầu hết các tháng từ đầu cho đến kết thúc thai kỳ, các mẹ có thể tham khảo hiện tượng đau bụng khi mang thai tháng thứ 1, đau bụng khi mang thai tháng thứ 2, … cho đến tháng cuối trong bài viết Hiện tượng đau bụng trong thai kỳ của POH nhé!

Bên cạnh đó, chuyên gia nói gì về tình trạng đau bụng trong thai kỳ, bài viết Hỏi đáp – Đau bụng và đau lưng khi mang thai sẽ giải đáp những thắc mắc của các mẹ.

10. Thiếu máu khi mang thai

Thiếu máu là hiện tượng giảm số lượng hồng cầu vốn có vai trò cung cấp oxi cho cơ thể. Hiện tượng này thường gặp ở các mẹ bầu trong thai kỳ khi thể tích máu trong cơ thể tăng cao phục vụ cho sự phát triển của thai nhi mà mẹ bầu không thể bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho việc tạo máu, đặc biệt là sắt.

Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng thiếu máu trong thai kỳ là do thiếu sắt. Nghiên cứu cho thấy có từ 75-95% trường hợp mẹ bầu bị thiếu máu là do thiếu sắt. Sắt đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể sản sinh ra các tế bào hồng cầu.

Mẹ bầu bị thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối

Mẹ bầu bị thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối

Trong thời gian mang thai, lượng sắt được khuyến khích cho mẹ bầu là từ 18mg đến 27mg mỗi ngày.

Việc không bổ sung đủ sắt dẫn đến thai nhi bị thiếu máu khi mang thai đặc biệt là trong hai tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ có thể khiến nguy cơ con yêu sinh ra bị nhẹ cân tăng cao. Trong trường hợp thiếu máu do thiếu sắt nghiêm trọng còn có thể làm tăng nguy cơ con yêu tử vong.

Ngoài ra cũng có một số nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng thiếu sắt ở các mẹ như mẹ không bổ sung đủ axit folic hoặc vitamin B12 trong thai kỳ.

Mẹ bầu có thể tham khảo thêm bài viết Thiếu máu khi mang thai của POH để tìm hiểu những kiến thức bổ ích như phụ nữ mang thai thiếu máu nên ăn gì, thiếu máu hồng cầu nhỏ có ảnh hưởng đến thai nhi không hay có nên truyền máu khi mang thai không nhé!

Theo các bác sĩ, mẹ bầu thiếu máu phải làm sao? Ba mẹ đọc thêm tại Hỏi đáp với bác sĩ - Thiếu máu khi mang thai của POH nhé!

11. Mất ngủ khi mang thai

Mẹ bầu mất ngủ triền miên khi mang thai không còn là một chuyện quá xa lạ đối với các chị em trong thai kỳ. Theo thống kê, có đến 8 trong 10 phụ nữ mang thai bị mất ngủ hay gặp phải những vấn đề về giấc ngủ khác như khó ngủ trong thai kỳ.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu mất ngủ hay khó ngủ khi mang thai. Khi con yêu càng phát triển, bụng bầu lớn dần khiến mẹ bầu nằm kiểu nào cũng không thấy thoải mái. Theo nghiên cứu, mẹ bầu có thể thấy dễ chịu hơn khi ngủ với tư thế nằm nghiêng sang trái.

Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối ảnh hưởng như thế nào đến con yêu

Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối ảnh hưởng như thế nào đến con yêu?

Tuy nhiên nếu cả đêm nằm vậy, mẹ dễ bị đau nhức toàn thân, vậy nên mẹ phải liên tục thức dậy để trở mình, thay đổi tư thế.

Đi tiểu nhiều vào ban đêm, bị chuột rút, hay tình trạng mẹ căng thẳng lo lắng cũng là những thủ phạm khiến mẹ bầu mất ngủ khi mang thai, khó ngủ trong thai kỳ.

Nhiều mẹ bầu có thắc mắc mới mang thai có bị mất ngủ không, bà bầu mất ngủ nên ăn gì hay bà bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không? Những thắc mắc này đã được POH giải đáp đầy đủ trong bài viết Mẹ bầu bị mất ngủ khi mang thai và cách khắc phục của POH, các mẹ cùng tham khảo nhé.

Mất ngủ khi mang thai phải làm sao? Mẹ bầu mất ngủ tham khảo lời khuyên của chuyên gia tại Hỏi đáp với bác sỹ - Mất ngủ khi mang thai và cách điều trị nhé!  

12. Đau lưng khi mang thai tháng cuối

Hiện tượng đau lưng khi mang thai là một hiện tượng hoàn toàn bình thường và phổ biến trong thai kỳ. Hiện tượng này là có thể thấy ngay khi mới có thai. Triệu chứng đau lưng khi mới thụ thai có thể là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người mẹ.

Mẹ bầu bị đau lưng khi mang thai tháng cuối

Mẹ bầu bị đau lưng khi mang thai tháng cuối

Đau lưng khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?

Càng về cuối thai kỳ, triệu chứng đau lưng có thể nghiêm trọng hơn do bụng bầu lớn dần lên tạo áp lực cho vùng lưng của mẹ bầu. Đau lưng khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu trong những hoạt động hàng ngày đặc biệt là khi mẹ phài đi bộ, đứng hay ngồi trong một thời gian dài.

Ttheo thống kê, có tới 2/3 phụ nữ mang thai bị đau lưng. Đặc biệt là vùng lưng dưới, đau vùng chậu sau và đau thắt lưng. Triệu chứng này có thể sẽ kéo dài cho đến khi con yêu chào đời, một sô trường hợp khác phải mất đến vài tháng sau sinh mới hết đau lưng.

Mẹ bầu hãy đọc thêm bài viết Đau lưng khi mang thai của POH để tìm hiểu kỹ hơn về hiện tượng đau lưng khi mang thai tháng thứ 4, đau lưng khi mang thai tháng thứ 5, hay mẹ bầu bị đau lưng khi mang thai tháng thứ 7 và biết cách giảm tình trạng này bằng cách nào nhé!

13. Bầu đi tiểu nhiều

Đi tiểu nhiều khi mang thai cũng chính là một trong những dấu hiệu mang thai sớm có thể trả lời cho thắc mắc của các mẹ bầu đi tiểu nhiều có phải mang thai không?

Hiện tượng này là do những nguyên nhân như: Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người mẹ, khối lượng máu cũng tăng lên trong suốt thai kỳ. Theo đó, mẹ bầu sẽ có thêm gần 50% máu lưu thông trong cơ thể mình, khiến cho thận sẽ phải đảm nhiệm vai trò xử lý chất lỏng nhiều hơn. Mẹ bầu mang thai đi tiểu nhiều cũng là điều hiển nhiên.

Có thai bao lâu thì đi tiểu nhiều

Có thai bao lâu thì đi tiểu nhiều?

Nguyên nhân tiếp theo là do em bé trong bụng mẹ ngày càng phát triển, kích thước tử cung tăng lên gây áp lực lên bàng quang, làm cho mẹ buồn tiểu nhiều hơn.

Thông thường, mẹ bầu đi tiểu nhiều vào giai đoạn đầu thai kỳ, hiện tượng này có thể diễn ra thường xuyên hơn khi bụng bầu ngày càng lớn dần gây áp lực lên bàng quang của mẹ.

Để biết những thông tin về việc bà bầu đi tiểu nhiều có tốt không, đi tiểu nhiều khi mang thai 3 tháng giữa và đi tiểu nhiều khi mang thai tháng cuối, cũng như cách hạn chế vấn đề này, mẹ bầu tham khảo bài viết Tạo sao mẹ bầu đi tiểu nhiều trong thai kỳ? của POH nhé?

14. Stress khi mang thai

Mang thai đem đến nhiều vấn đề khiến mẹ bầu phải lo lắng trong thai kỳ. Tất cả chỉ vì một lý do đó chính là mẹ đang mang trong mình một sinh linh bé nhỏ và làm thế nào để con yêu phát triển tốt nhất trong bụng mẹ.

Khi người mẹ mang thai, những vấn đề về chuyện ăn uống, suy nghĩ, cảm nhận, và nên làm gì cũng có thể khiến mẹ bầu đắn đo. Cũng hoàn toàn bình thường khi mẹ lo lắng về việc liệu con yêu có đang khỏe mạnh hay không?

Con yêu sẽ làm cuộc sống và những mối quan hệ của mẹ như thế nào? Liệu mình có thực sự đảm nhận vai trò làm cha làm mẹ tốt được hay không? Tất cả điều này cũng có thể gây ra stress khi mang thai.

Mẹ bầu khóc nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi

Mẹ bầu khóc nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi?

Tuy nhiên, nếu tình trạng lo lắng, buồn phiền, stress khi mang thai kéo dài thường xuyên khiến mẹ mệt mỏi căng thẳng, tâm trạng thât thường, suy nghĩ nhiều quá, mẹ bầu có thể gặp phải nguy cơ mắc chứng trầm cảm khi mang thai.

Vậy làm thế nào để giảm căng thẳng khi mang thai, mẹ bầu hãy tham khảo bài viết Stress khi mang thai của POH nhé!

15. Có thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Thông thường, quá trình thụ tinh được diễn ra trong ống dẫn trứng. Sau đó trứng được thụ tinh sẽ di chuyển vào tử cung và bám vào thành tử cung. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng may mắn diễn ra suôn sẻ như vậy.

Hiện tượng trứng đã thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung được gọi là có thai ngoài tử cung. Theo đó, trứng đã thụ thinh có thể bám vào thành ống dẫn trứng để phát triển.

Có thai ngoài tử cung có nguy hiểm không

Có thai ngoài tử cung có nguy hiểm không?

Trường hợp này có thể gây nguy hiểm cho mẹ bầu vì khi phôi thai ngày càng phát triển to hơn, thì nguy cơ thai ngoài tử cung vỡ là điều hiển nhiên. Từ đó, thai ngoài tử cung có thể làm vỡ ống dẫn trứng của mẹ bầu, gây nên hiện tượng chảy máu bên trong, thậm chí là mẹ bầu có thể tử vong.

Nghiên cứu cho thấy việc kết thúc thai kỳ sớm chính là lựa chọn duy nhất cho những mẹ bầu mang thai ngoài tử cung.

Nhiều mẹ bầu thắc mắc liệu có thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không, hay có thai ngoài tử cung thử que được không? Để biết những thông tin này cũng như thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ, thai ngoài tử cung siêu âm có thấy không, và hiểu rõ hơn về cách điều trị thai ngoài tử cung như thế nào, ba mẹ hãy tham khảo bài viết Mang thai ngoài tử cung của POH nhé!

Ngoài ra, ba mẹ có thể đọc thêm bài viết Hỏi đáp – Có thai ngoài tử cung để nghe các bác sỹ tư vấn về tình trạng này nhé!

16. Ngứa khi mang thai, phát ban

Ngứa khi mang thai là điều hoàn toàn bình thường và phổ biến. Theo số lượng thống kê, có tới 20% phụ nữ mang thai bị ngứa da trong thai kỳ.

Mẹ bầu thường sẽ cảm thấy ngứa ngáy ở những vùng da nhất định như da bụng, ngực. Một số trường hợp thì bị ngứa vùng kín khi mang thai hoặc ngứa ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Những trường hợp khác có thể bị ngứa kèm theo hiện tượng phát ban, nổi mẩn đỏ toàn thân.

Mẹ bầu bị ngứa khi mang thai tháng cuối

Mẹ bầu bị ngứa khi mang thai tháng cuối

Khi bụng và ngực lớn dần lên thì những vùng da này sẽ phải căng, dãn ra gây nên cảm giác ngứa khi mang thai. Biểu hiện ngứa này cũng chính là một dấu hiệu sớm của triệu trứng rạn da, tuy nhiên không phải tất cả các mẹ bầu bị ngứa da đều sẽ bị rạn da.

Trong trường hợp mẹ mang thai bị ngứa chân tay một cách nghiêm trong như có thấy xuất hiện những nốt mẩn đỏ trong lòng bàn tay và bàn chân, mẹ bầu nên thăm khám sớm để được điều trị kịp thời.

Để tìm hiểu những thông tin khác về bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân, bị ngứa khi mang thai tháng đầu cũng như biết cách trị ngứa khi mang thai, mẹ bầu hãy tham khảo bài viết Ngứa và phát ban trong thai kỳ của POH nhé!

17. Đau xương chậu khi mang thai 3 tháng cuối

Cứ 4 phụ nữ mang thai thì có 1 mẹ bị ảnh hưởng bởi tình trạng đau vùng xương chậu trong thai kỳ. Hiện tượng này xuất hiện ở cuối tam cá nguyệt thứ nhất và có thể kéo dài hết thai kỳ và một vài tháng sau sinh.

Theo đó hiện tượng đau xương chậu khi mang thai 3 tháng đầu có thể nhẹ nhàng hơn khi thai nhi chưa phát triển nhiều. Đau xương chậu khi mang thai 3 tháng cuối nghiêm trọng hơn do bụng bầu ngày càng lớn, vùng xương chậu lại là vùng chịu nhiều áp lực nâng dỡ của cơ thể khi mang thai.

Mẹ bầu bị đau xương chậu khi mang thai tháng cuối (3)

Mẹ bầu bị đau xương chậu khi mang thai tháng cuối

Mẹ bầu có thể cải thiện tình trạng này bằng một số cách như có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, di chuyển, di lại nhẹ nhàng, không làm việc nặng nhọc hay chườm nước nóng và lạnh lên vùng bị đau cũng có thể cải thiện tình hình đáng kể đó nhé!

Đau xương chậu khi mang thai có nguy hiểm không? Mẹ bầu có thể tham khảo thêm Mẹ bầu đau xương chậu khi mang thai phải làm sao đây? của POH nhé!

18. Bà bầu bị chảy máu cam 3 tháng cuối

Do nhu cầu lượng máu nuôi dưỡng con yêu gia tăng khiến cho các mạch máu trên cơ thể dãn rộng hơn, trong khi các mạch máu trong mũi vốn rất nhỏ khi phải chịu tác động của dòng chảy máu có thể khiến các thành mạch bị đứt dẫn đến hiện tượng bà bầu chảy máu mũi. Lúc này, mẹ bầu có thể bị chảy máu cam 1 bên mũi hoặc thậm chí là cả hai.

Bà bầu bị chảy máu cam 3 tháng cuối

Bà bầu bị chảy máu cam 3 tháng cuối

Đặc biệt hiện tượng chảy máu cam khi mang thai 3 tháng cuối là phổ biến hơn cả. Do lúc này, con yêu phát triển một cách nhanh chóng kéo theo lưu lượng máu trong cơ thể cũng tăng cao.

Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu cần có một chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, tránh tình trạng tăng huyết áp thai kỳ.

Vậy bà bầu bị chảy máu cam nên ăn gì? Mẹ bầu hãy đi tìm câu trả lời cho thắc mắc của mình trong bài viết Chảy máu cam trong thai kỳ của POH nhé!

19. Tê chân khi mang thai, tê tay khi mang thai

Hiện tượng tê tay chân là điều hoàn toàn bình thường ở tất cả mọi người. Đặc biệt là đối với các mẹ bầu trong thai kỳ. Theo đó, mẹ bấu có thể bị tê tay khi mang thai 3 tháng đầu, càng về cuối thai kỳ, tình trạng chị em có bầu bị tê ngón tay, chân có thể trở nên nghiêm trọng và gây khó chịu cho các mẹ hơn.

Một số ít mẹ bầu bị tê tay là do mẹ mắc hội chứng ống cổ tay. Lúc này, dây thần kinh ở cổ tay bị chèn ép, khiến cho tuần hoàn máu bị tắc nghẽn dẫn đến hiện tượng tê tay của mẹ bầu. Nhiều mẹ bầu nằm nghiêng bị tê tay hay bứt rứt chân tay khi mang thai là điều hiển nhiên.

Mẹ bị tê chân, tay khi mang bầu

Mẹ bị tê chân, tay khi mang bầu

Mẹ bầu có thể khắc phục tình trạng này bằng một chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý, ngủ đúng tư thế và thường xuyên thay đổi tư thế để giúp tuần hoàn máu ở vùng chân tay được lư thông tốt hơn.

Những thông tin vầ việc bà bầu bị tê tay trái, bà bầu bị tê cánh tay hay đau khớp ngón tay ở bà bầu đã được POH giải đáp trong bài viết Tê chân, tay ở bà bầu và cách khắc phục của POH, các mẹ cùng tham khảo nhé!

20. Giãn tĩnh mạch khi mang thai

Giãn tĩnh mạch là hiện tượng các tĩnh mạch bị sưng lên bất thường và nổi phồng lên, có thể nhìn thấy trên bề mặt da. Đặc biệt tình trạng mẹ bầu bị giãn tĩnh mạch ở vùng kín khi mang thai là rất phổ biến.

Bên cạnh đó, mẹ bầu còn bị giãn tĩnh mạch ở vùng chân với những tĩnh mạch có màu xanh hoặc tím xuất hiện trên bề mặt da. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu bị tím chân hay bà bầu bị nổi gân xanh phổ biến trong thai kỳ.

Mẹ bầu bị giãn tĩnh mạch khi mang thai có sinh thường được không

Mẹ bầu bị giãn tĩnh mạch khi mang thai có sinh thường được không?

Hiện tượng này không gây ảnh hưởng nhiều đến mẹ bầu, có chăng có thể làm cho đôi chân mẹ cảm thấy nặng nề và hơi đau nhức một chút. Càng về cuối ngày thì tình trạng có thể gây khó chịu hơn do cả ngày mẹ bầu phải đứng hay đi lại nhiều.

Nguyên nhân mẹ bầu bị giãn tĩnh mạch là do tử cung phát triển gây áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng chân và vùng kín của mẹ bầu khiến tĩnh mạch bị giãn. Không chỉ có vậy, khi mang thai, lưu lượng máu trong cơ thể mẹ bầu tăng lên cũng khiến cho các tĩnh mạch giãn rộng để đảm bảo sự lưu thông máu được suôn sẻ.

Vậy mẹ bầu bị giãn tĩnh mạch tử cung có sinh thường được không? Các mẹ hãy tham khảo bài viết Giãn tĩnh mạch khi mang thai  của POH nhé!

Bên cạnh đó, bài viết Hỏi đáp – Giãn tĩnh mạch khi mang thai sẽ cho ba mẹ biết thêm về các lời khuyên của bác sĩ về tình trạng này trong thai kỳ nhé!

21. Bầu bị ợ nóng, đầy hơi

Ợ nóng hay hiện tượng ợ chua khi mang thai còn được gọi là trào ngược axit là cảm giác từ đáy xương ức đến cổ họng. Nhiều mẹ bầu bị ợ nóng rát bụng khi mang thai, đây cũng chính là biểu hiện của chứng ợ nóng thai kỳ.

Nhiều mẹ bầu bị ợ nóng khi mang thai lần đầu và mặc dù hiện tượng đầy hơi ợ nóng trong thai kỳ thường vô hại nhưng nó lại khiến các mẹ bầu khó chịu.

Mẹ bầu bị đầy bụng khi mang thai 3 tháng cuối

Mẹ bầu bị đầy bụng khi mang thai 3 tháng cuối

Ợ nóng và các vấn đề liên quan như đầy hơi thường bắt đầu vào tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ. Tuy nhiên cũng có thể đến sớm hơn đối với một số mẹ bầu.

Nguyên nhân đầy hơi, ợ nóng là do sự thay đổi nội tiết tố và thể chất người mẹ trong khi mang thai. Hormone progesterone làm giãn van ngăn cách thực quản khỏi dạ dày, khiến cho axit dạ dày thấm trở lại gây ra cảm giác nóng rát khó chịu trong cổ họng mẹ bầu.

Đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu và chứng ợ nóng cuối thai kỳ như thế nào? Cũng như cách chữa đầy bụng khó tiêu khi mang thai là gì? Mời ba mẹ cùng tham khảo bài viết Bầu bị ợ nóng, đầy hơi trong thai kỳ của POH nhé!

22. Phù nề khi mang thai

Phù nề khi mang thai là hiện tượng phổ biến đặc biệt là vào 3 tháng cuối. Do nhu cầu lượng máu phục vụ cho sự phát triển của con yêu ngày càng lớn hơn theo từng thời kỳ mà làm cho dây chằng ở chân tay trở nên dãn dần ra, khiến cho mẹ bị phù nề.

Theo đó hiện tượng bà bầu bị phù mặt, phù tay khi mang thai và bà bầu bị phù chân sớm là điều hoàn toàn bình thường.

Bà bầu bị phù chân trong thai kỳ

Bà bầu bị phù chân trong thai kỳ

Mẹ bầu chú ý phù nề có thể chia ra làm hai loại đó là phù sinh lý, chính là hiện tượng phù chân tay, mặt khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong việc vận động, đi lại nhưng không gây nguy hiểm đến sức khỏe me bầu và sự phát triển của con yêu.

Loại thứ 2 đó chính là hiện tượng phù bệnh lý. Đây còn được coi là dấu hiệu của chứng tiền sản giật khiến thai nhi bị suy thai và tăng nguy cơ sinh non ở các mẹ.

Do đó, mẹ bầu nên theo dõi tình trạng sưng phù của mình để xác định xem đó có phải là phù bệnh lý gây nguy hiểm hay không và có cách chữa trị kịp thời.

Để biết thêm chi tiết về cách chữa phù nề khi mang thai cũng như giảm thiểu những ảnh hưởng xấu của hiện tượng này trong thai kỳ, ba mẹ tham khảo bài viết Phù nề khi mang thai và cách khắc phục của POH nhé!

23. Dịch ối thấp

Túi ối chứa đầy chất bảo vệ, nuôi dưỡng và hỗ trợ sự phát triển toàn diện em bé trong bụng mẹ. Hiện tượng có quá ít chất lỏng trong túi ối hay nước ối ít hơn bình thường còn được gọi là dịch ối thấp.

Theo một nghiên cứu thì có khoảng 4% phụ nữ mang thai có lượng nước ối thấp hay nước ối giảm vào một thời điểm nào đó trong thai kỳ, mà phổ biến là vào tam cá nguyệt thứ 3 (thiếu nước ối ở tuần 32, thiếu nước ối ở tuần 36,…)

Mẹ bầu thiếu nước ối thì phải làm sao

Mẹ bầu thiếu nước ối thì phải làm sao?

Nếu mẹ gặp phải trường hợp này, mẹ nên đi thăm khám để được bác sỹ the dõi xem con yêu có đang phát triển bình thường không.

Thiếu nước ối có thể dẫn đến nhiều biến chứng trong thai kỳ như chèn ép rốn, tim thai chậm,…Do đó mẹ có thể khắc phục tình trạng này bằng cách uống nhiều nước hơn nhé.

Mẹ bầu cũng có thể thắc mắc thiếu ối có nên uống nước dừa, hay hiện tượng thiếu ối ở tuần 28, thiếu ối ở tuần 37 thế nào, lượng nước ối 55mm là phù hợp với giai đoạn phát triển nào của con yêu? Những thắc mắc này đã được POH giải thích chi tiết trong bài viết Dịch ối thấp, ba mẹ có thể tham khảo nhé!

Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo lời của chuyên gia về nước ối tại bài viết Hỏi đáp – Dư ối, ít ối và đa ối.

24. Đau ngực khi mang thai

Đau ngực khi có thai là dấu hiệu nhận biết có thai sớm 1 tuần mà các mẹ có thể nhận thấy. Lúc này, khi lượng hormone trong cơ thể người mẹ thay đổi có thể khiến mẹ bầu cảm thấy bầu ngực mình bị căng tức và to hơn bình thường.

Càng về cuối thai kỳ bầu ngực của mẹ bầu sẽ lớn hơn khi các tuyến sữa phát triển cung cấp sữa cho con yêu sau khi chào đời. Tuy nhiên hiện tượng đau ngực khi mang thai thông thường chỉ xuất hiện ở thời gian đầu thai kỳ, sau đó giảm và mất dần, hoặc cũng có thể trở lại vào cuối thai kỳ.

Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng mẹ bầu bị đau ngực bao gồm: Chứng ợ nóng và khó tiêu, mẹ bầu bị căng thẳng, kích thước ngực lớn hơn.

Đau ngực khi mang thai có thể cảnh báo những vấn đề nguy hiểm đối với sức khỏe thai kỳ

Đau ngực khi mang thai có thể cảnh báo những vấn đề nguy hiểm đối với sức khỏe thai kỳ

Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề nghiêm trọng đối với mẹ bầu. Trong trường hợp mẹ bầu bị nhói tim khi mang thai kèm theo hiện tượng đau ngực, nguy cơ mẹ bầu bị mắc những bệnh về tim là tương đối cao.

Theo đó, đau tim khi mang thai cũng chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau ngực. Những triệu chứng kèm theo có thể là hiện tượng chóng mặt, tê, khó thở và cơ thể mệt mỏi. Mẹ bầu nên chú ý xem triệu chứng đau ngực của mình có kèm theo những biểu hiện nào để sớm thăm khám và điều trị kịp thời nhé.

Hãy tham khảo thêm bài viết về hiện tượng đau ngực khi mang thai của POH để có những kiến thức bổ ích nhất nhé!

 

25. Chảy máu nướu răng khi mang thai

Nghiên cứu cho thấy có khoảng một nửa số phụ nữ mang thai bị sưng đỏ nướu răng hoặc chảy máu chân răng trong thai kỳ. Thông thường, mẹ bầu hay bị chảy máu chân răng khi ngủ dậy và khi xỉa hoặc chải răng.

Viêm lợi chảy máu chân răng ở bà bầu

Viêm lợi chảy máu chân răng ở bà bầu

Hiện tượng chảy máu chân răng khi mang thai chính là bệnh viêm nướu thai kỳ nhưng ở dạng nhẹ. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố làm cho nướu răng của mẹ bầu nhạy cảm hơn với vi khuẩn trong mảng bám.

Mẹ bầu cũng có thể nhận thấy xuất hiện một cục u nhỏ hoặc nốt sần trên nướu răng bị chảy máu lúc đánh răng. Khối u tương đối hiếm này được gọi là khối u mang thai, không gây nguy hiểm cũng không hề khiến mẹ bầu bị đau.

Vậy mẹ bầu bị chảy máu chân răng là thiếu chất gì? Ba mẹ hãy tham khảo bài viết bà bầu bị chảy máu chân răng và cách chữa của POH nhé!

Mẹ bầu chăm sóc răng miệng như thế nào cho đúng theo lời khuyên của chuyên gia, để biết ba mẹ đọc bài viết Hỏi đáp – Sâu răng trong thai kỳ và cách chăm sóc răng miệng cho mẹ bầu của POH nhé

26. Sảy thai

Sảy thai hay sảy thai tự nhiên là hiện tượng kết thúc thai kỳ sớm trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ. Theo khảo sát, có khoảng 10 đến 20% hiện tượng mất con là do sảy thai và có đến 80% trường hợp sảy thai diễn ra vào 12 tuần đầu tiên của thai kỳ.

Hầu hết các trường hợp sảy thai trong tam cá nguyệt thứ nhất là do bất thường nhiễm sắc thể trong trứng được thụ tinh khiến phôi thai không phát triển được.

Hiện tượng chảy máu âm đạo chính là dấu hiệu sảy thai sớm đầu tiên mẹ bầu có thể nhận biết được. Ngoài ra, một số trường hợp hiện tượng sảy thai ra máu cục cũng dễ gặp ở các mẹ bầu. Trong trường hợp máu chảy nhiều, liên tục kéo dài lâu, mẹ bầu nên đến thăm khám để được bác sỹ thực hiện một số xét nghiệm hoặc siêu âm để biết những gì đang diễn ra trong tử cung người mẹ.

Sảy thai tự nhiên là gì

Sảy thai tự nhiên là gì?

Máu sảy thai có màu gì?

Thông thường máu sảy thai có màu đỏ sậm hay bầm đen. Đồng thời, khi bị sảy thai, người mẹ sẽ nhận thấy có những dấu hiệu khác kèm theo như mẹ bầu bị đau lưng dưới, hay chuột rút. Những hiện tượng này sẽ kéo dài trong vài ngày cho đến khi thai nhi ra ngoài hết.

Ở một số mẹ bầu, hiện tượng chảy máu âm đạo cũng gần giống với dấu hiệu có thai sớm nên đôi khi có nhiều trường hợp mẹ bị sảy thai mà không biết.

Để hiểu rõ hơn về quá trình sảy thai diễn ra như thế nào, hiện tượng sảy thai ra máu trong bao lâu, ba mẹ có thể tham khảo bài viết Những thông tin về sảy thai mẹ bầu cần biết của POH nhé!

Thai giáo POH luôn đồng hành cùng Ba Mẹ

Thai giáo POH luôn đồng hành cùng Ba Mẹ

POH hi vọng với những kiến thức về 26 vấn đề phiền phức trong thai kỳ mẹ bầu có thể gặp phải trong bài viết này sẽ giúp ích cho các mẹ bầu để có một sức khỏe tốt cùng con yêu trong 280 ngày yêu thương.

POH hiểu sức khỏe thể chất của mẹ bầu và con yêu là vô cùng quan trọng. Nhưng Ba Mẹ đừng quên để có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc cùng con yêu thì sức khỏe tinh thần còn quan trọng hơn nhiều.

Với mong muốn giúp các mẹ bầu luôn vui vẻ và hạnh phúc trong thai kỳ, sợi dây gắn kết giữa ba mẹ và con thêm bền chặt cũng như tạo môi trường phát triển toàn diện về mặt thể chất và trí tuệ của con yêu, POH đem đến chương trình thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương, với các bài tập thực hành thai giáo được chuẩn bị sẵn theo từng khung giờ, sẽ đồng hành cùng ba mẹ và con yêu trong suốt 280 ngày của thai kỳ.

Thai giáo là điều tuyệt vời nhất Ba Mẹ dành cho con yêu. POH chúc các mẹ và con yêu một thai kỳ mạnh khỏe, bình an với nhiều trải nghiệm thai giáo hạnh phúc!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti