Hội chứng ống cổ tay khi mang thai - Ngứa, đau, tê tay trong thai kỳ

đăng bởi

Một vấn đề mà các bà bầu gặp phải không ít khi mang thai đó là hội chứng ống cổ tay. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đến sinh hoạt của các bà bầu trong trong thai kỳ.

Để có thể chủ động điều trị và đối phó bệnh này một cách hiệu quả thì các mẹ bầu cùng tham khảo bài viết sau đây cùng POH để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.

 

 

Hội chứng ống cổ tay là gì?

Mẹ bầu bị đau xương cổ tay khi mang thai

Hội chứng ống cổ tay khiên mẹ bầu đau nhức, khó chịu

Hội chứng ống cổ tay là một hội chứng quen thuộc có tên tiếng anh là Carpal Tunnel Syndrome. Bệnh nhân bị bệnh hội chứng cổ tay thường có các dấu hiệu rõ rệt như ngón tay bị đau và tê rần rần sau khi xuất hiện chấn thương tại vùng cổ tay hay các cơn đau thấp khớp.

Bệnh hội chứng cổ tay thường gặp nhiều ở phụ nữ mang thai, nhất là trong những tháng cuối thai kỳ.

Hội chứng ống cổ tay khi mang thai

Khi mang thai, bà bầu bị đau cổ tay hay đau nhức cánh tay khi mang thai là điều dễ hiểu. Việc đau cổ tay khi mang thai hầu hết là do hội chứng ống cổ tay. Chúng xuất hiện chủ yếu là do sự tiết dịch nhầy tại các dây thần kinh ở cổ tay dẫn đến tình trạng ngứa ngáy và đau tê ngón tay và bàn tay trong thai kỳ.

Việc tê, ngứa hay đau âm ỉ ở ngón tay, bàn tay hoặc cổ tay diễn ra suốt cả ngày, thế nhưng chúng trở nên nặng nề hơn vào ban đêm.

Thậm chí là cơn đau có thể lan ra cả những vùng cẳng tay và bắp tay. Trong một số trường hợp thì cơn đau có làm cánh tay mẹ bầu yếu đi và khó khăn trong sinh hoạt hơn.

Hội chứng ống cổ tay có thể ảnh hưởng đến cả 2 cánh tay của mẹ bầu và xuất hiện bất cứ khi nào, thậm chí là khi bước sang tam cá nguyệt thứ 2, thế nhưng hầu hết là những tháng cuối thai kỳ.

Hội chứng này sẽ giảm hẳn hoặc biến mất khi mẹ sinh con vì chất dịch trong cơ đã quay về nguyên trạng ban đầu.

 

 

Vì sao mẹ thường cảm thấy đau, ngứa ran và tê ở tay?

Cảm giác sưng nhẹ ở tay trong thời kỳ mang thai là hoàn toàn bình thường. Điều này gây ra bởi sự tích tụ chất lỏng (phù) ở các mô.

Sự phù nề bóp ống cổ tay và chèn ép lên dây thần kinh giữa, khiến mẹ cảm thấy ngứa và tê tay.

Hội chứng ống cổ tay ảnh hưởng tới 70% phụ nữ mang thai. Mẹ có thể nhận ra sự khó chịu này ở bất kỳ giai đoạn nào, mặc dù vậy khả năng cao cảm giác này sẽ xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ 3. Đó là khi mẹ đặc biệt rất dễ bị sưng ở tay.

Nếu mẹ bị hội chứng ống cổ tay, thường chỉ nhẹ và tạm thời và sẽ biến mất vài tháng sau khi đứa trẻ chào đời. Nhưng với một vài bà mẹ, hội chứng này có thể nặng và kéo dài rất lâu.

Những triệu chứng khác của hội chứng ống cổ tay khi mang thai

Hội chứng ống cổ tay thường tệ hơn vào ban đêm, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động ban ngày.

Những triệu chứng thường thấy là:

  • Bứt rứt, ngứa ran và nóng như thiêu đốt ở ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út mặt gần ngón cái nhất. Nhưng cũng có thể những triệu chứng này xảy ra ở cả bàn tay.
  • Đau ngón tay và ngón cái.
  • Nhức tay, cẳng tay và cánh tay trên.
  • Ngón tay yếu (đặc biệt là ở ngón cái) và các ngón tay vụng về hơn.
  • Da khô hoặc sưng lên ở những ngón tay bị ảnh hưởng hoặc ngón cái.
  • Tê ngón tay lòng bàn tay khi hội chứng ống cổ tay nặng hơn.

Điều trị đau cổ tay cho bà bầu như thế nào?

Nếu như mẹ bầu gặp phải tình trạng hội chứng ống cổ tay thì cũng không cần quá lo lắng. Hiện nay vẫn có nhiều cách thức để giúp cho mẹ bầu giảm bớt các triệu chứng khó chịu của căn bệnh này.

Thứ nhất mẹ bầu nên thay đổi thói quen, có nghĩa hạn chế những hoạt động làm cho hội chứng ống cổ tay trở nên nghiêm trọng hơn.

Chẳng hạn như mẹ làm việc ở văn phòng và phải tiếp xúc nhiều với máy tính thì hãy để ghế cao hơn một chút, điều này sẽ hạn chế ảnh hưởng đến tay khi gõ bàn phím.

Khi sử dụng máy tính cũng nên gõ bằng 2 tay và nên có thời gian nghỉ ngơi, một số động tác thư giãn sẽ giúp ích cho đôi tay của mẹ.

Tư thế ngủ giúp mẹ giảm triệu chứng đau cổ tay

Tư thế ngủ giúp mẹ giảm triệu chứng đau cổ tay

Như đã nói ở trên những cơn đau cổ tay sẽ trở nên nặng nề và làm phiền mẹ vào lúc nửa đêm. Khi này mẹ cần cố định tay ở một vị trí trung lập và có thể là với một thanh nẹp tay. Mẹ bầu nếu cảm thấy đau nhức có thể kê tay lên gối, tránh nằm lên tay lúc ngủ hay thay đổi tư thế.

Mẹ có thể suy nghĩ đến những phương án tập luyện để tăng sức mạnh của bàn tay hay hạn chế những triệu chứng khó chịu mà hội chứng ống cổ tay khi mang thai gây ra.

Mẹ bầu cần chú ý an toàn chính là yếu tố quan trọng nhất trong việc tập luyện của mẹ bầu, do đó mẹ nên lựa chọn cho mình những bộ môn dành riêng phù hợp cho bà bầu. Mẹ có thể tham khảo bài viết Thai giáo vận động của POH để biết chế độ tập luyện thích hợp nhất cho mình nhé!

Vitamin B6 có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ điều trị bệnh hội chứng ống cổ tay khi mang thai. Thế nhưng trước khi sử dụng mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để có thể sử dụng hiệu quả nhất nhé.

Tình trạng hội chứng ống cổ tay diễn ra một cách trầm trọng thì mẹ bầu nên gặp bác sĩ để tìm liệu pháp điều trị phù hợp như dùng thanh nẹp hay dây đeo… Các loại thuốc giảm đau khi tự ý dùng rất có hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé. 

Làm thế nào để giảm nhẹ cơn đau do hội chứng ống cổ tay?

Thử dịch chuyển hoặc lắc tay cho đến khi cơn đau và ngứa ngáy giảm bớt. Tìm hiểu điều gì có thể khiến cơn đau tồi tệ hơn. Ví dụ, những hoạt động phải uốn cong bàn tay liên tục có thể khiến triệu chứng tồi tệ hơn.

Nếu cơn đau đến vào buổi đêm, nhẹ nhàng thay đổi tư thế nằm ngủ. Nhớ rằng mẹ nên nằm nghiêng từ quý thứ 3, bởi điều này giúp giảm thiểu nguy cơ thai chết lưu.

Châm cứu giúp giảm cơn đau tạm thời. Trước khi đi khám vật lý trị liệu, mẹ hãy chắc chắn họ có khả năng và kinh nghiệm trong việc điều trị cho mẹ bầu.

Thuốc lợi tiểu không có ích cho việc giảm sưng. Mẹ cũng không nên uống thuốc chống viêm không chứa steroid (nsaids) như ibuprofen. Nsaids không có tác dụng và có thể gây hại cho thai nhi.

Hội chứng ống cổ tay khi mang thai có nguy hiểm?

Mẹ hãy gặp bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu nếu:

  • Những cơn đau và tê ảnh hưởng đến giấc ngủ và cuộc sống thường ngày.
  • Thường xuyên bị tê ở các phần của bàn tay, hoặc mẹ cảm thấy các cơ gần ngón cái bị yếu đi.
  • Những triệu chứng ngày một nặng hơn.

Nếu việc tự chữa trị không có hiệu quả, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ đề nghị đeo nẹp cổ tay vào ban đêm và có thể cả trong ngày. Chiếc nẹp giúp giữ cổ tay luôn ở tư thế thẳng, tăng tối đa khoảng cách ống cổ tay.

Các triệu chứng sẽ giảm trong tuần thứ 12 đeo nẹp. Có thể thời gian này khá dài, nhưng một nửa số bà mẹ mắc hội chứng ống cổ tay cảm thấy một chiếc nẹp thực sự có ích.

 

 

Mẹ có thể vẫn mắc hội chứng ống cổ tay sau khi con sinh ra không?

Các triệu chứng cùng với cảm giác sưng đau sẽ biến mất, trong vòng 1 năm khi con chào đời.

Tuy vậy, một số bà mẹ vẫn bị hội chứng ống cổ tay sau 1 năm và cần được chữa trị.

Nếu một chiếc nẹp cổ tay không giúp ích được gì, mẹ có thể chọn tiêm steroid (corticosteroid) vào cổ tay. Việc này giúp giảm viêm và dịu đi những áp lực vào dây thần kinh khắp cánh tay vào bàn tay của mẹ. Đây là một sự lựa chọn ngắn hạn tốt.

Nếu những triệu chứng không được cải thiện, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ làm tiểu phẫu tại bàn tay. Cuộc phẫu thuật bao gồm cắt dây chằng giảm chèn ép dây thần kinh. Mẹ có thể chỉ cần gây tê cục bộ khi bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật.

May mắn là, đối với hầu hết phụ nữ, hội chứng ống cổ tay cũng như những phiền hà nhỏ nhặt khi mang thai, chỉ đơn giản biến mất theo thời gian, và họ chẳng bao giờ cần phẫu thuật cả. 

Nguồn: Babycenter

Thai kỳ hạnh phúc cho mẹ bầu

Các ông chồng có thấu hiểu được những khó khăn, vất vả mà người vợ phải trải qua trong giai đoạn bầu bí suốt 280 ngày ròng rã?

Vai trò của người bố trong gia đình là rất quan trọng. Tuy nhiên trước đến giờ nhiều ông bố vẫn giữ quan niệm việc nuôi dạy con là trách nhiệm của phụ nữ, còn chồng là trụ cột chỉ cần kiếm tiền lo cho gia đình.

Do đó, cần phải có một công cụ nào đó để khơi gợi lên tình yêu và trách nhiệm hơn nữa của Chồng bạn trong việc nuôi dạy con cái. Và Thai giáo 280 ngày yêu thương chính là điều POH muốn nói đến. Đây là cơ hội để người chồng tạo ra những giây phút vui vẻ bên vợ, và có những trải nghiệm thú vị, hạnh phúc cùng vợ và con yêu.

Khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương giúp mẹ bầu luôn duy trì tâm trạng vui vẻ, cảm xúc tích cực, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho con yêu.

Đồng thời, các nghiên cứu khoa học còn cho thấy việc áp dụng các phương pháp thai giáo đúng thời điểm giúp kích thích con yêu phát triển các giác quan, não bộ, trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti