Các vấn đề về đau ngực khi mang thai của mẹ bầu

đăng bởi

Đau ngực, đau đầu nhũ hoa khi đang mang thai có nguy hiểm không? tại sao mang thai lại đau ngực? Làm thế nào để hết đau ngực khi mang thai? Các mẹ hãy tham khảo bài viết này của POH nhé!

 

 

Chắc hẳn việc bị đau tim khi mang thai, đau ngực khi có thai chắc chắn sẽ khiến các mẹ bầu lo lắng. Cảm giác đau và căng tức ngực sẽ kéo dài đến hết tam cá nguyệt thứ nhất đấy các mẹ ạ. Đây cũng là dấu hiệu mang thai phổ biến nhất, do sự thay đổi hormone của cơ thể người mẹ.

Thế nhưng, đôi lúc đau ngực lại là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe bất thường nên mẹ bầu phải tìm hiểu kỹ vấn đề này nhé.

Đau ngực khi có thai có nguy hiểm không?

Đau ngực khi mang thai xuất hiện sớm từ tuần thứ 4 đến 6 của thai kỳ. Chúng hầu như sẽ kéo dài trong suốt 3 tháng đầu, giảm ở thời gian 3 tháng giữa và quay trở lại vào giai đoạn cuối.

Nguyên nhân là do sự mất cân bằng hormone trong cơ thể và tình trạng fibrocystic (thường xuất hiện trong chu kỳ kinh nguyệt). Đau ngực có thể do việc chọn áo ngực bó sát nên gây chèn ép gây đau tức ngực.

Những cơn đau ngực bắt đầu bằng việc căng tức bầu ngực, ấn vào có cảm giác nhói. Tùy từng người mà có cảm giác căng tức bầu ngực khác nhau. Một số bà bầu cảm thấy rất đau, một số khác có thể chỉ là cơn đau thoáng qua, thậm chí là một số bà mẹ có cảm giác nóng rát 2 bầu ngực.

Mời mẹ tham khảo thêm: Ngực chảy sữa non khi mang thai có bình thường không?

Mẹ bầu thấy ngực đau trong thai kỳ có nguy hiểm khôngMẹ bầu thấy ngực đau trong thai kỳ có nguy hiểm không?

Nếu không gặp bất cứ vấn đề sức khỏe nào bên cạnh vấn đề đau ngực thì mẹ bầu không nên quá lo lắng.

Sau đây là những dấu hiệu bất thường đi kèm mà mẹ bầu nên lưu ý: Đau thắt ngực; Đau ngực kèm khó thở; Đau nhói ở ngực trầm trọng; Đau rát vùng ngực kèm khó tiêu, trào ngược axit; Những cơn đau ngực dữ dội, đột ngột, cảm giác lồng ngực bị thắt chặt hoặc bị nghiến hay ép…

Trong các trường hợp trên mẹ bầu nên ngay lập tức nhập viện.

Vì sao mẹ bị đau ngực khi mang thai?

Để nuôi lớn em bé đang lớn dần lên trong bụng mẹ, cơ thể sản xuất ra nhiều hormone estrogen và progesterone.

Một sự gia tăng hormone tương tự xảy ra trước mỗi kỳ kinh nguyệt, tuy vậy sự nhảy cảm ở vùng ngực lúc này này lớn hơn gấp nhiều lần cảm giác ở thời điểm đó.

Ngực có thể cảm thấy nhảy cảm đến nỗi các loại áo ngực thông thường khiến mẹ cảm thấy khó chịu. Mẹ có thể không thích bị chạm vào ngực.

Mẹ có thể cảm thấy điều này khoảng từ tuần 3 hoặc tuần 4 trong thai kỳ, trước cả khi làm các xét nghiệm thử thai.

Với sự tác động của gia tăng hormone, ngực của mẹ cũng có thể to lên. Lớp mỡ trong vú dày hơn, nhiều tuyến sữa phát triển và lưu lượng máu tăng lên. Những thay đổi này phục vụ việc cho con bú sau này.

Trải nghiệm của mỗi phụ nữ khác nhau. Ngực có thể phát triển rất nhanh vào khoảng thời gian đầu của thai kỳ, hoặc từ từ trong suốt quá trình mang thai. Mẹ có thể không nhận ra sự thay đổi kích thước cho đến cuối kỳ mang thai.

Mặc dù khi chuyện này xảy ra, sự thay đổi về kích thước có thể khá bất ngờ, nhất là khi đây là lần đầu mang thai của mẹ. Mẹ có thể phải mua áo ngực lớn hơn vài cỡ khi có em bé. Đừng lo lắng nếu chuyện này chưa xảy ra vào cuối kỳ mang thai. Ngực mẹ có thể sẽ lớn hơn khi con chào đời.

Mẹ cũng có thể nhận ra những thay đổi khác. Khi quan hệ, có thể mẹ sẽ thấy ngực đau nhói hoặc ngứa ran, do máu liên tục được bơm lên ngực.

 

 

Đau đầu nhũ hoa khi mang thai

Hai hormone progesterone và estrogen có sự gia tăng và phát triển nên phụ nữ có cảm giác đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng thứ 2 và 3.

Thai cấn, tĩnh mạch của các vùng da của ngực có sự thay đổi có thể nhìn thấy, nhũ hoa cũng trở nên lớn lớn và bắt đầu sậm màu hơn. Sau vài tháng có thai, quầng vú của mẹ bầu và đầu nhũ hoa sẽ có sắc tố đậm màu hơn và dần lớn hơn.

Khi mang thai sẽ có nốt sần trắng nhỏ li ti nhìn thấy ở trên núm vú, đó là những hạt montgomery để chuẩn bị cho việc nuôi con sau này của mẹ bầu. Đau đầu nhũ hoa khi mang thai đi kèm với hiện tượng đau ngực.

Để giảm bớt sự khó chịu về đau mẹ bầu nên hạn chế đụng vào đầu ngực, mặc quần áo thoải mái, nhất là áo ngực nên là vải mềm và rộng rãi

Mẹ cũng nên lưu ý rằng, khi có thai, có thể ngực sẽ căng giãn gây nứt, và ngứa khó chịu. Việc đồng thời có làn da khô hay vùng da nhũ hoa bị khô, chàm hoặc viêm cũng có thể gây nứt nẻ. Nếu nứt nẻ kéo dài hay kèm sốt thì nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa ngay tức thời.

Đau ức khi mang thai thì sao?

Hiện tượng khó thở, tức ngực của các chị em khi mang thai là điều khá phổ biến và có nhiều cấp độ khác nhau, chúng có sự nguy hiểm và an toàn khác nhau. Trong thai kỳ, cảm giác khó thở này có thể đồng hành cùng hai mẹ con. Chúng sẽ trở lại bình thường sau khi sinh.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bị tức ngực, khó thở như: mẹ bầu ăn đồ ăn có mùi lạ gây ợ nóng, axit dạ dày trào ngược; do căng cơ bắp; do sự mệt mỏi và do thiếu máu trong thai kỳ; bé dần lớn và tử cung phát triển ép ngược lại phía dưới cơ hoành nêm gây nên tình trạng tức ngực, khó thở.

Mẹ bầu bị đau ngực khó thở

Mẹ bầu đau ngực khó thở 

Làm thế nào để bà bầu hết đau tức vùng ức khi mang thai

  • Sử dụng trang phục phù hợp để thở thoải mái và dễ dàng.Tốt nhất nên tăng kích cỡ áo ngực.
  • Di chuyển chậm, tránh lao động nặng. Nên được nghỉ ngơi đủ thời gian cần thiết.
  • Chế độ ăn uống cần có sự hợp lý để giảm thiểu chứng ợ nóng như hạn chế đồ dầu mỡ, ăn nhiều bữa mỗi ngày.
  • Khi ngồi hãy ngồi thẳng và đẩy vai về phía sau để tạo điều kiện thuận lợi cho không khí được đưa phổi nhiều hơn. Khi đứng, giữ vùng lưng được thẳng. Nên kê vài chiếc gối nhỏ ở phần thân khi ngủ, việc này sẽ tránh áp lực của thai nhi trong bụng chèn lên phổi.
  • Mẹ có thể làm mát ngực bằng việc chườm lạnh, sử dụng các sản phẩm giữ ẩm và làm mềm da, giảm kích ứng.
  • Việc không thể thiếu đó là khám sức khỏe định kì để phát hiện các biến chứng kịp thời.

Đau vùng xương ức khi mang thai sẽ khiến cho mẹ bầu khó chịu, cũng như việc đau ngực. Mẹ bầu nên tạo cho mình cuộc sống thoải mái và tránh áp lực cũng hạn chế tình trạng đau đớn khó chịu. 

Đau ngực khi mang thai có phổ biến không?

Có chứ, cảm giác đau ngực rất bình thường ở phụ nữ có thai. Ngực nhạy cảm, mềm và ngứa là một trong những triệu chứng đầu tiên khi mang thai.

Đau ngực nằm trong top 3 những điều phụ nữ phàn nàn trong giai đoạn đầu thai kỳ, cùng với buồn nôn và mệt mỏi.

Cảm giác đau sẽ giảm đi sau quý đầu tiên. Trong 3 tháng tiếp theo, sự gia tăng hormone dần dần ổn định.

Mặc dù vậy, cảm giác đau không mất hoàn toàn. Một nửa các chị em mang thai cảm thấy đau và nhạy cảm ở ngực ở tam cá nguyệt thứ 3.

 

 

Mẹ phải làm sao để cơn đau ở ngực dịu đi?

  • Một chiếc áo ngực hỗ trợ mẹ bầu với dây áo rộng giúp giảm đau nhức. Những chiếc áo lót có gọng sẽ rất khó chịu với bộ ngực đang ngày một lớn dần lên, vì vậy hãy lựa chọn những chiếc áo mềm hơn.
  • Hãy nhờ một chuyên gia trong cửa hàng chọn một bộ áo ngực vừa vặn. Nếu không thể, mẹ hãy đo chân ngực và đỉnh ngực để chọn kích cỡ áo phù hợp. Hãy nhớ rằng size áo ngực thay đổi phụ thuộc vào từng kiểu dáng và nhãn hiệu.
  • Cố gắng đo nhiều lần trong thời kỳ mang thai. Mẹ có thể phải thay đổi cỡ áo khi ngực to hơn.
  • Mặc một chiếc áo lót vừa vặn khi vận động thể thao để hỗ trợ phần ngực nặng.
  • Một chiếc áo ngực ngủ bằng vải cotton dành cho bà bầu có thể giúp giảm đau nhức.
  • Một số phụ nữ cảm thấy chườm nước ấm qua ngực giúp giảm cơn đau. Sau đó mẹ hãy vỗ nhẹ để làm khô ngực.

Nguồn: Babycenter

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti