Huyết áp cao hoàn toàn có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai ( còn được gọi là tăng huyết áp thai kỳ), hệ lụy của chúng có thể ảnh hưởng tới cả mẹ và con. Thay vì những bệnh thông thường khác, không phải ai cũng biết rõ về căn bệnh cao huyết áp.
Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho mẹ bầu thông tin cần thiết để nắm chắc trong tay thông tin về huyết áp cao trong thai kỳ nhé.
MỤC LỤC
Nhận biết bệnh tăng huyết áp thai kỳ?
Nguyên nhân của cao huyết áp thai kỳ
Bệnh tăng huyết áp thai kỳ có phổ biến không?
Cao huyết áp khi mang thai có nguy hiểm không?
Điều trị huyết áp cao trong thai kỳ?
Làm gì khi mẹ bầu huyết áp cao?
Mẹ bầu huyết áp cao có sinh thường được không?
Tăng huyết áp thai kỳ là gì?
Tăng huyết áp thai kỳ là hiện tượng huyết áp tăng cao, xảy ra sau tuần 20 khi mang thai.
Nếu mẹ bị huyết áp cao trước tuần 20, có thể mẹ mắc bệnh này trước khi mang thai. Bác sĩ khoa sản có thể gọi tình trạng này là tăng huyết áp mãn tính. Mẹ sẽ tiếp tục mắc bệnh sau khi sinh con.
Mời mẹ tìm hiểu thêm: Hỏi đáp - Huyết áp cao trong thai kỳ
Nhận biết bệnh tăng huyết áp thai kỳ?
Bác sĩ khoa sản sẽ sử dụng một chiếc máy đo huyết áp vào mỗi lần khám thai. Cách đọc sẽ giống như đọc phân số: vị dụ, 110/70.
- Con số đầu tiên, hoặc số bên trên (110) cho biết huyết áp khi tim đậm và bơm máu khắp cơ thể. Đây gọi là huyết áp tâm thu.
- Con số thứ hai, hoặc số bên dưới (70) là huyết áp khi tim thư giãn giữa các nhịp đập. Đây gọi là huyết áp tâm trương.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán mẹ bị huyết áp cao nếu số liệu bên trên (tâm thu) là 140 hoặc cao hơn và số liệu bên dưới (tâm trương) là 90 hoặc cao hơn.
Điều gì sẽ xảy ra phụ thuộc vào huyết áp của mẹ cao tới mức nào.
Huyết áp mẹ bầu bao nhiêu là bình thường?
Tăng huyết áp nhẹ là khi con số bên trên là 140-9 và số liệu bên dưới là 90-99. Mẹ không cần phải điều trị, nhưng bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp 1 lần/tuần từ bây giờ. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra đạm niệu mỗi lần mẹ tới khám.
- Cao huyết áp trung bình xảy ra khi chỉ số bên trên là 150-9 và chỉ số bên dưới là 100-9. Mẹ sẽ được cho uống thuốc hạ huyết áp và bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp 2 lần/ tuần. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra đạm niệu mỗi lần tái khám, và mẹ cũng cần xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng của thận cũng như mức độ khoáng và muối trong cơ thể.
- Tăng huyết áp nặng xảy ra khi chỉ số bên trên là 160 hoặc cao hơn và chỉ số bên dưới là 110 hoặc cao hơn. Bác sĩ sẽ cho mẹ nằm viện cho đến khi huyết áp giảm. Mẹ cũng sẽ phải uống thuốc hạ huyết áp và trong khi đó, các y tá sẽ kiểm tra huyết áp ít nhất 4 lần/ngày. Họ cũng sẽ cho mẹ xét nghiệm máu hàng tuần và nước tiểu hàng ngày.
Nguyên nhân của cao huyết áp thai kỳ
Để xác định chính xác xem bà bầu bị huyết áp cao hay không thì phải sử dụng máy đo huyết áp. Một số dấu hiệu của mẹ bầu bị huyết áp cao có thể là căng thẳng, nhức đầu, khó chịu, ù tai, hoa mắt hay chóng mặt…
Những nguyên nhân của cao huyết áp khi mang thai có thể do tuổi của phụ nữ mang thai cao, có người thân từng bị cao huyết áp, chế độ dinh dưỡng không tốt hay thiếu máu, mẹ bầu có nhiều nước ối, mẹ bầu tăng cân quá đà và trước khi mang thai đã bị cao huyết áp hay tiểu đường, mang song thai, do mẹ bầu nhạy cảm với thời tiết thay đổi đột ngột…
Bệnh tăng huyết áp thai kỳ có phổ biến không?
Cao huyết áp thai kỳ rất phổ biến đối với phụ nữ có thai, cứ 1/10 bà mẹ lại mắc căn bệnh này.
Mẹ có khả năng bị cao huyết áp khi mang thai nếu:
- Bị tiểu đường trước khi mang thai.
- Bị huyết áp mãn tính trước khi mang thai hoặc các vấn đề gây ra bởi tăng huyết áp trong những lần mang thai trước.
- Mắc bệnh thận mãn tính hoặc bệnh tự miễn.
- Béo phì khi mới mang thai. Bác sĩ sẽ kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI) trong những lần khám với mẹ. Nếu kết quả là 35 hoặc cao hơn, mẹ sẽ dễ dàng mắc cao huyết áp hơn.
- Đây là lần mang thai đầu tiên, nhất là với các bà mẹ lớn tuổi.
- Gia đình có tiền sử mắc các bệnh huyết áp cao khi mang thai.
Cao huyết áp khi mang thai có nguy hiểm không?
Nếu mẹ bị cao huyết áp nhẹ và trung bình trước khi mang thai, khả năng không có bất cứ vấn đề gì có thể xảy ra với mẹ và bé.
Nếu mẹ bị cao huyết áp nặng khi mang thai, có khả năng mẹ bị tiền sản giật sau này. Nguy cơ này còn cao hơn nếu chứng tăng huyết áp xảy ra trước tuần 35.
Tiền sản giật xảy ra khi nhau thai không hoạt động bình thường. Nó làm giảm lưu lượng máu qua nhau thai, vì vậy có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Nó cũng gây ra cao huyết áp ở các chị em sắp làm mẹ.
Điều này không có nghĩa là mẹ bị tiền sản giật chỉ do huyết áp cao. Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguy cơ tiền sản giật nếu huyết áp và đạm niệu của mẹ đều ở mức cao.
Cách tốt nhất để đối phó với tiền sản giật là phát hiện sớm để mẹ và con có thể được theo dõi và chữa trị nếu cần thiết. Mẹ có thể thấy huyết áp cao chẳng gây phiền hà gì cả. Chính vì vậy các buổi khám thai rất quan trọng để bác sĩ có thể kiểm tra huyết áp mỗi lần.
Điều trị huyết áp cao trong thai kỳ?
Bác sĩ sẽ yêu cầu các cuộc kiểm tra thêm, phụ thuộc vào huyết áp của mẹ cao tới mức nào và liệu mẹ có nằm trong các trường hợp dưới đây:
- Lần đầu tiên mang thai
- Mẹ ngoài 40 tuổi
- Mang thai lại sau 10 năm
- Gia đình có tiền sử tiền sản giật, hoặc mẹ từng bị tiền sản giật hoặc huyết áp cao ở các lần sinh trước
- Mẹ sinh đôi hoặc nhiều hơn
- Chỉ số BMI là 35 hoặc cao hơn
- Mẹ bị bệnh liên quan đến mạch máu hoặc bệnh thận
Mẹ sẽ phải kiểm tra huyết áp thường xuyên hơn, cộng với xét nghiệm máu và nước tiểu. Một vài mẹ bị cao huyết áp thai kỳ nhẹ và trung bình có thể phải thực hiện thêm một số xét nghiệm khác.
Bác sĩ sẽ cho thuốc hạ huyết áp nếu mẹ được chẩn đoán cao huyết áp trung bình và nặng.
Nếu mẹ bị cao huyết áp thai kỳ nặng, mẹ sẽ phải nằm viện vì sự an toàn của mình. Mẹ cũng được theo dõi sự phát triển của con thông qua một chiếc máy theo dõi tim thai chạy bằng điện. Khi huyết áp đã hạ và mẹ có thể trở về nhà, bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp và nước tiểu 2 lần/tuần và mẹ cần xét nghiệm máu hàng tuần.
Nếu mẹ bị huyết áp cao khi mang thai, ăn uống lành mạnh và kiểm soát lượng muối vào cơ thể luôn ở mức thấp hoặc sử dụng muối thay thế sẽ giúp mẹ hạ huyết áp.
Thật tuyệt nếu mẹ có thể vận động thể chất mỗi ngày, như đi bộ hoặc bơi lội, như khi mẹ không hề bị huyết áp cao. Các bác sĩ không khuyến cáo nghỉ ngơi trên giường như một cách hạ huyết áp.
Nếu mẹ vẫn đang dùng thuốc hạ huyết áp trước khi mang thai, mẹ cần xem xét thật kĩ khi chuẩn bị mang thai và thời kỳ đầu của thai kỳ.
Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ sắp xếp các xét nghiệm thêm cho mẹ và bé.
Làm gì khi mẹ bầu huyết áp cao?
Phụ nữ cần được khám thai định kỳ, một công việc thường gặp trong khi khám thai đó chính là đo huyết áp. Khi phát hiện ra tình trạng cao huyết áp của mẹ bầu thì bác sĩ sẽ tìm ra căn nguyên và lên phương án điều trị thích hợp.
Việc dùng thuốc hạ huyết áp cho phụ nữ mang thai có được hay không tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định.
Người thân tuyệt đối không được phép cho mẹ bầu sử dụng thuốc một các tùy tiện. Nếu như tăng huyết áp trong tiền sản giật phải được điều trị nội trí và theo dõi liên tục.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý với nhiều rau quả giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng tăng huyết áp.
Khi mẹ bầu bị tăng huyết áp nên thay đổi thói quen như hạn chế ăn mặn, ăn chậm nhai kỹ, cần nghỉ ngơi hàng ngày, có thể tập luyện nhẹ nhàng hoặc làm quen với yoga, mẹ cũng nên ngủ nằm nghiêng sang bên trai để tốt cho sức khỏe và thai nhi.
Mẹ bầu cần chú ý an toàn chính là yếu tố quan trọng nhất trong việc tập luyện của mẹ bầu, do đó mẹ nên lựa chọn cho mình những bộ môn dành riêng phù hợp cho bà bầu. Mẹ có thể tham khảo bài viết Thai giáo vận động của POH để biết chế độ tập luyện thích hợp nhất cho mình nhé!
Một số thực phẩm gợi ý cho bà bầu khi mang thai mà bị cao huyết áp đó là: thực phẩm giàu canxi, trái cây giàu vitamin C, thực phẩm giàu kali, rau nhiều chất xơ, nước hoa quả, củ dền, tỏi, ngò tây, dầu oliu, táo, cần tây, dưa leo...
Mẹ bầu huyết áp cao có sinh thường được không?
Mẹ hoàn toàn có thể bị huyết áp cao nhưng vẫn chuyển dạ tự nhiên. Nhưng huyết áp càng cao thì khả chuyển dạ kích thích nhân tạo càng nhiều. Đây gọi là phương pháp khởi phát chuyển dạ.
Mẹ có cần khởi phát chuyển dạ hay không phụ thuộc vào ảnh hưởng của huyết áp cao đến trẻ sơ sinh. Bác sĩ sẽ bàn luận chuyện này với mẹ, đề cập đến các biến chứng có thể xảy ra, để mẹ có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Những người bị huyết áp cao cần được theo dõi thường xuyên trong quá trình chuyển dạ. Nếu mẹ bị cao huyết áp nhẹ và trung bình, mẹ sẽ phải đo hàng giờ. Nếu nặng, huyết áp cần được đo liên tục và mẹ có thể được chuyển tới đơn vị phụ thuộc cao (HDU). Mẹ cũng có thể phải thường xuyên xét nghiệm máu.
Nếu đang sử dụng thuốc, mẹ cần tiếp tục uống trong khi chuyển dạ. Mặc dù vậy, mẹ vẫn hoàn toàn có thể chuyển dạ tự nhiên, miễn là huyết áp vẫn được kiểm soát trong quá trình sinh con. Tùy thuộc vào chỉ số huyết áp mà bé sẽ được theo dõi liên tục để không cảm thấy đau đớn.
Một vài bà bầu mắc cao huyết áp nặng nhưng không thể tiến hành điều trị có thể phải hỗ trợ sinh sản. Tức là bác sĩ giúp mẹ sinh con bằng cách sử dụng các vật dụng gắn vào đầu trẻ sơ sinh. Điều này giúp đẩy nhanh giai đoạn 2 của quá trình chuyển dạ.
Trong một vài trường hợp cần chuyển dạ nhanh, bác sĩ có thể gợi ý sinh mổ, mặc dù mong muốn của mẹ vẫn được xem xét, điều này còn phụ thuộc vào nhu cầu y tế của mẹ và con.
Chuyện gì sẽ xảy ra sau khi con chào đời?
Huyết áp của mẹ được đo ít nhất 1 lần/ngày trong 2 ngày đầu tiên sau sinh. Sau đó mẹ sẽ được kiểm tra huyết áp 1 lần nữa trong khoảng ngày 3 và ngày 5. Mẹ có thể bị tiền sản giật hoặc sản giật sau khi sinh, vậy nên những lần kiểm tra này rất quan trọng.
Nếu huyết áp của mẹ vẫn bình thường trước khi mang thai, có thể sau một vài tuần sau sinh chỉ số này lại trở về như cũ. Tuy vậy hãy cẩn thận bởi mẹ có thể bị huyết áp cao ở những lần mang thai tiếp theo và sau này. Vì vậy mẹ có nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch trong tương lai.
Huyết áp không trở lại bình thường cũng không có nghĩa mẹ bị tăng huyết áp thai kỳ. Mẹ đang bị huyết áp mãn tính. Điều này có nghĩa là huyết áp vẫn sẽ tiếp tục cao sau khi đứa trẻ sinh ra. Nếu vậy, bác sĩ sẽ khuyên mẹ tiếp tục sử dụng thuốc để chắc chắn chỉ số huyết áp ở ngưỡng khỏe mạnh.
Trong hầu hết các trường hợp, nữ hộ sinh sẽ đưa cho mẹ lời khuyên khi nào cần gặp bác sĩ để xem xét lại thuốc.
Nếu mẹ vẫn cần sử dụng thuốc cho bệnh cao huyết áp 6 đến 8 tuần sau khi sinh con, bác sĩ sẽ giới thiệu mẹ cho một chuyên gia để kiểm tra kỹ lưỡng.
Nguồn: Babycenter
Thai kỳ hạnh phúc cho mẹ bầu
Các ông chồng có thấu hiểu được những khó khăn, vất vả mà người vợ phải trải qua trong giai đoạn bầu bí suốt 280 ngày ròng rã?
Vai trò của người bố trong gia đình là rất quan trọng. Tuy nhiên trước đến giờ nhiều ông bố vẫn giữ quan niệm việc nuôi dạy con là trách nhiệm của phụ nữ, còn chồng là trụ cột chỉ cần kiếm tiền lo cho gia đình.
Do đó, cần phải có một công cụ nào đó để khơi gợi lên tình yêu và trách nhiệm hơn nữa của Chồng bạn trong việc nuôi dạy con cái. Và Thai giáo 280 ngày yêu thương chính là điều POH muốn nói đến. Đây là cơ hội để người chồng tạo ra những giây phút vui vẻ bên vợ, và có những trải nghiệm thú vị, hạnh phúc cùng vợ và con yêu.
Khóa thực hành thai giáo online_Thai giáo 280 ngày yêu thương giúp mẹ bầu luôn duy trì tâm trạng vui vẻ, cảm xúc tích cực, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho con yêu. Đồng thời, các nghiên cứu khoa học còn cho thấy việc áp dụng các phương pháp thai giáo đúng thời điểm giúp kích thích con yêu phát triển các giác quan, não bộ, trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.
-----
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
-----