Sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi

đăng bởi Tiên Tiên

Trẻ 6 tháng tuổi biết làm những gì?

Mẹ hãy chú ý các dấu hiệu con bắt đầu thích thú với việc ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi. Mẹ có lẽ muốn ghi lại những khoảnh khắc này – dấu mốc quan trọng của con, nên hãy cứ mang theo chiếc điện thoại bên mình. Cuộc sống chuẩn bị xáo trộn nhiều rồi đấy!

Trẻ 6 tháng tuổi bắt đầu có dấu hiệu của việc ăn dặm

Bé đã đủ khả năng để lẫy. Biết lẫy là một dấu hiệu chứng tỏ con đã trở nên năng động hơn. Trong vài tháng tới, con có thể biết bò nữa.

6 tháng tuổi có phải thời gian thích hợp để nhận ra tay thuận của trẻ?

Các mẹ chẳng thể nhận ra con thuận tay trái hay tay phải ngay đâu! Vào khoảng này, bé thích dùng một tay trong một khoảng thời điểm và lại chuyển qua sử dụng tay còn lại. Việc bé thuận tay trái hay phải sẽ không thể xác định được cho đến khi bé lên hai hay ba tuổi.

Bé có thể điều khiển tay nhanh hơn trước và cũng có thể kéo một vật về phía mình. Một khi bé học được cách nắm lấy đồ chơi, bé sẽ thích thú với việc đổi tay cầm đồ vật.

Con cũng sớm nhận ra rằng, bỏ đi một thứ cũng thú vị như khi nắm lấy nó, cho nên thời gian này mẹ có thể sẽ phải nhặt rất nhiều đồ rơi trên sàn đó nhé!

Khi nào trẻ biết lẫy?

Con sẽ học được cách lật theo từng hướng vào tháng này, một dấu mốc sẽ làm cả mẹ và bé phấn khích. Tất nhiên đối với con việc lật đi lật lại sẽ rất thú vị, nhưng việc bé bỗng nhiên có thể tự di chuyển có thể làm mẹ khá căng thẳng.

Mẹ nhớ giữ một tay lên bé khi thay tã, và không bao giờ được để bé một mình khi bé đang ở trên giường hay bất kỳ bề mặt lồi nào khác. Nếu mẹ có sử dụng một cái bàn thay tã, đây là thời điểm để mẹ thay thế nó bằng một cái thảm đặt trên sàn đấy.

Khi mẹ ngang qua cũi để xem con ngủ, có lẽ mẹ sẽ thấy con đã lẫy từ lúc nào và đang nằm sấp. Nếu bé trông thật thoải mái với tư thế như vậy, mẹ cứ kệ con đi như vậy nhưng phải thật chú ý an toàn ngủ cho con nhé. Mẹ nên sử dụng máy báo nhịp thở (báo động sau 20s không thấy nhịp thở của con) cho đến khi con 1 tuổi.

Tuy nhiên, rất nhiều bé lật và đổi tư thế nằm sấp vào ban đêm nhưng lại không thích tư thế này, bởi đây cũng như một trải nghiệm mẻ và kỳ lạ với bé. Nếu con không thích nằm úp bụng, con sẽ báo cho mẹ biết ngay thôi.

Hãy tập cho bé làm quen với với tư thế úp bụng bằng việc khuyến khích những khoảng thời gian cho bé nằm sấp (tummy time) trong ngày. Nếu con có thể tự lật, mẹ hãy lắc một món đồ chơi ở phía mà con hay lăn tới.

Đó là một cách hay để khuyến khích con lăn lại lần nữa. Mẹ phải chú ý khen con thật nhiều khi con tập lẫy. Con sẽ thấy thật yên tâm khi khả năng mới của mình được mẹ ủng hộ. 

Trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp như thế nào?

Khi 6 tháng tuổi, khả năng nhìn và nghe của con gần hoàn thiện như người lớn. Con đang dần lớn lên và phát triển thêm, vậy nên con dần học được cách sử dụng những phương tiện ngôn ngữ khác, cũng như khóc, để nhận sự phản hồi của mẹ.

Vặn vẹo mình, thỏ thẻ hay hay biểu lộ nét mặt và dùng cử chỉ là những cách tuyệt hay để cho con biết rằng mẹ muốn con cố gắng.  

Con cũng thích thú với việc lặp đi lặp lại một số âm tiết, như “ba”,  “ma” hoặc những tổ hợp nguyên âm và phụ âm khác. Bé thậm chí có thể còn thêm một vài âm tiết khác, tạo ra những âm phức tạp hơn.

Mẹ càng phản ứng lại những tín hiệu giao tiếp của bé, bé càng học hỏi được nhiều. Vậy nên hãy dùng cả lời nói và hành động để đáp lại con.

Có thể là gật đầu, chỉ và gọi tên những đồ vật con chú ý và trả lời những tiếng bi bô của con sẽ giúp con phát triển kỹ năng ngôn ngữ nhiều hơn đấy!

Những dấu hiệu cho thấy trẻ muốn ăn dặm?

Bây giờ con đã được 6 tháng tuổi, nếu con đã sẵn sàng để ăn dặm, mẹ sẽ nhận thấy các dấu hiệu từ con.

Trẻ 6 tháng tuổi có thể sẵn sàng ăn dặm với các phương pháp khác nhau

Kể cả khi mẹ đang suy nghĩ tới các thực đơn ăn dặm, như việc cho con ăn dặm theo phương pháp Ăn dặm bé tự chỉ huy BLW hay ăn các thức ăn xay nhuyễn, mẹ vẫn cần biết chắc rằng con có thể ăn dặm hay chưa. Dưới đây là một số dấu hiệu mẹ có thể thấy:

  • Con có thể giữ đầu ổn định
  • Con ngồi vững khi có sự hỗ trợ của mẹ
  • Con đã có thể dùng lưỡi đẩy thức ăn ra sau và nuốt.

Nếu con có vẻ vẫn không muốn ăn dặm khi được 26 tuần tuổi, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Đừng quá lo lắng, con vẫn nhận được chất dinh dưỡng con cần từ sữa mẹ và các loại sữa công thức vào thời điểm này.

Những trò chơi cho trẻ 6 tháng tuổi?

Con sẽ thích những trò chơi theo lượt, nhất là những trò có âm thanh, nói chuyện hay hát. Nếu mẹ hát hay đọc một bài thơ và dừng giữa chừng, bé sẽ phấn khích đoán những câu tiếp theo.

Thỉnh thoảng hãy cho bé làm quản trò và bắt chước những tiếng bập bẹ của con. Khi đến lượt mẹ quản trò, hãy tạo ra những tiếng kêu động vật, như “quạc quạc”, “gâu gâu” và gọi tên loài vật đó.

Đây là cách hay để dạy bé loài vật nào kêu như thế nào và có thể khiến bé cười phá lên.

Bé ngày càng nhận thức tốt hơn về sự tồn tại của vật thể kể cả khi không thể nhìn thấy. Vậy nên con sẽ thích nhìn thấy đồ vật xuất hiện rồi biến mất trước mặt mình.

Bạn có thể thử trò “Giấu đồ chơi trong chiếc hộp” với bé - trò chơi dùng một hũ sữa chua hoặc một cốc giấy lớn, một chiếc bút chì và một món đồ chơi nhỏ để tạo ra một bí ẩn xuất hiện bất ngờ cho bé. Hoặc mẹ có thể thay thế đồ chơi bằng trò “ Múa rối ngón tay” cũng được.

Một trò chơi khác phù hợp với bé trong lứa tuổi này là “Cú ngã tuyệt vời”,  Mẹ chỉ đơn giản là nằm ngửa trên một tấm thảm đẹp và êm ái, đặt con ngồi lên bụng, tựa lưng vào đầu gối đang giơ lên và lắc lư từ bên này sang bên kia, trong khi hát “Con cò bé bé, nó đậu cành tre, đi không hỏi mẹ biết đi đường…”.

Khi hát đến chữ “nào”, mẹ cho bé trượt nhẹ nhàng xuống sàn. Bé sẽ thích thú với sự bất ngờ và điều này cũng giúp xây dựng những bài học về nguyên nhân và kết quả. Con cũng rất thích thú với những giai điệu cho trẻ con nữa.

>> Trò chơi cho bé 6 tháng tuổi

Làm sao để khuyến khích trẻ khám phá vạn vật xung quanh?

Con phát huy tối đa các giác quan của mình để khám phá và học hỏi thế giới xung quanh.

Vì vậy, mẹ hãy để những đồ vật nguy hiểm tránh xa khỏi tầm mắt, tầm tay của con. Đảm bảo con có nhiều đồ chơi an toàn mà con có thể nhìn thấy, chạm vào chúng, nghe tiếng và đưa vào miệng.

Con vui thích với việc nắn bóp một quả bóng cao su mềm, vỗ vỗ miếng lông thú giả, nhai một chiếc vòng mát lạnh dành cho bé cắn trong thời gian mọc răng và nghe tiếng chuông ngân vang reo lên trong con thú nhồi bông.

Một chiếc ghế hay nôi tập đứng sẽ rất tuyệt cho việc khuyến khích bé tìm hiểu những màu sắc, âm thanh và các kết cấu khác nhau.

Trẻ 6 tháng tuổi có thích được đọc truyện trước khi đi ngủ?

Mẹ nên đọc truyện to cho con nghe lúc này , bởi con sẽ thích những bức hình tươi sáng và được ôm nhẹ nhàng trên đùi mẹ như một thói quen trước giờ đi ngủ.

Dù bé được mấy tháng tuổi, việc đoc sách cho con sẽ là khoảng thời gian hai mẹ con cùng âu yếm và giao tiếp với nhau. Mẹ cũng không cần phải đợi đến giờ đi ngủ, mẹ cứ đọc truyện cho con vào những khung giờ khác trong ngày theo thói quen của con.

Cùng nhau tận hưởng một cuốn sách giúp mẹ và bé có quãng thời gian yên tĩnh bên nhau, có thể sau ăn trưa hoặc trước giấc ngủ trưa.

Trẻ có phát triển bình thường không?

Mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển khác nhau. Sau đây là những hướng dẫn chung về tiềm năng của con. Nếu bây giờ con vẫn chưa đạt đến, mẹ cũng đừng lo lắng vì sớm thôi, con sẽ phát triển đến giai đoạn đó. 

Các con đều khác nhau và sẽ đạt được các mốc phát triển theo tốc độ của riêng con. Trên đây là một số gợi ý về những điều bé có thể làm, nếu con chưa làm được hết những điều trên mẹ cũng đừng lo lắng vì con sẽ phát triển đến giai đoạn đó sớm thôi. 

Nếu mẹ sinh non (trước 37 tuần mang thai), con sẽ phát triển chậm hơn những đứa trẻ khác cùng tuổi. Đó là lý do tại sao hầu hết trẻ sơ sinh sinh non được bác sĩ chia làm hai loại tuổi:

  • Tuổi theo thời gian, được tính từ ngày sinh của bé.
  • Độ tuổi chính xác, được tính từ ngày dự sinh của bé.

Mẹ nên đánh giá sự phát triển sớm của con theo ngày dự sinh chứ không phải ngày con chào đời. Các Bác sĩ và chuyên viên chăm sóc cũng sẽ đánh giá sự phát triển của bé theo ngày dự sinh.

Nếu các mẹ có bất kì câu hỏi nào về sự phát triển của con, hãy đến gặp bác sĩ hoặc các chuyên gia sức khỏe.

>> Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo