Sự phát triển của trẻ 13 tháng tuổi

đăng bởi Nguyễn Khải

 

Một số thắc mắc thường gặp khi bé 13 tháng

Trẻ 13 tháng chưa mọc răng có bình thường?

Hầu hết các bé sẽ mọc chiếc răng đầu tiên trước 12 tháng tuổi. Tuy nhiên vẫn có khả năng mọc răng sau 12 tháng. Đây cũng là điều hoàn toàn bình thường. Mẹ không cần quá lo lắng bởi từ khi sinh ra bộ răng sữa đã có sẵn ở đó rồi, chẳng qua là nó chưa nhú lên mà thôi.

Ngoài ra chậm mọc răng cũng không phải dấu hiệu thiếu canxi đâu mẹ nhé!

>> Sự phát triển của trẻ 14 tháng

 

Sự phát triển của trẻ 13 tháng tuổi

Mẹ đừng lo quá khi bé 13 tháng chưa mọc răng

Trẻ 13 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?

Theo bảng biểu đồ tăng trưởng của WHO, cân nặng bé 13 tháng tuổi nằm trong khoảng 7 - 12.5 kg**. Nếu mẹ thấy trẻ không nặng cân bằng các trẻ khác nhưng con vẫn nằm trên đường phát triển của mình, tức là trẻ vẫn phát triển bình thường.

Trẻ 13 tháng cao bao nhiêu? 

Theo bảng biểu đồ tăng trưởng của WHO, chiều cao bé 13 tháng nằm trong khoảng 69-82 cm**. Nếu mẹ thấy trẻ thấp hơn trẻ khác nhưng con vẫn nằm trên đường phát triển của mình, tức là trẻ vẫn phát triển bình thường.

Mời mẹ tìm hiểu kĩ hơn điều này tại bài viết: Theo dõi sự phát triển của trẻ

Trẻ 13 tháng ngủ mấy tiếng?

Tương tự trẻ 12 tháng tuổi, giấc ngủ của bé 13 tháng tuổi nằm trong khoảng 13-14 tiếng một ngày. Trong đó tổng thời gian ngủ đêm là 11-12 tiếng (không kể thời gian ăn đêm). Số giấc ngủ ngày từ 1-2 giấc. Thời gian tối đa cho mỗi giấc ngủ ngày là 2 giờ. 

Nếu mẹ thấy con không ngủ đủ số thời gian trên, mẹ nên đưa con vào nếp sinh hoạt Easy giúp con ngủ đủ số giờ cần thiết.

Thời gian này nhiều bé đã chuyển lịch Easy 5.5 hoặc Easy 5-6 - Lịch 1 giấc ngủ ngày.

 

 

Trẻ 13 tháng chưa biết đi?

Sự phát triển của trẻ 13 tháng tuổi gắn với nhiều nhiều mốc phát triển quan trọng. Em bé của mẹ đã chập chững bước đi đầu tiên chưa? Nếu trẻ 13 tháng chưa biết đi thì con cũng sẽ nhanh chóng đạt được mốc này nếu mẹ cho bé tập các bài vận động bổ trợ kĩ năng đi. Để tham khảo các bài tập này mẹ tham khảo POH Acti (1-3 tuổi) nhé). 

Sự phát triển của trẻ 13 tháng tuổi

Tập đi là cột mốc các bé 13 tháng tuổi đạt được 

Vì đi không chỉ là vận động thô mà nó còn kéo theo tất cả các lĩnh vực khác phát triển như vận động tinh, giác quan, ngôn ngữ… Khi bé biết đi rồi, mẹ hãy chuẩn bị sẵn máy ảnh để ghi lại cột mốc đáng nhớ này nhé.

Nếu em bé 13 tháng của mẹ vẫn đang thích thú với khả năng bò và trườn của mình và chưa có dấu hiệu sẽ bước dậy đi thì mẹ cũng không cần lo lắng quá nhé. Chỉ cần tập các bài tập đi bổ trợ đều đặn con sẽ nhanh chóng đi vững.

Dinh dưỡng cho bé 13 tháng tuổi

Bé 13 tháng ăn bao nhiêu là đủ?

Giống như trẻ 12 tháng, con sẽ ăn được mỗi lần 2 bát cháo con. Tuy nhiên lượng ăn của mỗi bé sẽ khác nhau, mẹ nên tôn trọng nhu cầu con và tuyệt đối không ép bé ăn.

Trẻ 13 tháng uống sữa tươi được không?

Nhiều ba mẹ thắc mắc bé 13 tháng uống sữa gì? Theo bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn bé 13 tháng tuổi hoàn toàn có thể uống được sữa tươi. Thậm chí con nên uống sữa tươi thay vì sữa công thức để tránh nguy cơ béo phì.

Trẻ 13 tháng uống bao nhiêu sữa 1 ngày?

Lượng sữa được khuyến nghị cho bé 13 tháng là từ 300 đến 500ml mỗi ngày theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO.

Nếu bé uống nhiều hơn 500ml sữa mỗi ngày hay các sản phẩm từ sữa thì con sẽ không có cơ hội đói để ăn thức ăn đủ dưỡng chất khác.

Trẻ 13 tháng ăn được cơm chưa? 

Với các bé ăn dặm truyền thống, giai đoạn này con vẫn nên ăn cháo nguyên hạt, đặc và thức ăn băm nhỏ.

Với bé ăn dặm BLW bé đã có thể ăn được cơm bình thường.

Sự phát triển của trẻ 13 tháng tuổi

Bé ăn dặm BLW đã có thể tập ăn cơm

Trẻ 13 tháng ăn được những gì? 

Đối với bé 13 tháng tuổi ăn dặm truyền thống thì con vẫn  ăn cháo hoặc cơm rất mềm. Mẹ có thể tham khảo thực đơn ăn dặm với bài viết sau: https://poh.vn/che-do-an-dam-cho-be-1-tuoi. Ngoài ra các mẹ cũng nên chú ý tới cách nấu cháo cho trẻ 13 tháng tuổi. Cùng kiểm tra với bài viết 7 sai lầm khi nấu ăn dặm cho bé của POH để nấu cháo đảm bảo dinh dưỡng cho bé.

Con đã ăn được đầy đủ các loại rau củ quả và các loại đạm (sau khi đã ăn thử 3-5 ngày và không bị dị ứng). Con chỉ ăn khác người lớn ở cách chế biến, nên nấu nhạt, không cho muối. Kích cỡ và độ mềm của thức ăn tùy thuộc vào phương pháp ăn dặm của con và kĩ năng con đạt được giai đoạn này

Sự phát triển của trẻ 13 tháng tuổi

Trẻ 13 tháng tuổi, tuần thứ nhất

Tuần thứ nhất: Trẻ 13 tháng tuổi biết làm gì? 

Khi trẻ di chuyển nhiều hơn con sẽ có khả năng thỏa mãn sự tò mò của mình về thế giới xung quanh tốt hơn. Và không có gì ngạc nhiên nếu mẹ bắt gặp em bé đang vẽ lung tung lên tường với một chiếc bút màu con nhặt được trên sàn. Trẻ tuần tuổi này đã có thể dùng tay thành thạo nên con sẽ vẽ và tô màu khắp nơi.

Lúc này, việc đi du lịch sẽ trở nên khó khăn hơn một chút. Bí quyết để có chuyến du lịch với trẻ thoải mái nhất là cần chuẩn bị cẩn thận. Cho dù chỉ đi du lịch gần bằng xe hay đến những địa điểm xa cần di chuyển bằng máy bay thì mẹ cũng phải mang đủ đồ dùng cho mọi trường hợp.

Mang theo đồ ăn nhẹ như ngũ cốc khô, bánh gạo, bánh mì, sữa và nước. Về đồ dùng cần thiết hãy mang thêm tã lót và khăn giấy, áo khoác, áo mưa và hai bộ quần áo dự phòng trong trường hợp gặp thời tiết xấu. Những bộ quần áo dự phòng cũng sẽ cứu mẹ trong những trường hợp bị đổ sữa, đổ nước hay con nôn trớ.

Nếu đi chơi dài ngày mẹ nên mang theo đồ yêu thích của con như gấu bông và chăn để giúp con cảm thấy như ở nhà. Những đồ chơi khác hay cuốn sách nhiều màu cũng giúp con ngoan hơn trên xe hoặc trên máy bay.

Sự phát triển của trẻ 13 tháng tuổi

Bé 13 tháng tuổi tò mò về mọi thứ xung quanh

Cách chăm sóc trẻ 13 tháng tuổi tuần đầu

  • Mẹ có biết trẻ 13 tháng tuổi cần tiêm phòng gì chưa? Con cần được tiêm các mũi MMR (sởi, quai bị và rubella), phế cầu khuẩn, Hib, viêm màng não C và viêm màng não B nếu chưa tiêm trước đó. 
  • Khi trẻ đã tự lập hơn mẹ có thể lên kế hoạch cho gia đình đi du lịch cùng nhau. Lúc này bé đã có thể đi máy bay được rồi. Mẹ hãy tham khảo các vật dụng cần chuẩn bị và những điều lưu ý khi cho bé đi máy bay để đảm bảo an toàn nhé.
  • Nếu mắt trẻ có vẻ hơi lác, lé hoặc khó di chuyển theo mọi hướng một cách linh hoạt, mẹ cũng không nên lo lắng quá nhiều vì hiện tượng này sẽ biến mất khi con lớn lên. Tuy nhiên, để chắc chắn con không gặp vấn đề nghiêm trọng về mắt mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. 

13 tháng tuổi, tuần thứ hai

Tuần thứ 2: Trẻ 13 tháng tuổi biết làm gì? 

Thế giới của  bé 13 tháng tuổi là những “thí nghiệm”: điều gì sẽ xảy ra nếu mình đẩy nó? Mình ném cái này có sao không? Hay mình làm đổ những thứ này?

Con không hề muốn phá hoại hãy nghịch ngợm, con chỉ hào hứng với kết quả sau khi con làm những điều này. Vì vậy nên mẹ sẽ liên tục gặp những tình huống dở khóc dở cười như con dỡ hết cuộn giấy vệ sinh ra hoặc kéo tất cả sách trên kệ xuống đất.

Con thích những trò chơi liên quan đến hành động nhặt đầy và đổ ra như nhặt các khối vào rổ hoặc thả các ô có kích thước phù hợp. Trẻ sẽ say mê những hoạt động này và thậm chí còn đập các khối với nhau để xem có chuyện gì xảy ra. 

Một trò chơi khác cũng khiến trẻ rất thích thú đó là trò xếp tháp. Trong vài tháng tới con thực sự thích xếp các khối thành tòa tháp và phá đi để xây lại.

Sự phát triển của trẻ 13 tháng tuổi

Cách chăm sóc trẻ 13 tháng tuổi tuần thứ 2

  • Dinh dưỡng cho trẻ 13 tháng tuổi cũng rất quan trọng. Nếu mẹ vẫn muốn cho bé bú mẹ nhưng người thân và bạn bè lại không đồng tình với điều này. Mẹ hãy tìm cách xử lý áp lực cai sữa cho bé.
  • Cảm lạnh và chảy mũi là vấn đề thường gặp ở trẻ, nhất là khi con đang dùng tay để khám phá mọi thứ xung quanh. Bài viết trẻ bị sốt sẽ giúp mẹ biết cần làm gì khi con không khỏe.

 

 

Trẻ 13 tháng tuổi, tuần thứ ba

Tuần thứ 3: Trẻ 13 tháng tuổi biết làm gì? 

Trẻ bắt đầu hiểu những cụm từ đơn giản và nhận biết cảm xúc của chính mình thông qua việc tạo ra âm thanh bập bẹ và chỉ tay. Con cũng bắt đầu thích bầu bạn với những em bé khác và có thể vui vẻ chơi cùng các bạn. Trẻ sẽ rất vui khi thấy phản ứng của những người con thích. Con thể hiện sự yêu thích của mình bằng một nụ cười, một biểu cảm mặt ngộ nghĩnh hoặc phun mưa xuân và thổi bong bóng bằng miệng.

Trò chơi cho trẻ 13 tháng tuổi

Cho dù con đang thể hiện mình mình là một em bé hòa đồng hay một em bé cẩn trọng mẹ cũng có thể giúp con phát triển các kỹ năng xã hội bằng các hoạt động vui nhộn như:

- Chơi trốn tìm: Trốn tìm là trò chơi yêu thích của em bé 13 tháng tuổi. Con sẽ thích trốn khỏi mẹ và hào hứng đợi mẹ tìm ra con. Nếu mẹ trốn và con tìm thấy mẹ sau chiếc ghế, sau tủ sách hoặc dưới gầm bàn, trẻ sẽ ré lên thích thú.

- Ném đồ: Quăng đồ chơi ra khỏi cũi hoặc đánh rơi thìa xuống sàn là “niềm vui” đối với bé 13 tháng tuổi, đặc biệt nếu mẹ chơi cùng con bằng cách nhặt những gì bé đánh rơi và trả lại cho con. Trẻ cũng thích đưa đồ chơi hoặc sách cho mẹ và để mẹ mang trả lại. Hành động cho và nhận cũng là một phương pháp hay để dạy trẻ cách chia sẻ với những người khác sau này.

- Nhìn con này mẹ ơi: Hẳn các mẹ sẽ nghe thấy lời này của con nhiều lần. Trẻ thích có khán giả nhìn mình và con sẽ diễn lại những hành động khiến khán giả thích thú. Mẹ hãy phản ứng tích cực lại với những hành động tích cực của con và làm ngược lại với những hành động không tốt như ném thức ăn.

- Giả làm chiếc gương: Đây là một trò chơi thú vị để mẹ chơi cùng bé khi đang ngồi trên ghế cao. Mẹ ngồi đối diện với con và thực hiện những hành động đơn giản như vẫy tay, vỗ tay, vỗ đùi hoặc che mặt. Quan sát trẻ xem con có bắt chước mẹ không. Nếu trẻ bắt chước mẹ hãy vỗ tay và cười thật tươi để cổ vũ con. Trò này sẽ khiến trẻ vô cùng thích thú.

Sự phát triển của trẻ 13 tháng tuổi

Cách chăm sóc trẻ 13 tháng tuần thứ 3

  • Trẻ mới biết đi sẽ thường xuyên gặp tai nạn và có các vết sưng, các vết bầm tím. Mời mẹ tìm hiểu cách sơ cứu vết bầm tím.
  • Nếu trẻ không sợ tiếp xúc với nước, mẹ nên chú ý an toàn trong phòng tắm hơn. Đảm bảo an toàn phòng tắm là điều cần thiết để tránh những tai nạn đáng tiếc.
  • Nếu trẻ vẫn chưa cai ti giả mẹ nên tìm cách cai cho bé vì ở độ tuổi này ti giả không còn cần thiết mà đôi khi sẽ gây ra một số vấn đề răng miệng cho bé.

13 tháng tuổi, tuần thứ tư

Tuần thứ 4: Trẻ 13 tháng tuổi biết làm gì? 

Bé 13 tháng tuổi thường gặp tình trạng khủng hoảng xa cách. Trẻ sẽ khó chịu và quấy khóc khi mẹ rời xa bé, ngay cả khi bé được ở với các bạn hoặc người thân trong gia đình. Không có gì có thể so sánh với sự gắn bó giữa mẹ và bé.

Tuy nhiên, một em bé quá bám mẹ có thể khiến mẹ mệt mỏi và nhiều khi muốn con phải trở nên độc lập hơn. Nhiều mẹ lại cảm thấy tội lỗi khi con khóc lóc và đòi mẹ ở lại. Trong trường hợp này, mẹ hãy chào con và bình tĩnh rời đi. Sau năm phút con sẽ lại chơi vui vẻ ngay thôi.

Đỉnh điểm của hội chứng lo âu chia ly thường xảy ra vào khoảng 10 đến 18 tháng tuổi và sau đó dần dần biến mất. Mẹ hãy kiên nhẫn và coi điều này bình thường như những khủng hoảng khác. Rồi con cũng sẽ vượt qua được giai đoạn này.

Cách chăm sóc trẻ 13 tháng tuần thứ 4

  • Trẻ ngày càng thích thú với việc tạo ra các âm thanh khác nhau. Một số âm thanh sẽ rất vui tai, nhưng đôi khi bé cũng sẽ la hét khiến ba mẹ rất mệt mỏi. Hãy học cách hiểu những cảm xúc của con với các giảng viên của chương trình POH ACTI (1-3 tuổi) để hạn chế tình trạng này
  • Mẹ đã sẵn sàng để có một em bé khác chưa? Hãy xem các chuyên gia nói gì về những điều cần lưu ý khi mang thai lần nữa.
  • Ngoài ra, nếu mẹ muốn cho trẻ dùng ghế trẻ em trên ô tô hãy chú ý các nguyên tắc an toàn trên xe ô tô cho con nhé .

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo