7 sai lầm nấu cháo ăn dặm cho bé mẹ cần tránh

đăng bởi Tiên Tiên

Với các bé ăn dặm truyền thống thì thức ăn chính của bé trong giai đoạn này là các món cháo. Hàng ngày các mẹ vẫn thường nấu cháo cho các bé ăn nhưng không phải mẹ nào cũng biết cách nấu cháo đúng chuẩn, đảm bảo dinh dưỡng. Vì vậy các mẹ đừng bỏ qua các lưu ý trong bài viết dưới đây nhé!

1. Dùng nước hầm xương nấu cháo cho trẻ

dung nuoc xuong nau chao an dam

Cho trẻ ăn liên tục cháo nấu với nước hầm xương còn cản trở sự hấp thu của một số dưỡng chất, khiến trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng do thiếu chất

2. Nấu cháo cùng với rau, củ, thịt rồi cho vào máy xay xay tất

Việc nấu cháo với đầy đủ các loại thức ăn, sau đó cho vào máy xay xay toàn bộ khiến vị của món cháo trở nên khó nuốt, na ná giống nhau đồng thời làm mất đi một lượng lớn vitamin và dưỡng chất trong thực phẩm.

3. Nấu một nồi cháo lẫn ăn cả ngày mà không cho vào tủ lạnh

Ở điều kiện bình thường, cháo chỉ có thể để trong vòng 2 giờ đồng hồ là bắt đầu có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn

Bé ăn đi ăn lại một vị cháo được hâm lại vừa mất chất dinh dưỡng vừa kém ngon sẽ rất dễ chán ăn

Nếu không có thời gian, mẹ có thể nấu cháo trắng rồi cho vào các hộp nhỏ, đậy kín và bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh. Thịt và rau có thể sơ chế qua hoặc nấu qua rồi chia hộp nhỏ, bảo quản trong tủ lạnh. 

4. Cho quá nhiều ngũ cốc, cho ngũ cốc nguyên hạt hay nhiều loại đậu hạt vào cháo

Nếu mẹ kết hợp quá nhiều loại ngũ cốc cùng lúc thì khiến món ăn của bé quá giàu dinh dưỡng, khiến hệ tiêu hóa bị quá tải, không đủ khả năng hấp thu và đào thải các chất này. Khi hệ tiêu hóa bị quá tải và hoạt động kém hiệu quả thì con dễ bị khó tiêu hay đầy bụng, thậm chí bị đi ngoài phân sống, tiêu chảy và biếng ăn.

5. Lạm dụng cho dầu ăn vào cháo

Mẹ nên cho bé ăn theo lượng dầu ăn được khuyến cáo. 

Mẹ đã cho bé ăn các loại thực phẩm giàu chất béo như cá hồi, quả bơ… thì không nhất thiết phải cho dầu ăn vào cháo.

6. Nêm cháo theo khẩu vị của người lớn

Trẻ dưới 1 tuổi không nên sử dụng các loại gia vị như mắm, muối, đường sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

7. Cho bé ăn quá nhiều rau củ chứa Nitrate

Nitrat có nhiều trong một số rau củ như: cà rốt, đậu xanh, bí đỏ, cà tím, khoai tây, cải bó xôi… Nitrat khi vào ruột bé bị các vi khuẩn ở đường tiêu hóa chuyển hóa thành Nitrit có thể gây ra tình trạng thiếu oxy và ngộ độc cấp tính.

Mẹ nên hấp chín thịt riêng, rau riêng. Sau đó băm/nghiền/thái/mài/xay riêng. Ưu tiên băm/nghiền/thái/mài vì máy xay công suất lớn nên chỉ cần xay quá 1-2s có thể khiến đồ ăn bị quá nhuyễn, không hợp với độ thô mẹ mong muốn cũng như làm hao hụt nhiều vitamin hơn so với “cách thô sơ”.

Giai đoạn đầu mẹ NÊN cho bé ăn riêng cháo/đạm/rau để bé cảm nhận được vị ngon của RIÊNG từng loại thực phẩm, giai đoạn sau mẹ có thể trộn chung (nhưng vẫn băm/nghiền/thái/mài/xay riêng) vào cháo nhé mẹ. Nội dung này dựa theo hướng dẫn trong một số sách ăn dặm kiểu Nhật ạ.

Để tránh các sai lầm không đáng có khi cho bé ăn dặm, ba mẹ có thể đăng ký ngay khóa học POH Easy Two nhé! Chương trình được xây dựng nhằm giúp mẹ cho bé ăn dặm khoa học, đầy đủ dinh dưỡng. Mục tiêu cuối cùng là giúp bé ăn ngoan, hứng thú với ăn uống và mẹ có thời gian cho bản thân.

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo