MỤC LỤC
Một số thắc mắc thường gặp khi bé 20 tháng
Trẻ 20 tháng nặng bao nhiêu kg?
Trẻ 20 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?
Sự phát triển của trẻ 20 tháng tuổi
Sự phát triển của trẻ 20 tháng tuổi tuần thứ 1
Sự phát triển của trẻ 20 tháng tuổi tuần thứ 2
Một số thắc mắc thường gặp khi bé 20 tháng tuổi:
Trẻ 20 tháng nặng bao nhiêu kg?
Theo bảng biểu đồ tăng trưởng của WHO, cân nặng bé 20 tháng tuổi nằm trong khoảng 8 - 14.5 kg**. Nếu mẹ thấy trẻ không nặng cân bằng các trẻ khác nhưng con vẫn nằm trên đường phát triển của mình, tức là trẻ vẫn phát triển bình thường.
>> Sự phát triển của trẻ 21 tháng
Trẻ 20 tháng cao bao nhiêu?
Theo bảng biểu đồ tăng trưởng của WHO, chiều cao bé 20 tháng nằm trong khoảng 76-90 cm**. Nếu mẹ thấy trẻ thấp hơn trẻ khác nhưng con vẫn nằm trên đường phát triển của mình, tức là trẻ vẫn phát triển bình thường.
Mời mẹ tìm hiểu kĩ hơn điều này tại bài viết: Theo dõi sự phát triển của trẻ
Trẻ 20 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?
Tổng thời gian ngủ của bé 20 tháng vẫn là 13-14 tiếng/ ngày trong đấy tổng thời gian ngủ đêm là 11-12 tiếng.
Trẻ 20 tháng chậm nói?
Trẻ 20 tháng, trẻ được coi phát triển bình thường về ngôn ngữ nếu như con đã biết: nói 6 từ đơn, chỉ 2 hình hoặc nói câu 2 từ…
Nếu bé chưa đạt được các mốc trên thì ba mẹ nên đưa ra các bài tập bổ trợ giúp kích thích khả năng ngôn ngữ của con phát triển.
Hoặc tham gia POH acti 1-3 tuổi. Chương trình bao gồm các bài thực hành CÁ NHÂN HÓA cho con giúp con tập nói và 63 mốc đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của con giúp ba mẹ quan sát và có biện pháp kịp thời tránh chậm nói và giúp con phát triển toàn diện.
Chương trình có sự tư vấn chuyên sâu 1:1 từ giảng viên Montessori quốc tế và cam kết hoàn toàn bộ tiền nếu mẹ không hài lòng.
Bé 20 tháng tuổi ăn gì?
Chế độ ăn cho bé 20 tháng tuổi cần đảm bảo dễ tiêu, đảm bảo các nhóm chất cần thiết như tinh bột, chất xơ, chất đạm. Nếu có thể mẹ hãy dành chút thời gian để trang trí món ăn hấp dẫn, bắt mắt để thu hút sự chú ý của bé. Cách này cũng hiệu quả với những trẻ 20 tháng tuổi biếng ăn.
Dinh dưỡng cho trẻ 20 tháng tuổi cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và cung cấp đủ năng lượng cho những hoạt động liên tục của trẻ. Thực đơn của bé chủ yếu vẫn bao gồm rau củ tươi, hoa quả, thịt, trứng, sữa và nhóm tinh bột như cơm nát, bún, phở, nui (Mẹ chú ý không thay bún phở bằng miến vì miến là món ăn khá khó tiêu).
Sự phát triển của trẻ 20 tháng tuổi
Bé 20 tháng tuổi, tuần thứ nhất
Tuần thứ nhất: Trẻ 20 tháng biết làm gì?
Em bé 20 tháng tuổi của mẹ đã có thể chạy được nếu con hết sức tập trung, nhưng có thể con vẫn còn hơi loạng choạng đó. Con cũng có thể tự mình đi lên cầu thang nhưng vẫn cần mẹ giúp đi xuống. Giờ chơi của con trở nên thú vị hơn vì con đã học được các kỹ năng mới như đá và ném đồ.
Trẻ mới biết đi có bản tính tò mò về mọi thứ, bao gồm cả bộ phận sinh dục của con. Giống như việc con vẫn chơi với các ngón tay và ngón chân khi còn nhỏ, ở tuổi này bé bắt đầu chơi với bộ phận sinh dục của mình. Điều này hoàn toàn tự nhiên và không phải do một nguyên nhân đáng lo ngại nào cả, trừ khi việc này xảy ra quá nhiều.
Khi con cố chạm vào bộ phận sinh dục của mình ở nơi công cộng, mẹ cố gắng đừng làm ầm ĩ. Chỉ cần bình tĩnh giải thích rằng một số việc con chỉ được thực hiện ở nhà.
Từ giờ đến khi con được 2 tuổi, mẹ nên thường xuyên giữ liên lạc với bác sĩ để kiểm tra xem con có vấn đề gì với sự phát triển hay không. Đây cũng là cơ hội để mẹ tham khảo ý kiến bác sĩ thường xuyên.
Mẹ nên nhớ rằng trẻ có tốc độ phát triển riêng của con. Mẹ có thể theo dõi những mốc phát triển quan trọng của con. Nếu mẹ lo lắng về bất cứ vấn đề gì mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ càng sớm càng tốt.
Cách chăm sóc trẻ 20 tháng tuổi tuần thứ nhất
- Nếu gia đình có nhiều con, chắc chắn ba mẹ sẽ phải đối mặt với những lần cãi vã, ganh tị của các con. Lúc này ba mẹ không chỉ là phụ huynh mà còn là trọng tài. Bất cứ sự thiên vị nào cũng khiến trẻ bị tổn thương, vì vậy ba mẹ cần hết sức cẩn trọng khi phân xử tranh cãi giữa các con.
- Để giúp con phát triển tốt hơn mẹ nên cho bé tham gia chơi các trò chơi tập trung vào khả năng nghe và nhìn của trẻ.
Trẻ 20 tháng tuổi, tuần thứ hai
Dạy bé 20 tháng tuổi những gì?
Khi trẻ trở nên năng động hơn mẹ sẽ bắt đầu thấy rằng một vài hoạt động của trẻ khó kiểm soát. Con thậm chí dùng đến hành động đánh, đẩy, cắn hoặc giật tóc bạn để có được sự chú ý của mẹ.
Mẹ không nên phản ứng thái quá với những hành động có khuynh hướng bạo lực của con. Cố gắng giữ bình tĩnh. Gọi tên cảm xúc của con ra và nói rõ ràng với trẻ rằng bạo lực không được chấp nhận. Nếu trẻ đang bắt chước lại hành động của anh chị mẹ cần khuyên bảo trẻ lớn trong nhà để trở thành gương tốt cho em.
Mẹ đã từng là người bạn thân nhất của con. Nhưng con sẽ dần học được cách tương tác với mọi người và kết bạn. Hầu hết hành động của con sẽ được thực hiện thông qua những trải nghiệm. Ở tuổi này trẻ cũng không muốn chia sẻ những gì mà con sở hữu.
Khuyến khích những bước đầu tiên ngập ngừng trong tình bạn của con bằng cách trở thành tấm gương tốt . Mẹ hãy cười nói thân thiện với những người bạn của mẹ hay các bé khác trong công viên. Trẻ sẽ nhanh chóng bắt chước mẹ.
Mẹ cũng có thể chơi những trò chơi theo lượt trong nhà, ví dụ như trò chuyền bóng. Mặc dù trẻ chưa thể hiểu hết bài học này, nhưng con sẽ học được rằng chơi hai người sẽ vui hơn.
Cách chăm sóc trẻ 20 tháng tuổi tuần thứ hai
- Đặt ra ranh giới rõ ràng cho trẻ sẽ giúp con cảm thấy an toàn và yên tâm trưởng thành. Đồng thời tìm hiểu cách khuyến khích hành vi tốt của trẻ. Như vậy bé sẽ có nền tảng ứng xử tốt khi lớn lên.
- Lúc này bé đã đủ lớn để có thể ở chung phòng với anh chị của mình. Ba mẹ có thể cân nhắc để sắp xếp cho các bé ở với anh chị nếu bé thích.
Trẻ 20 tháng tuổi, tuần thứ ba
Trẻ 20 tháng biết làm gì?
Nếu trẻ không thích gội đầu mẹ hãy thử làm theo cách khác. Ví dụ mẹ có thể thử dùng khăn làm ướt tóc để gội đầu thay vì đổ nước lên đầu con. Chỉ sử dụng một ít dầu gội đầu để không rơi vào mắt con.
Lúc xả tóc sẽ khó nhất vì trẻ không thích bị nước vào mắt. Mẹ thử gập một miếng vải nỉ và đặt phía trên mắt của con trong khi xả tóc. Thử một trò chơi nào đó để đánh lạc hướng con như hát một bài hát ngớ ngẩn hoặc cho con nhìn gương trong khi xả tóc.
Mẹ không nhất thiết phải gội đầu hàng ngày cho trẻ. Với hầu hết trẻ mới biết đi, mẹ chỉ cần gội tuần một lần là đủ.
Nếu mẹ đang muốn sinh thêm một em bé nữa hãy xem những cách giúp thụ thai thành công. Và nếu mẹ đã mang bầu mẹ sẽ tự hỏi phải chuẩn bị cho trẻ lớn chào đón em bé mới như thế nào. Hãy nói với bé về việc mang bầu của mẹ một cách tích cực và để con dành thời gian chuẩn bị đồ cho em.
Cách chăm sóc trẻ 20 tháng tuổi tuần thứ ba
- Trẻ mới biết đi sẽ có rất nhiều trải nghiệm mới. Mẹ hãy khuyến khích sự tò mò của trẻ để con khám phá nhiều hơn.
- Đây cũng là thời gian bé chuẩn bị tới nhà trẻ. Mẹ hãy giúp trẻ chuẩn bị và làm quen với môi trường nhà trẻ bằng cách đưa bé đến thăm nhà trẻ một vài lần.
Trẻ 20 tháng tuổi, tuần thứ tư
Trẻ 20 tháng biết làm gì?
Trong quá trình phát triển của trẻ, bé có thể khiến mẹ bực bội chỉ vì ném vỡ chiếc bánh. Nhưng đây là điều hoàn toàn bình thường với trẻ. Con đang phát triển mạnh mẽ về những điều con được phép và không được phép làm.
Đây là dấu hiệu cho thấy sự hiểu biết về thế giới của con đã chín muồi. Một khi em bé đã nhận định một điều gì “bánh gạo phải là hình tròn”, con sẽ rất buồn khi thấy suy nghĩ của mình bị thay đổi. Vì vậy khi mẹ đưa một chiếc bánh gạo hình bầu dục con sẽ ném nó đi.
Mẹ cần bình tĩnh nhất có thể. Đến cuối cùng, con sẽ chấp nhận rằng đôi khi con sẽ gặp phải một vài sự thất vọng.
Rất nhiều trẻ vẫn dùng núm vú giả hoặc bình sữa ở độ tuổi này. Trẻ Sử dụng bình sữa không thường xuyên sẽ không có hại. Nhưng nếu con liên tục ngậm trong miệng mẹ cần khuyến khích con cai thói quen này.
Nếu trẻ còn dùng bình sữa: Chỉ để nước trắng trong bình và cho con uống sữa hoặc nước trai cây bằng cốc. Chỉ cho trẻ sử dụng bình khi ngồi vào bàn ăn hoặc ngồi ngay ngắn trên ghế. Cố gắng không để con ôm bình đi khắp nơi nếu không con sẽ hình thành nên thói quen. Khuyến khích con sử dụng những vật giúp trấn an khác như gấu bông.
Cách chăm sóc trẻ 20 tháng tuổi tuần thứ tư
- Tìm cách ứng xử với trẻ hay đánh và cắn bạn với bài viết sau: Làm gì khi trẻ hay cắn bạn, đánh bạn hoặc tát người khác?
- Nếu mẹ vẫn đang bối rối trong việc dạy con ngồi bô, hãy tham khảo các bài của chương trình POH ACTI 1-3 tuổi.