Sự phát triển của trẻ 23 tháng tuổi

đăng bởi Nguyễn Khải

 

Một số thắc mắc thường gặp khi bé 23 tháng tuổi:

Trẻ 23 tháng nặng bao nhiêu kg?

Sự phát triển của trẻ đã chậm lại so với giai đoạn 0-1 tuổi. Trung bình trẻ tăng cân gấp ba lần khi được 1 tuổi nhưng chỉ tăng 1,3 đến 2,2kg khi được 2 tuổi. Con đã khác em bé sơ sinh rất nhiều. Trẻ có thể đứng thẳng, di chuyển và dường như gầy hơn vì lớp mỡ non của con đã biến mất.

Theo bảng biểu đồ tăng trưởng của WHO, cân nặng bé 23 tháng tuổi nằm trong khoảng 8.5 - 12 kg**. Nếu mẹ thấy trẻ không nặng cân bằng các trẻ khác nhưng con vẫn nằm trên đường phát triển của mình, tức là trẻ vẫn phát triển bình thường.

>> Sự phát triển của trẻ 24 tháng

Sự phát triển của trẻ 20 tháng tuổi

Trẻ 23 tháng cao bao nhiêu? 

Theo bảng biểu đồ tăng trưởng của WHO, chiều cao bé 23 tháng nằm trong khoảng 78-93 cm**. Nếu mẹ thấy trẻ thấp hơn trẻ khác nhưng con vẫn nằm trên đường phát triển của mình, tức là trẻ vẫn phát triển bình thường.

Mời mẹ tìm hiểu kĩ hơn điều này tại bài viết: Theo dõi sự phát triển của trẻ

 

Trẻ 23 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?

Con cần ngủ 1 cữ ban ngày và vẫn cần 11-12 tiếng ban đêm.

Trẻ 23 tháng chậm nói?

Kỹ năng ngôn ngữ của trẻ đang không ngừng phát triển. Bé 23 tháng tuổi đã có thể ghép 3 từ lại thành cụm như là “con chim bay”. Mẹ cũng sẽ nhận ra con đang học hát và ngân nga. Vì thế mẹ hãy chuẩn bị nghe những giai điệu quen thuộc lặp đi lặp lại từ miệng con.

Cùng với sự phát triển về ngôn ngữ thì nhận thức của con cũng rất phát triển. Trí nhớ của con đang được cải thiện. Trẻ cũng có thể bắt đầu nắm bắt ý tưởng về những điều đối lập nhau như người cao người thấp hoặc chiếc bánh to chiếc bánh nhỏ.

Nếu bé chưa đạt được các mốc ngôn ngữ như chỉ 4 hình, 6 bộ phận cơ thể, gọi tên 1 hình... thì ba mẹ nên đưa ra các bài tập bổ trợ giúp kích thích khả năng ngôn ngữ của con phát triển.

Hoặc tham gia POH acti 1-3 tuổi. Chương trình bao gồm các bài thực hành CÁ NHÂN HÓA cho con giúp con tập nói và 63 mốc đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của con giúp ba mẹ quan sát và có biện pháp kịp thời tránh chậm nói và giúp con phát triển toàn diện.

Chương trình có sự tư vấn chuyên sâu 1:1 từ giảng viên Montessori quốc tế và cam kết hoàn toàn bộ tiền nếu mẹ không hài lòng.

Sự phát triển của trẻ 20 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ 23 tháng tuổi

Trẻ 23 tháng tuổi, tuần thứ nhất

Trẻ 23 tháng tuổi biết làm gì? 

Em bé của mẹ giai đoạn này sẽ thích vẽ nguệch ngoạc Trẻ chưa thể cầm bút chì màu như người lớn nhưng con vẫn thích cầm lấy và tạo nên tác phẩm của riêng con.

Con càng chơi với nhiều trẻ thì càng có nhiều khả năng mắc các bệnh truyền nhiễm và phát ban. Bệnh chốc lở là một trong số các bệnh đó. Chốc lở thường là một nốt ban đỏ trên mặt, cổ hoặc cánh tay. Bệnh này có nguy cơ lây nhiễm cao và lây lan nhanh chóng trong nhóm trẻ mẫu giáo. Vì vậy nếu mẹ phát hiện trẻ có dấu hiệu của bệnh chốc lở mẹ cần cho trẻ nghỉ ở nhà đến khi con khỏi bệnh.

Một số loại bệnh phát ban như sốt ban đào thường đi kèm với sốt cao. Trong khi thủy đậu và hội chứng má tát sẽ khiến trẻ ốm yếu.

Mặc dù những loại bệnh phát ban này không nguy hiểm nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề khác như viêm màng não. Viêm màng não tấn công trẻ nhanh chóng, vì vậy mẹ cần tìm hiểu các dấu hiệu và triệu chứng để phòng tránh và phát hiện kịp thời.

Nếu mẹ từng lo lắng về sức khỏe và sự phát triển của trẻ mẹ hãy liên hệ với bác sĩ để được giải đáp. Nếu có vấn đề gì thì việc chẩn đoán và chữa trị sớm sẽ tốt hơn.

Chăm sóc trẻ 23 tháng tuổi tuần thứ nhất

  • Em bé của mẹ lúc này sẽ có 1000 câu hỏi vì sao về thế giới xung quanh. Đôi khi mẹ cảm thấy mệt mỏi vì con nói quá nhiều. Lúc này mẹ nên cố gắng trả lời để thỏa mãn sự tò mò của trẻ, nhưng nếu bé làm phiền mẹ quá nhiều hãy tìm hiểu cách xử lý với POH ACTI (1-3 tuổi) nhé!
  • Làm sao để em bé lớn không cảm thấy bị bỏ rơi khi mẹ sắp sinh em bé mới? Hãy cùng tìm hiểu cách chuẩn bị tâm lý cho trẻ 2 tuổi khi có em.

Trẻ 23 tháng tuổi, tuần thứ hai

Trẻ 23 tháng tuổi biết làm gì? 

Cách di chuyển của con cũng thay đổi. Dáng đi tới đi lui chập chững ngày nào giờ đã thành những sải chân chắc chắn nhịp nhàng. Khi tròn hai tuổi hầu hết trẻ có thể kéo hoặc xách theo đồ chơi khi đi. Hầu hết các bé 2 tuổi có thể bắt đầu chạy.

Sự phát triển của trẻ 23 tháng tuổi

Chăm sóc trẻ 23 tháng tuổi tuần thứ hai

  • Trẻ độ tuổi này vẫn dễ bị các vật xung quanh thu hút và làm sao nhãng. Đôi khi vì quá say mê một vật nào đó mà bé không để ý đến lời mẹ nói, hay còn gọi là lơ mẹ đi. Vậy phải đối phó với tình trạng này thế nào? Các mẹ hãy tìm câu trả lời trong chương trình POH ACTI (1-3 tuổi).
  • Đôi khi em bé đang bận phát triển kỹ năng khác hoặc con mới trải qua một số thay đổi trong cuộc sống như chuyển lớp, chuyển nhà...thì bé sẽ có thái độ chống đối việc ngồi bô và tự đi vệ sinh. Lúc này mẹ nên chậm lại để bé có thời gian thích nghi.

 

 

Trẻ 23 tháng tuổi, tuần thứ ba

Trẻ 23 tháng tuổi biết làm gì? 

Giờ là lúc mẹ nghĩ đến những vấn đề an toàn của con. Mẹ đã trang bị cho ngôi nhà an toàn với em bé sơ sinh nhưng giờ con đã biết đi. Trẻ cao hơn, di chuyển nhiều hơn và cũng thích khám phá hơn. Vì vậy mẹ cần kiểm tra để chắc chắn rằng con luôn an toàn trong chính ngôi nhà của mình.

Mẹ hãy đặt mình vào vị trí của con để xem con sẽ bị thu hút bởi những thứ gì? Mẹ đừng bỏ qua bất cứ điều gì. Thậm chí trẻ sẽ trèo lên ghế, lên bàn hoặc mở những chiếc thùng rất bình thường. Bây giờ con đã năng động hơn và chạy nhanh hơn mẹ nghĩ đó.

May mắn là trẻ ở độ tuổi này đã biết ý nghĩa của từ “không”. Khi con còn bé, mẹ sẽ phải bỏ hết những vật nguy hiểm ra ngoài tầm với của con. Hiện giờ làm như vậy vẫn có hiệu quả nhưng mẹ cũng có thể nói với con bằng lời rằng không được làm như vậy. Hãy nói với con bằng giọng nói thật nghiêm túc nếu có điều gì đó vượt qua giới hạn.

Để phòng trước mẹ vẫn nên để hết những vật nguy hiểm cách xa tầm tay trẻ nhỏ. Lấy dao sắc ra khỏi ngăn kéo mà con có thể với tới, cất hết thuốc và vitamin trong hộp đựng có khóa bảo vệ trẻ em.

Sự phát triển của trẻ 23 tháng tuổi

Chăm sóc trẻ 23 tháng tuổi tuần thứ ba

  • Nuôi một em bé tốn kém hơn mẹ nghĩ. Vì vậy mẹ hãy chú ý tiết kiệm chi tiêu và quản lý tài chính thật thông minh nhé! 
  • Dị ứng thực phẩm rất nguy hiểm với trẻ vì có thể dẫn tới tình trạng cơ thể mẹ bị mất nước. Tìm hiểu thêm về Dị ứng thực phẩm ở trẻ em

Trẻ 23 tháng tuổi, tuần thứ tư

Trẻ đang phát triển như thế nào

Nhìn trẻ đạp xe ba bánh hoặc xe đạp sẽ giúp nhắc nhở mẹ rằng con đã lớn như thế nào. Bây giờ là thời điểm tốt để mua một chiếc xe cho con. Nếu trẻ hiếu động, có thể chạy thuần thục và giữ thăng bằng tốt con sẽ rất thích có một chiếc xe.

Xe đạp thăng bằng cũng là một lựa chọn dành cho giai đoạn này. Đó là loại xe có hai bánh thấp, không có bàn đạp hoặc bánh giữ ổn định. Thay vì đạp thì con tự mình đẩy chân và tự giữ thăng bằng ở trên xe đạp. Đi xe đạp thăng bằng sẽ giúp con dễ đi xe đạp không có bánh phụ sau này.

Đối với xe ba bánh, những em bé mới làm quen với xe nên đi  xe thấp, nhỏ để ít bị lật hơn. Nếu con đã có một chiếc xe đạp phù hợp, việc tìm ra cách đạp là điều khó khăn nhất. Mẹ cần ở cạnh con khi trẻ làm quen với xe phòng trường hợp trẻ bị ngã.

Cho dù con chi di chuyển trong một khoảng không gian nhỏ mẹ cũng cần cho trẻ đội mũ bảo hiểm. Rèn cho trẻ thói quen đội mũ bảo hiểm sẽ giúp bảo vệ con trong trường hợp con bị ngã sau này.

Chăm sóc trẻ 23 tháng tuổi tuần thứ tư

  • Nếu mắt trẻ hồng lên và ngứa, có thể con đã bị viêm kết mạc. Tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị tại đây.
  • Trẻ gần hai tuổi đã có thể ăn thức ăn chung với cả nhà. Mẹ hãy tìm hiểu và xây dựng thực đơn phù hợp với cả gia đình và bé.
  • Việc tập cho bé ngồi bô và tự đi vệ sinh không hề dễ dàng. Nếu mẹ đang cảm thấy áp lực với việc này, hãy tham gia ngay POH ACTI (1-3 tuổi) để được giúp đỡ.

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo