Sự phát triển của trẻ 17 tháng tuổi

đăng bởi Nguyễn Khải

 

Một số thắc mắc thường gặp khi bé 17 tháng tuổi:

Trẻ 17 tháng nặng bao nhiêu kg?

Theo bảng biểu đồ tăng trưởng của WHO, cân nặng trẻ 17 tháng tuổi nằm trong khoảng 7.6 - 13.5 kg**. Nếu mẹ thấy trẻ không nặng cân bằng các trẻ khác nhưng con vẫn nằm trên đường phát triển của mình, tức là trẻ vẫn phát triển bình thường.

>> Sự phát triển của trẻ 18 tháng

Sự phát triển của trẻ 17 tháng tuổi

Trẻ 17 tháng cao bao nhiêu? 

Theo bảng biểu đồ tăng trưởng của WHO, chiều cao trẻ 17 tháng nằm trong khoảng 73-86 cm**. Nếu mẹ thấy trẻ thấp hơn trẻ khác nhưng con vẫn nằm trên đường phát triển của mình, tức là trẻ vẫn phát triển bình thường.

Mời mẹ tìm hiểu kĩ hơn điều này tại bài viết: Theo dõi sự phát triển của trẻ

Trẻ 17 tháng chưa biết nói phải làm sao?

Nếu bé đang ở mốc có thể nói được 3 từ đơn thậm chí 6 từ đơn (theo bài test Denver II) thì ba mẹ không cần lo lắng. Nếu bé chưa chạm đến mốc đó ba mẹ cần kiên nhẫn hỗ trợ con các bài tập nói giúp con bật âm và phát triển ngôn ngữ. Ba mẹ có thể tham khảo điều này trong chương trình POH Acti (1-3 tuổi)

 

 

Dinh dưỡng cho trẻ 17 tháng

- Trẻ 17 tháng tuổi nên ăn gì?

Con nên ăn chế độ dinh dưỡng cân bằng bao gồm tinh bột, rau xanh và đạm thay vì chỉ ăn lệch một nhóm chất.

Nhiều ba mẹ cảm thấy đau đầu với vấn đề trẻ 17 tháng biếng ăn. Nếu em bé của mẹ kén ăn, hãy chuẩn bị bữa ăn đơn giản thôi. Dành quá nhiều thời gian chuẩn bị một bữa ăn cầu kỳ sẽ khiến mẹ thất vọng nhiều hơn khi con từ chối ăn. Mẹ hãy để con tự chọn đồ ăn trong bữa ăn, nhưng mẹ cũng đừng lo lắng nếu chọn xong con lại không ăn.

Lượng thức ăn con nạp vào cơ thể trong một tuần quan trọng hơn là lượng con ăn được trong một bữa ăn hay một ngày. Mẹ chỉ cần chuẩn bị những món ăn lành mạnh, con sẽ tự quyết định lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu của mình.

- Trẻ 17 tháng uống bao nhiêu sữa mỗi ngày?

Như trẻ 16 tháng, trẻ 17 tháng cần tối thiểu 300ml và tối đa chỉ nên là 500ml/ngày

Sự phát triển của trẻ 17 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ 17 tháng tuổi

Trẻ 17 tháng tuổi, tuần thứ nhất

Tuần thứ nhất: Trẻ 17 tháng biết làm gì?

Trẻ 17 tháng tuổi đã biết chỉ vào những đồ vật mà con thích cũng như nói một vài từ khác nhau. Con cũng có thể tự cởi quần áo. Còn kỹ năng mặc quần áo của con sẽ phát triển sau. Trẻ cũng biết tự chải tóc và tự xúc bằng thìa.

Trẻ cũng đang cố gắng để tự đánh răng. Nhưng mẹ vẫn cần giúp con để đảm bảo răng con được sạch sẽ.

Chăm sóc trẻ 17 tháng tuổi tuần thứ nhất

  • Trẻ sẽ cần “được”ốm để phát triển hệ miễn dịch. Mẹ hãy sẵn sàng đối mặt với những lúc em bé khó ở như khi con bị cảm lạnh và nhiễm trùng tai nhé.
  • Trẻ đã sẵn sàng để thực hành kỹ năng giải quyết vấn đề của mình. Mẹ hãy để trẻ có thời gian giải quyết một vấn đề nào đó trước khi quyết định giúp đỡ con.
  • Trẻ giai đoạn này rất nhạy cảm nên mẹ hãy chú ý đến an toàn vệ sinh thực phẩm của gia đình.

Trẻ 17 tháng tuổi, tuần thứ hai

Tuần thứ 2: Phương pháp dạy trẻ 17 tháng tuổi - Khi trẻ hay la hét

Mẹ có thấy con cố gắng hét ầm lên mỗi khi con muốn bố mẹ chú ý? Trẻ đang không ngừng thử và có thể con đã phát hiện ra giọng của con có thể làm được nhiều điều rất thú vị. Và một công dụng của giọng nói là nhận được sự phản ứng của mẹ.

Nhiều mẹ thường nhanh chóng thỏa mãn điều con muốn chỉ để làm con ngừng la hét. Nhưng điều này lại dạy con rằng la hét thực sự có tác dụng và khuyến khích con la hét thêm nhiều lần nữa. Thay vì nhanh chóng đồng ý với con mẹ hãy giải thích rằng la hét sẽ làm tổn thương tai và mẹ sẽ thể nghe thấy con nói gì nữa. Nói với con rằng mẹ sẽ không trả lời con cho đến khi con ngừng hét và nói chuyện bình thường.

Sự phát triển của trẻ 17 tháng tuổi

Chăm sóc trẻ 17 tháng tuổi tuần thứ hai

  • Nếu trẻ 17 tháng tuổi đã đi vững mẹ hãy tìm cách giúp con học chạy và nhảy. Nếu trẻ vẫn chưa đi vững mẹ hãy khuyến khích con tập đi thường xuyên hơn hoặc tham gia POH Acti (1-3 tuổi) để được hướng dẫn dẫn tập đi đúng cách, theo tiến trình của con và được giảng viên tư vấn 1:1 chuyên sâu giúp bé biết đi sớm.
  • Trẻ mới biết đi sẽ gặp phải những cơn khủng hoảng. Mẹ hãy tìm hiểu cách đối phó với những cơn giận giữ của trẻ mới biết đi nhé. Cố gắng đừng cáu gắt và quát mắng trẻ vì điều này sẽ làm bé nhận những năng lượng tiêu cực.

 

 

Trẻ 17 tháng tuổi, tuần thứ ba

Tuần thứ ba: Trẻ 17 tháng biết làm gì?

Trẻ đột nhiên không thể đi đâu nếu không có một chú gấu bông hoặc một chiếc chăn quen thuộc? Điều này hoàn toàn bình thường ở độ tuổi của con. Trẻ đang phát triển cả thể chất lẫn tinh thần. Mỗi ngày con dường như choáng ngợp vô số trải nghiệm, góc nhìn, âm thanh và từ ngữ mới.

Vì vậy việc ôm chú gấu bông quen thuộc giúp con cảm thấy an toàn và yên tâm hơn. Đặc biệt là khi đi xa hoặc khi không có mẹ bên cạnh lúc con ốm mệt và căng thẳng.

Có một vật để cảm thấy an toàn là dấu hiệu của sự trưởng thành chứ không phải sự trẻ con. Trẻ đang xuất hiện nhiều cảm xúc mới và con chỉ đang tìm cách để tự an ủi mình. Để tránh việc con bị rối khi mất vật yêu thích mẹ hãy mua thêm gấu bông hoặc chăn giống hệt đỡ dự phòng. Để con mang những vật đó theo khi đi học (nếu nhà trường cho phép), khi khám bác sĩ hoặc trên ô tô.

Khi trẻ đã đi một cách tự tin hơn cũng là lúc mẹ cần chú ý để giữ an toàn cho con. Các tai nạn em bé mới biết đi thường gặp là ngã cầu thang và va vào bàn ghế. Bỏng cũng là tai nạn phổ biến. Trẻ thường bị bỏng do trà, cà phê nóng hoặc nồi chảo trên bếp

Tình trạng vô tình ngộ độc chất tẩy rửa hoặc thuốc cũng rất hay gặp. Mẹ hãy học cách sơ cứu trẻ để chuẩn bị trước các tình huống khẩn cấp.

Sự phát triển của trẻ 17 tháng tuổi

Chăm sóc trẻ 17 tháng tuổi tuần thứ ba

  • Sắt là một chất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ 17 tháng tuổi. Mẹ hãy chú tăng cường chất sắt trong các bữa ăn của con để đáp ứng nhu cầu sắt của trẻ.
  • Mẹ đang bị căng thẳng vì vấn đề ngồi bô của con? Hầu hết trẻ mới biết đi chưa sẵn sàng ngồi bô. Ít nhất con nên đủ 18 tháng tuổi. Tìm hiểu các dấu hiệu trẻ sẵn sàng tập ngồi bô với chương trình POH ACTI 1-3 tuổi!
  • Việc thuê người trông trẻ sẽ giúp ích cho mẹ nhưng cũng có một số nhược điểm. Mẹ nên suy nghĩ đến nhu cầu của mình và bé để có quyết định chính xác nhất. Ngoài ra mẹ có thể nhờ người thân trông trẻ. Cùng tìm hiểu kỹ hơn với bài viết: Nhờ người thân chăm sóc bé

Trẻ 17 tháng tuổi, tuần thứ tư

Phương pháp dạy trẻ 17 tháng tuổi - Trẻ hay cáu giận

Mẹ sẽ sớm phải đối mặt với cơn giận giữ của trẻ. Cơn giận của trẻ thường xuất phát từ những chuyện mà trẻ không thể làm. Những chuyện đó có thể là vì con bị giới hạn về thể chất hoặc con không được phép làm. Sự vội vàng hoặc mệt mỏi cũng dễ khiến con cáu gắt hơn.

Mẹ sẽ muốn xoa dịu trẻ nhanh chóng nhưng khó có công thức kỳ diệu nào giúp mẹ dập tắt cơn giận . Mẹ sẽ nhận thấy rằng cơn giận của trẻ sẽ qua nhanh hơn nếu mẹ để con khóc vài phút mà không dỗ. Hoặc mẹ có thể đưa ra lời nói nhẹ nhàng, tỏ ra thông cảm và khuyến khích con nói ra cảm xúc của mình.

Khi con đã bình tĩnh lại, hãy ôm con vào lòng và âu yếm con. Đừng phạt con khi con còn đang nổi giận. Ở độ tuổi của con thỉnh thoảng con không thể không thấy choáng ngợp. Nhưng mẹ cố gắng đừng nuông chiều con chỉ để tránh sự tức giận của trẻ. Nếu không trẻ sẽ cho rằng tức giận là cách để đạt được điều mình muốn.

Chăm sóc trẻ 17 tháng tuổi tuần thứ tư

  • Mẹ sẽ cảm thấy sốc nếu con bắt đầu đánh hoặc cắn bạn, nhưng đây là một giai đoạn phát triển bình thường. Những mẹo trong bài viết “Làm gì khi trẻ hay cắn bạn, đánh bạn hoặc tát người khác” sẽ giúp mẹ xử lý vấn đề này!
  • Mẹ nhận thấy con là một em bé khó tính? Cùng tìm hiểu các nhóm tính cách của trẻ để hiểu con hơn mẹ nhé.
  • Giúp trẻ phát triển thể chất bằng cách dạy trẻ các trò chơi vận động như ném và bắt bóng.

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo