Nhận biết về khái niệm thời gian ở trẻ 0-36 tháng tuổi

đăng bởi Tiên Tiên

Nếu mẹ nói với bé rằng “Đợi mẹ 5 phút” thì trẻ gần như không thể hiểu được ý nghĩa lời nói của mẹ. Để bé hiểu về thời gian là một vấn đề phức tạp, và cần thời gian để phát triển dần dần, cho đến tận khi vào tiểu học.  

Bé sẽ cần một quá trình dài để thật sự hiểu khi mẹ nói “Một tuần nữa, chúng ta sẽ gặp bà”. Nhưng, cơ sở của việc cảm nhận về thời gian đã được bắt đầu từ rất sớm. Vì vậy mẹ có thể giúp trẻ định hướng về thời gian từ sớm.

Nhận thức của trẻ về thời gian

Trẻ sẽ mất một khoảng thời gian trải nghiệm để hiểu khái niệm thời gian

Một khi trẻ hiểu khái niệm thời gian mẹ có thể dạy trẻ tiết kiệm và quản lý thời gian một cách từ từ. 

Mời ba mẹ tham khảo:

Cơ sở và trình tự nhận thức của trẻ về thời gian

Ý thức nguyên thủy về thời gian

Trước tiên hãy nói về thời gian của mẹ. Trong suốt mấy tháng đầu có em bé, nhiều mẹ cảm thấy như mình đã mất đi ý niệm về thời gian. Thời gian ngủ không còn, việc cho bé ăn và thay tã thay đổi ngẫu nhiên. Có vẻ như không có gì khác nhau giữa 2 giờ sáng và 2 giờ chiều! 

Sau đó, mọi việc dần đi vào quỹ đạo khi khái niệm thời gian dần quay trở về cuộc sống của mẹ. Đó là nhờ vào sự phát triển về những cảm nhận đầu tiên về thời gian của bé.

Vào năm 1972, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra trẻ em phát triển khả năng nhận thức về các khoảng thời gian thông qua các sự kiện từ rất sớm.

 

 

Nhận thức về chuỗi sự kiện (trình tự)

Đến khoảng 8 tháng tuổi, trẻ bắt đầu phát triển nhận thức về chuỗi các sự kiện, hoặc hiểu rằng một số sự việc phải diễn ra trước một sự việc khác.

Khoảng 15 tháng tuổi, bé có thể nắm bắt trình tự của một chu trình: Đầu tiên là cái này, sau đó là cái này và kết thúc là cái này.

Khái niệm về Ngày và Đêm

Khoảng 22 tháng tuổi, cảm nhận của trẻ về thời gian có một bước nhảy vọt khi trẻ bắt đầu phát triển nhận thức về khái niệm ngày và đêm.

Hiểu biết căn bản về Quá khứ và Tương lai

Trong độ tuổi từ 34 đến 36 tháng, bé bắt đầu hiểu lờ mờ rằng có thứ gọi là quá khứ. Nhưng trẻ có thể coi bất cứ điều gì trong quá khứ là “ngày hôm qua”. Trẻ cũng hiểu một vài sự khác nhau căn bản liên quan đến tương lai gần (ví dụ như sự khác nhau giữa ngay bây giờ, sắp tới và sau này).

 

 

Kích thích sự phát triển cảm nhận thời gian của trẻ

Những nhận thức chính xác về thời gian của trẻ chỉ được bộc lộ khi trẻ bước vào những năm đầu tiểu học, nhưng mẹ hoàn toàn có thể kích thích cơ sở của nhận thức này phát triển từ sớm thông qua một vài cách sau:

Khuyến khích hình thành các thói quen: làm những việc tương tự theo thứ tự giống nhau mỗi ngày, và dạy bé về những nhiệm vụ gồm nhiều bước (như trình từ rửa tay) giúp bé nhà bạn phát triển sự nhận biết về trình tự.

Sử dụng các thuật ngữ liên quan đến thời gian nói chung: bởi bé nhà bạn không thể hiểu “mười lăm phút” nghĩa là gì, bạn có thể sử dụng những từ ngữ khác như “trước, sau, đầu tiên, tiếp theo và sau đó”. Ví dụ: “Chúng ta sẽ tới công viên sau khi ăn trưa”

Mẹ có thể khám phá các hoạt động “Nhận thức” trong chương trình POH ACTI để có những cách thú vị giúp tăng cường nền tảng nhận thức về thời gian cho trẻ.

Nhận thức về thời gian là một phần thiết yếu trong quá trình giáo dục trẻ. Có một điều mà chúng ta biết chắc chắn rằng, thiếu nhận thức về thời gian sẽ khiến trẻ cảm thấy bực bội.

Phút và giờ không có ý nghĩa gì với bé, tuy nhiên nó cũng là một phần trong hành trình phát triển của con. Một ngày không xa, bé sẽ biết tự xem đồng hồ và biết đánh dấu ngày trên quyển lịch. 

Nguồn: BabySparks

---

POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.

Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:

• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...

Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...

• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực

Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!

Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.

POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!

Các khóa học khác của POH:

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo