MỤC LỤC
Một số thắc mắc thường gặp khi bé 19 tháng
Trẻ 19 tháng nặng bao nhiêu kg?
Trẻ 19 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?
Sự phát triển của trẻ 19 tháng tuổi
Sự phát triển của trẻ 19 tháng tuổi tuần thứ 1
Sự phát triển của trẻ 19 tháng tuổi tuần thứ 2
Một số thắc mắc thường gặp khi bé 19 tháng tuổi:
Trẻ 19 tháng nặng bao nhiêu kg?
Theo bảng biểu đồ tăng trưởng của WHO, cân nặng bé 19 tháng tuổi nằm trong khoảng 8 - 14 kg**. Nếu mẹ thấy trẻ không nặng cân bằng các trẻ khác nhưng con vẫn nằm trên đường phát triển của mình, tức là trẻ vẫn phát triển bình thường.
Như vậy nếu bé 19 tháng tuổi nặng 10kg thì đây là mốc phát triển bình thường của con. Mẹ nên so sánh với con của giai đoạn trước chứ không nên so sánh con với trẻ khác vì mỗi bé là một cá nhân khác nhau.
>> Sự phát triển của trẻ 20 tháng
Trẻ 19 tháng cao bao nhiêu?
Theo bảng biểu đồ tăng trưởng của WHO, chiều caobé 19 tháng nằm trong khoảng 75-88 cm**. Nếu mẹ thấy trẻ thấp hơn trẻ khác nhưng con vẫn nằm trên đường phát triển của mình, tức là trẻ vẫn phát triển bình thường.
Mời mẹ tìm hiểu kĩ hơn điều này tại bài viết: Theo dõi sự phát triển của trẻ
Trẻ 19 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?
Tổng thời gian ngủ của bé 19 tháng là 13-14 tiếng/ ngày trong đấy tổng thời gian ngủ đêm là 11-12 tiếng.
Trẻ 19 tháng chưa biết nói?
Mặc dù mẹ chưa thể hiểu hết ngôn ngữ của con nhưng trẻ lại hiểu hầu hết những điều mẹ nói với con. Vốn từ vựng của con đang phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn này. Thậm chí con có thể bắt đầu ghép hai từ lại với nhau như “Mẹ đưa”, “là con”...
Việc kể lại một ngày với con lặp đi lặp lại có vẻ nhàm chán với mẹ. Nhưng hãy cố nói với con hàng ngày. Vì nói chuyện nhiều với con là cách tốt nhất để giúp con học nói.
Nếu trẻ 19 tháng tuổi chưa biết nói thì đây có thể là dấu hiệu của việc trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Tuy nhiên, việc trẻ 19 tháng chậm nói có thể chỉ mang tính tạm thời. ba mẹ hoàn toàn có thể cải thiện điều này bằng việc thường xuyên nói chuyện với bé và khuyến khích con nói nhiều hơn. Hoặc mẹ có thể tham gia POH Acti (1-3 tuổi) giúp bé bật âm sớm và sớm biết nói.
Trẻ 19 tháng ăn gì?
Thực đơn cho trẻ 19 tháng tuổi không khác biệt nhiều lắm so với thực đơn trẻ tháng trước. Ba mẹ chỉ cần ghi nhớ nguyên tắc đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho trẻ 19 tháng tuổi để đáp ứng nhu cầu hoạt động của bé. Một số thực phẩm dinh dưỡng gợi ý cho mẹ là rau củ tươi, thịt bò, lợn, gà, trứng, cơm nát, bún phở, hoa quả như chuối, cam, hồng xiêm, đu đủ...
Khi trẻ đã biết cách tự ăn, con sẽ sẵn sàng thử kỹ năng mới của mình với một chiếc thìa hoặc đũa. Mẹ nên mua bát và thìa size nhỏ để trẻ dễ cầm hơn.
Mẹ nên chuẩn bị bữa ăn cho cả gia đình với những món mà con cũng ăn được. Nếu trẻ đã quá lớn và không thể ngồi ghế tập ăn mẹ hãy thử thay bằng một chiếc ghế nâng. Ghế nâng giúp con di chuyển thoải mái hơn và có thể điều chỉnh độ cao phù hợp với con.
Trẻ 19 tháng tuổi uống bao nhiêu sữa? Bé vẫn nên duy trì lượng sữa từ 300 đến 500ml mỗi ngày (sữa bao gồm sữa tươi hoặc chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai…). Tốt nhất mẹ nên cho bé uống sữa tươi không đường nếu bé không bị bất dung nạp lactose.
Sự phát triển của trẻ 19 tháng tuổi
Trẻ 19 tháng tuổi, tuần thứ nhất
Tuần thứ nhất: Trẻ 19 tháng biết làm gì?
Khoảng 19 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu hiểu thế nào là “sai” và “bối rối”. Trẻ sẽ cảm thầy hài hước khi mẹ gọi hươu cao cổ là ngựa vằn. Con cũng tỏ ra bối rối trước một vết bẩn trên thảm. Điều này cho thấy con đang học dựa trên những trải nghiệm và bắt đầu thể hiện ý kiến của mình về những điều xung quanh.
Chăm sóc trẻ 19 tháng tuổi tuần thứ nhất
- Bé có thể chưa sẵn sàng cho việc ngồi bô nhưng mẹ có thể mua một chiếc bô để con làm quen dần. Nếu người thân và bạn bè thúc giục mẹ tập cho con ngồi bô trong khi mẹ thấy con chưa sẵn sàng, mẹ hãy để bé có thêm thời gian. Không ai có thể hiểu con bằng mẹ.
- Giấc ngủ ngắn vẫn đóng vai trò quan trọng với trẻ, vì vậy mẹ hãy chú ý chăm sóc giấc ngủ ngắn cho bé nhé!
- Trẻ đã dùng thìa thành thạo và uống nước từ cốc được chưa? Nếu chưa mẹ hãy xem ngay bài viết Hướng dẫn bé sử dụng cốc
Trẻ 19 tháng tuổi, tuần thứ hai
Tuần thứ 2: Trẻ 19 tháng biết làm gì?
Kể cả một em bé chơi vui vẻ và hòa đồng cũng có lúc sẽ rên rỉ, khóc lóc hoặc bám mẹ. Đây là cách để con thể hiện rằng con bị choáng ngợp với môi trường xung quanh. Hoặc có thể lúc đó con cảm thấy đói, mệt mỏi hoặc không khỏe.
Bé 19 tháng tuổi đang học hỏi những điều mới và thực hành kỹ năng của mình với tốc độ rất nhanh. Do đó việc gặp phải thất vọng là không thể tránh khỏi. Những thất vọng của con sẽ được thể hiện thông qua sự cáu gắt, đeo bám mẹ hoặc tỏ ra thách thức.
Mẹ hãy cho con biết rằng mẹ nhận ra con đang buồn. Mẹ thừa nhận cảm xúc đó của con nhưng không nên làm ầm ĩ lên. Nếu trẻ khóc và bám mẹ, hãy giúp con quên đi cảm xúc khó chịu bằng cách ôm lấy con và cùng chơi trò con thích. Nếu trẻ đang than vãn và rên rỉ mẹ hãy nói với con rằng:“Mẹ không thể hiểu được con nói gì khi mà con cứ rên rỉ như thế. Con có thể nói mẹ biết con muốn gì không?”.
Khi trí nhớ của con phát triển hơn, con sẽ liên kết việc đi khám bác sĩ và cảm giác không khỏe. Con cũng sẽ nhớ được mình đã tiêm ở lần khám trước và lo lắng khi phải quay lại.
Để giúp con thoải mái hơn mẹ hãy mang theo gấu bông hoặc cuốn sách con thích mỗi lần đi khám. Mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ để cho trẻ ngồi lên đùi mỗi lần khám. Như vậy con sẽ cảm thấy an toàn hơn.
Chăm sóc bé 19 tháng tuổi tuần thứ hai
- Trong một ngày đẹp trời, không có gì tuyệt vời hơn việc đưa trẻ ra vườn hoặc công viên để trẻ được tự do khám phá. Những trò chơi ngoài trời sẽ giúp cả hai mẹ con có một ngày vui vẻ. Vì vậy mẹ hãy dành thời gian để đưa bé ra ngoài nhé!
- Mẹ phát ngấy với việc đọc đi đọc lại một cuốn sách hàng ngày nhưng con thì lại cực kỳ thích nghe đi nghe lại một câu chuyện. Đây chính là cách mà còn học hỏi và rèn luyện não bộ.
- Giai đoạn này bé sẽ tiếp xúc nhiều hơn với môi trường bên ngoài trong khi hệ miễn dịch của con chỉ đang trong giai đoạn phát triển. Vì vậy giai đoạn này bé rất dễ bị ốm. Những đừng vì vậy mà mẹ tước đi quyền khám phá của con. Hãy để bé được tiếp xúc với môi trường theo cách tự nhiên nhất và dạy con cách vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi xong.
Trẻ 19 tháng tuổi, tuần thứ ba
Tuần thứ 3: Trẻ 19 tháng biết làm gì?
Mẹ có đang gặp khó khăn khi phải ép con đi ngủ sau những thói quen của con? Trẻ sẽ nhận ra rằng thế giới vẫn đang tiếp tục sau khi con đi ngủ. Và con nghĩ rằng con sẽ bỏ lỡ điều gì đó nếu mình đi ngủ. Âm thanh từ TV, tiếng mẹ nói dưới nhà đã đủ để con nghĩ rằng có điều gì đó vui vẻ đang diễn ra mà không có con tham gia.
Hãy cố gắng không cáu gắt với con dù cho mẹ cảm thấy rất mệt rồi. Mẹ hãy giúp con quen với trình tự đi ngủ hàng ngày: Bây giờ chúng ta sẽ đánh răng, sau đó đọc hai câu truyện rồi tắt đèn đi ngủ nhé”.
Trẻ sẽ viện cớ muốn ăn hoặc uống gì đó trước khi ngủ để được thức lâu hơn. Vì vậy mẹ phải quy định thời gian muộn nhất con được ăn uống là khi nào.
Một “chiến trường” khác là trong siêu thị. Trẻ dễ cảm thấy choáng ngợp bởi cảnh quan, âm thanh và những người xung quanh. Chưa kể những món đồ ngọt và đồ chơi hấp dẫn trên kệ
Nếu mẹ phải dẫn con theo khi đi siêu thị hoặc cửa hàng tạp hóa mẹ hãy cố đi càng nhanh càng tốt. Lên sẵn danh sách những gì mẹ cần mua để nhanh chóng tới quầy đó lấy đồ mà không phải lang thang giữa những dãy hàng hấp dẫn trẻ. Mang theo một vài món đồ chơi để đánh lạc hướng con trước khi trẻ khiến mẹ nổi điên lên.
Chăm sóc bé 19 tháng tuổi tuần thứ ba
- Mẹ hãy dành thời gian cho mình nhiều hơn. Mẹ muốn được ra ngoài vào buổi tối mẹ chỉ tìm người trông trẻ tốt và hiểu lịch sinh hoạt của con. Mẹ cũng có thể đợi trẻ ngủ rồi hãy ra ngoài một lát để được thư giãn.
- Dạy trẻ ngồi bô là một công việc không dễ dàng. Nếu mẹ đang gặp rắc rối khi dạy con cách đi vệ sinh hãy tham gia POH ACTI (1-3 tuổi) tuổi để được hỗ trợ.
Trẻ 19 tháng tuổi, tuần thứ tư
Tuần thứ 4: Trẻ 19 tháng biết làm gì?
Trẻ 19 tháng tuần tuổi này đã có khả năng phối hợp tay mắt và giữ thăng bằng tốt. Cơ tay cơ chân của bé khỏe mạnh. Mẹ Có thể giúp bé rèn luyện kỹ năng vận động thô bằng hoạt động leo núi. Tùy vào tính cách mà trẻ sẽ biểu hiện thận trọng hoặc sợ hãi khi phải vượt qua những chướng ngại vật mà con thấy.
Leo núi là hoạt động thú vị với trẻ nhưng mẹ cần chú ý để đảm bảo an toàn. Nói với con rõ ràng về những nơi con được leo và những nơi không được. Điều này sẽ không cản được nếu con quyết tâm leo lên nhưng việc đưa ra giới hạn sẽ giúp mẹ biết khi nào cần can thiệp.
Trẻ bị rơi xuống khi đang leo trèo rất nguy hiểm nhưng trẻ leo lên những đồ đạc không vững chắc cũng nguy hiểm không kém. Giá sách, TIVI và tủ có ngăn kéo đều là những mối nguy hiểm tiềm ẩn. Vì vậy bố mẹ cần gắn chặt những đồ này vào tường.
Nếu trẻ bật dậy và khóc vào lúc nửa đêm, mẹ hãy tìm hiểu lý do tại sao giấc ngủ con con lại bị gián đoạn. Có thể trẻ đang gặp những cơn ác mộng đầu tiên hoặc chứng giấc ngủ kinh hoàng. Khi trẻ đã bình tĩnh lại mẹ hãy hát cho con nghe một bài hát ru nhẹ nhàng để con dễ ngủ hơn.
Chăm sóc trẻ 19 tháng tuổi tuần thứ tư
- Trẻ đang trèo ra khỏi cũi thường xuyên hơn? Đó có thể là dấu hiệu cho thấy bé sẵn sàng chuyển từ ngủ cũi sang ngủ giường.
- Nói dối cũng là một phần trong sự phát triển của trẻ. Nhưng động cơ nói dối của trẻ rất khác so với người lớn. Vì vậy mẹ nên tìm hiểu những lý do khiến trẻ em nói dối và cách xử lý các tình huống này thay vì trách mắng con.
- Nếu bé chưa cai ti giả, mẹ nên giúp bé cai giai đoạn này nhé. Phương pháp cai ti giả rất đơn giản. Ba mẹ chỉ cần đục lỗ mỗi ngày một ít. Bé sẽ tự chán và không dùng ti giả nữa.
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo