Hướng dẫn mang thai sớm mẹ bầu cần biết

đăng bởi

Một em bé được sinh ra là minh chứng ngọt ngào cho tình yêu và sự hòa hợp của bố mẹ. Vì thế nên các cặp vợ chồng đều rất mong mỏi sớm được gặp mặt đứa con đầu lòng của mình.

Nhưng trước khi tận hưởng niềm hạnh phúc đó, các mẹ sẽ phải trải qua 9 tháng 10 ngày mang thai vất vả với rất nhiều sự thay đổi về sức khỏe, tinh thần và các thói quen sinh hoạt. 

Mẹ bầu nên tìm hiểu về các kiến thức quan trọng để chủ động hơn trước những thay đổi của cơ thể khi mang thai.

Nếu không tìm hiểu và chuẩn bị thật kĩ về những thay đổi này thì tinh thần của mẹ sẽ dễ bị hoảng loạn và thường xuyên cảm thấy lo lắng, bồn chồn trong thai kỳ, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả hai mẹ con.

Thấu hiểu điều đó, POH đã giúp mẹ tổng hợp các thông tin về những điều cơ bản mà các mẹ bầu thường gặp trong thai kỳ. Mời mẹ tìm hiểu để chuẩn bị tâm lý thật tốt cho hành trình mang thai sắp tới nhé!

Làn da mẹ bầu thay đổi thế nào trong thai kỳ?

Việc thay đổi nội tiết khi mang thai, yếu tố di truyền, tăng cân trong thai kỳ hay sự thay đổi của hệ miễn dịch là các lý do chính khiến các vấn đề về da xuất hiện ở mẹ bầu. 

Da của mẹ có thể trở nên tối màu hơn, các nốt mụn, vết nám và tàn nhang có thể xuất hiện khắp nơi, đặc biệt là vùng da mặt hay rạn da ở các bộ phận thay đổi kích cỡ nhanh chóng như bụng, ngực, đùi, bắp chân,...

Thay đổi sắc tố da khi mang thai là vấn đề về da phổ biến nhất ở mẹ bầu. Thật buồn là thay đổi sắc tố này thường khiến da mẹ tối màu hơn thay vì trắng sáng hơn trước khi mang thai, các vùng da sẫm màu nhất phải kể đến là quầng vú, vùng nách, bẹn và cổ. 

Việc thay đổi sắc tố cũng khiến da mặt mẹ bầu bị sạm, loang lổ và không đều màu.

Mẹ bầu mấy tháng thì sạm da? Điều này tùy thuộc vào cơ thể của từng mẹ nhưng đa phần các mẹ bắt đầu xuất hiện dấu hiệu sạm da, tàn nhang, nám vào khoảng đầu tam cá nguyệt thứ 2, tức là khoảng tháng thứ 3 đến tháng thứ 5 của thai kỳ. 

 

Sử dụng các loại kem dưỡng da thích hợp sẽ giúp làn da của mẹ bầu được bảo vệ tốt hơn.

Một số mẹ lại bị nổi chấm đỏ trên da khi mang thai ở các vùng da có nếp gấp như nách, cổ, bẹn,... Nếu các chấm đỏ này không khiến cho mẹ bị ngứa, đau hay khó chịu thì mẹ cũng không cần quá để tâm đến chúng vì các triệu chứng vô hại trên da thường sẽ dần biến mất sau khi sinh con.

Nhưng nếu các chấm đỏ hay bất kì thay đổi gì khác trên da khiến da của mẹ phồng rộp, ngứa ngáy dữ dội, đau đớn hoặc kèm theo các triệu chứng khác thì mẹ nên đến khám để bác sĩ có thể xác định chính xác nguyên nhân và đưa ra chỉ định điều trị kịp thời.

Nếu quá lo lắng về các thay đổi của da khi mang thai, mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại mỹ phẩm chăm sóc da an toàn dành cho bà bầu để bảo vệ da ở bên ngoài và điều chỉnh chế độ ăn để giúp da khỏe mạnh từ bên trong. 

Vậy bà bầu nên ăn gì cho đẹp da? Các chuyên gia cho rằng các vitamin có lợi trong các loại rau củ không chỉ giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu mà còn giúp làn da của mẹ tươi sáng hơn. 

Mẹ nên thêm ngay các loại rau xanh như súp lơ, cà rốt, cà chua, bưởi,... và uống đủ lượng nước cần thiết trong ngày nhé.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về các thay đổi có thể xuất hiện trên da trong thai kì, mời mẹ đọc thêm bài viết Làn da mẹ bầu thay đổi thế nào trong thai kỳ?

Mang thai khiến mẹ bầu vụng về hơn?

Cơ thể mẹ sẽ to lớn hơn vì cân nặng tăng lên khi mang thai, hình ảnh mẹ bầu với một chiếc bụng to thậm chí còn làm nhiều người liên tưởng đến hình ảnh con lật đật hay “gấu mẹ vĩ đại”. 

Hình ảnh mới này có thể khiến chính mẹ cảm thấy mình dường như lóng ngóng và vụng về hơn lúc trước khi bầu rất nhiều.

Cảm giác này của mẹ bầu là điều dễ hiểu vì khi bụng to lên thì trọng tâm của cơ thể  và cảm giác thăng bằng của mẹ sẽ thay đổi, hơn nữa sự thay đổi hormone cũng khiến các dây chằng ở đầu gối và háng của mẹ bị nới lỏng ra, vì thế mẹ sẽ cảm thấy khó khăn hơn trong việc giữ thăng bằng và chuyển động cơ thể.
 

Bụng bầu ngày càng lớn có thể khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng.

Thêm vào đó, chân của mẹ cũng có thể bị sưng lên do phù nề khiến những bước đi của mẹ nặng nề hơn trước. Đó là còn chưa kể đến hiện tượng chóng mặt do lượng máu trong cơ thể thay đổi có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào khi mẹ vận động.

Sự an toàn của cả mẹ và con có thể bị đe dọa nếu mẹ vô tình mất thăng bằng và bị ngã.

Vậy làm cách nào để hạn chế tối đa tai nạn khi cơ thể mẹ đang ngày càng vụng về? Mời mẹ tìm hiểu trong bài viết Mang thai khiến mẹ bầu vụng về hơn? của POH nhé!

Chóng mặt khi mang thai

Chóng mặt khi mới mang thai là một biểu hiện thường gặp ở mẹ bầu. Đây cũng là một dấu hiệu nhận biết có thai sớm mà mẹ có thể tham khảo.

Nếu bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu mẹ sẽ cảm thấy lâng lâng, choáng váng, mắt mũi tối sầm mỗi khi ngồi xuống đứng lên hoặc thay đổi tư thế đột ngột, trong nhiều trường hợp mẹ còn có thể bị ngất xỉu.

Nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu là do hệ tim mạch của mẹ đang nỗ lực để sản xuất máu nhiều hơn 30-50% bình thường để có đủ máu cung cấp cho sự phát triển của con yêu.
 

Nếu bị hoa mắt, chóng mặt thì mẹ nên nằm xuống nghỉ ngơi để máu trong cơ thể lưu thông dễ dàng hơn.

Tình trạng chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa thường nhẹ nhàng hơn 3 tháng đầu vì cơ thể mẹ đã dần quen với các công việc này. Mẹ cũng nên đề phòng các nguyên nhân gây chóng mặt khác như thiếu máu, tập thể dục quá sức hay ăn uống không đầy đủ dưỡng chất theo nhu cầu của cơ thể.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị chóng mặt 3 tháng cuối thường gặp nhất là do tử cung của mẹ đang ngày càng lớn lên và gây áp lực lên các tĩnh mạch, gây khó khăn cho máu khi lưu thông đến vùng dưới của cơ thể.

Dù là ở giai đoạn nào của thai kỳ thì mẹ cũng nên cố gắng nằm xuống mỗi khi cảm thấy chóng mặt để máu có thể lưu thông dễ dàng hơn, giảm thiểu cảm giác khó chịu và giúp mẹ không bị ngất xỉu. 

Nếu không thể nằm thì mẹ nên ngồi xuống và dừng tất cả các hoạt động cho đến khi cơn chóng mặt qua đi.

Chóng mặt khi mang thai quả thật là một cảm giác không dễ chịu chút nào và còn có thể khiến mẹ bầu ngất xỉu hay té ngã rất nguy hiểm.

Mời mẹ đọc bài viết Chóng mặt khi mang thai để tìm hiểu thêm về các cách giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng chóng mặt trong thai kỳ nhé!

Chứng đãng trí của mẹ bầu

Tại sao có bầu lại hay quên? Chứng đãng trí, hay quên khi mang thai có thể được giải thích là do tâm lý phân tâm, lo lắng, căng thẳng về những thay đổi trong cuộc sống và sức khỏe của mẹ bầu khiến mẹ không thể tập trung để ghi nhớ tốt một sự việc nào đó.

Chứng đãng trí của bà bầu còn có thể xuất hiện do sự thay đổi của cấu trúc não trong thai kỳ. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ đã mất đi một số chất xám khi mang thai và điều này có thể có liên quan đến khả năng ghi nhớ của mẹ bầu.

Có đến 50-80% chị em gặp vấn đề suy giảm trí nhớ khi mang thai và kém tập trung trong thai kỳ, đặc biệt là ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba.

 

Mẹ có sử dụng ứng dụng nhắc nhở trên điện thoại để không quên những công việc quan trọng trong ngày.

Vì thế nên các mẹ bầu tháng cuối hay quên thường được nhận xét vui là “để quên não ở nhà” hay “não cá vàng”. Càng gần ngày dự sinh thì các nỗi lo về ngày chuyển dạ, sự an toàn của em bé cũng lớn dần nên mẹ bầu thường không có tâm trí để quan tâm và ghi nhớ những việc khác.

Để khắc phục hội chứng hay quên khi mang thai, mẹ có thể sử dụng các ứng dụng trên điện thoại để ghi nhớ và nhắc nhở các công việc quan trọng, thường xuyên để đồ vật đúng chỗ để tìm kiếm dễ dàng hơn.

Mời mẹ đọc thêm bài viết Chứng đãng trí của mẹ bầu để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Bà bầu đi tiểu nhiều phải làm sao?

Rất ít mẹ không đi tiểu nhiều khi mang thai, nói thế có nghĩa là đi tiểu nhiều là một tình trạng rất phổ biến của các chị em trong thai kỳ.

Nguyên nhân là do khi mang thai, hệ tiết niệu của mẹ phải làm việc nhiều hơn để lọc thêm lượng máu cơ thể mẹ sinh ra trong thai kỳ và xử lý cả chất thải của thai nhi. Tử cung đang dần lớn lên và chèn ép lên bàng quang cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Nhiều mẹ thậm chí còn bị són tiểu khi mang thai 3 tháng đầu mà không thể kiểm soát do bàng quang bị chèn ép khiến nước tiểu rỉ ra ngoài. 

Việc này không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại khiến mẹ bầu ngại ngùng khi ở nơi đông người. Mẹ có thể sử dụng băng vệ sinh mỏng hàng ngày để ngăn không cho nước tiểu làm ướt quần áo.

Uống nhiều nước có thể khiến mẹ đi tiểu nhiều hơn nhưng mẹ vẫn nên uống để giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu và cung cấp đầy đủ nhu cầu nước của cơ thể.

Mức độ đi tiểu nhiều khi mang thai 3 tháng giữa của mẹ có thể sẽ nhẹ nhàng hơn giai đoạn trước do mẹ đã quen với việc phải ra vào nhà vệ sinh liên tục. 

Đi tiểu nhiều là điều bình thường khi mang thai nhưng nếu mẹ cảm thấy đau rát, nước tiểu đục hoặc có máu thì mẹ nên đi khám vì rất có thể đó là các dấu hiệu của bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu.

Để hạn chế tình trạng đi tiểu nhiều khi mang thai 3 tháng cuối thì mẹ có thể thử tập kegel ngay từ bây giờ. Đây là bài tập tăng sức mạnh cho cơ sàn chậu và giúp bàng quang có thể kiểm soát tốt hơn. Nhưng mẹ chú ý không nên tập kegel khi đang buồn tiểu nhé.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này trong thai kỳ, mời mẹ tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết Bà bầu đi tiểu nhiều phải làm sao?

Mẹ bầu tâm trạng thất thường khi mang thai

Tâm lý người phụ nữ khi mang thai thường không ổn định do nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi ảnh hưởng đến sự dẫn truyền thần kinh trong não bộ. 

Hơn nữa, những thay đổi về sức khỏe và lo lắng về việc chăm sóc, nuôi dạy con sau này cũng khiến tâm trạng mẹ bầu thường xuyên lên xuống thất thường.

Nhiều mẹ bầu hay khóc hơn trước những việc mà trước đây mẹ cho là không xúc động, ví dụ như khi xem một bộ phim tình cảm, đọc truyện ngôn tình hay nghe thấy một câu chuyện thương tâm. 

Có lúc mẹ lại cảm thấy vui vẻ trước những điều nhỏ nhặt. Tất cả những cảm xúc này là do tâm lý mẹ bầu rất nhạy cảm và mẹ khó có thể ổn định cảm xúc của mình.

Tâm lý khi mang thai 3 tháng đầu của mẹ bầu có thể thay đổi và nhạy cảm hơn trước đây.

Vì thế bà bầu cần được quan tâm, chăm sóc nhiều hơn bình thường. Lúc này vai trò của các bố rất quan trọng vì bố là người tiếp xúc nhiều và hành động của bố có khả năng ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng của mẹ. 

Để tránh cho mẹ bầu rơi vào khủng hoảng tâm lý khi mang thai, các bố nên thường xuyên quan tâm đến cảm xúc, kiên nhẫn lắng nghe tâm sự của mẹ cũng như để ý tới sức khỏe, chế độ ăn của mẹ bầu. 

Bố cũng đừng quên thể hiện tình cảm với mẹ bằng các cử chỉ tình cảm để hai mẹ con luôn cảm thấy được yêu thương nhé.

Sự thay đổi tâm lý của mẹ bầu tưởng là vấn đề nhỏ mà thực ra không hề nhỏ chút nào. Và để tìm hiểu kĩ càng hơn về vấn đề này, mời bố mẹ cùng đọc bài viết Mẹ bầu tâm trạng thất thường khi mang thai của POH nhé!

Tại sao mẹ bầu cần axit folic trong thai kỳ?

Axit folic là một loại vitamin nhóm B có vai trò quan trọng đối với sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Chất này có khả năng bảo vệ con khỏi một số dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống, hở hàm ếch và làm giảm nguy cơ dị tật tim, tay, chân ở trẻ em.

Nhu cầu axit folic của mẹ mang thai tăng cao hơn bình thường rất nhiều, đặc biệt là trong 3 tháng đầu - giai đoạn phát triển hệ thần kinh quan trọng của thai nhi. 

Vì vậy các chuyên gia khuyên mẹ nên bổ sung axit folic ngay từ trước khi mang bầu để cơ thể có nguồn dự trữ tốt nhất cho sự phát triển của con yêu.

Thuốc axit folic cho bà bầu và các mẹ đang chuẩn bị mang thai có rất nhiều loại, có loại chỉ chứa axit folic, có loại lại hết hợp cùng một số chất khác với các hàm lượng khác nhau. 

Vì thế mẹ nên đọc kĩ thành phần và tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

Mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm giàu axit folic vào chế độ ăn hàng ngày.

Liều lượng axit folic cho người chuẩn bị mang thai và mang thai giai đoạn đầu là khoảng 400 mcg/ngày. 

Tùy vào tình trạng sức khỏe và tiền sử mang thai của mẹ mà liều lượng này có thể thay đổi, tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để bổ sung axit folic một cách hợp lý nhất.

Ngoài việc bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu bằng thuốc và các loại thực phẩm chức năng thì mẹ cũng nên tăng cường ăn các loại thực phẩm chứa nhiều axit folic khác.

Vậy axit folic có trong thực phẩm nào? Một số loại rau xanh như bông cải xanh, bắp cải, cải bó xôi, rau diếp, các loại nấm, hoa quả mọng,... là các loại thực phẩm chứa nguồn axit folic và chất xơ dồi dào, rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu.

Mẹ bầu chú ý không nên bổ sung quá nhiều dẫn đến việc thừa acid folic khi mang thai vì chất gì nhiều quá cũng không tốt, axit folic dư thừa có thể khiến mẹ tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu và một số tình trạng không mong muốn khác.

Mời mẹ tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của axit folic cũng như tác dụng tuyệt vời và nguồn cung cấp axit folic cho mẹ bầu trong bài viết Tại sao mẹ bầu cần axit folic trong thai kỳ?

Bí quyết tập luyện khi mang thai

Mẹ bầu thường được khuyên nên tập luyện khi mang thai vì việc làm này mang lại cho mẹ rất nhiều lợi ích, ví dụ như tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ mắc một số bệnh lý trong thai kỳ, duy trì vóc dáng cân đối, giảm đau, giảm căng thẳng và giúp mẹ ngủ ngon hơn,...

Nếu trước khi mang bầu mẹ cũng đang thường xuyên tập luyện các bài tập hay một môn thể thao nào đó thì mẹ có thể trao đổi với bác sĩ về mức độ an toàn của chúng và có thể tiếp tục tập luyện trong thai kỳ nếu các động tác trong bài tập đó không gây nguy hiểm cho sự an toàn của hai mẹ con.


Khi tập thể dục tháng cuối thai kỳ mẹ nên tập các bài tập không đòi hỏi phải giữ thăng bằng quá lâu và các bài tập không gây áp lực lên bụng bầu.

Còn nếu mẹ chưa tập thể dục trước đây thì nên chọn các bài tập khi mang thai có cường độ vừa phải, nhẹ nhàng như đi bộ hoặc bơi lội và khi mới bắt đầu tập thì mẹ chỉ nên tập 10 phút mỗi ngày rồi mới tăng dần thời gian tập luyện khi cơ thể đã quen dần với việc tập thể dục.

Khi thực hiện chế độ tập thể dục cho bà bầu, mẹ nên lắng nghe và quan sát các phản ứng của cơ thể để điều chỉnh mức độ tập luyện cho phù hợp. Nếu các bài tập làm mẹ mệt mỏi, thở dốc thì mẹ nên dừng lại để nghỉ ngơi, không nên cố tập đến khi kiệt sức.

Nếu mẹ đang tìm kiếm lời khuyên về việc tập thể dục trong thai kỳ thì mời mẹ tham khảo thêm thông tin trong bài viết Bí quyết tập luyện khi mang thai nhé!

Mệt mỏi trong thai kỳ

Thai nghén mệt mỏi là điều thường gặp ở các mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu. Khứu giác và vị giác của mẹ khi mới mang thai rất nhạy cảm, vì vậy mẹ có thể nghén thèm ăn một số món ăn hay dị ứng với các loại mùi, vị của các món ăn khác.

Đây cũng là nguyên nhân khiến bà bầu mệt mỏi chán ăn trong tam cá nguyệt đầu tiên. Để hạn chế tình trạng này, mẹ nên tránh xa các thực phẩm nặng mùi, có mùi khó chịu, thức ăn nhiều dầu mỡ và nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.

Mẹ bầu có thể cảm thấy ít mệt mỏi khi mang thai 3 tháng giữa nhất trong thai kỳ vì đến lúc này thì các triệu chứng ốm nghén đã giảm bớt đáng kể và tâm lý mẹ cũng ổn định hơn giai đoạn trước.

Ốm nghén là nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu luôn cảm thấy mệt mỏi.

Tuy nhiên mẹ có thể sẽ lại cảm thấy mệt mỏi khi mang thai tháng cuối do cơ thể ngày càng nặng nề và các triệu chứng khó chịu như đau lưng, chuột rút, phù nề,... khiến mẹ luôn cảm thấy khó chịu, thậm chí mất ngủ mỗi đêm.

Bụng bầu to cũng khiến bà bầu mệt mỏi khó thở, đặc biệt là nếu thời tiết nóng nực. Để giảm bớt cảm giác mệt mỏi, mẹ nên nghỉ ngơi đúng cách, giữ tinh thần thoải mái và xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, tốt cho sức khỏe

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời mẹ tìm hiểu thêm tại bài viết Mệt mỏi trong thai kỳ.

Thai kỳ khỏe mạnh nhờ chế độ dinh dưỡng

Để có một thai kỳ khỏe mạnh thì mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu cũng như bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp thai nhi phát triển toàn diện.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu rất quan trọng đối với sự hoàn thiện trí não và hệ thần kinh của trẻ. Vì thế trong giai đoạn này bên cạnh việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng thì mẹ nên chú ý bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu axit folic, sắt DHA,…

Cách để bổ sung dinh dưỡng cho người mới mang thai khác đó là sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng dành cho bà bầu theo chỉ định của bác sĩ. 

Dinh dưỡng trong thực phẩm có thể bị hao hụt do quá trình chế biến và tiêu hóa, vì thế việc bổ sung bằng các loại thuốc, thực phẩm chức năng sẽ giúp mẹ có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể, đặc biệt là đối với mẹ bầu ốm nghén, mệt mỏi chán ăn.

 

Dinh dưỡng cho bà bầu tháng đầu tiên nên chú trọng bổ sung đầy đủ các chất, đặc biệt là axit folic và sắt.

Tuy nhiên nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai ở mỗi người trong từng giai đoạn không giống nhau, thiếu chất hay thừa chất đều có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. 

Thế nên nếu có ý định bổ sung dinh dưỡng bằng bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm chức năng gì thì mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.

Tầm quan trọng của việc bổ sung dinh dưỡng trong thai kỳ đối với sức khỏe của mẹ bầu và con yêu là điều bố mẹ nào cũng nên biết. Vì vậy POH mời bố mẹ đọc thêm thông tin về vấn đề này trong bài viết Thai kỳ khỏe mạnh nhờ chế độ dinh dưỡng nhé!

Triệu chứng mang thai: Top 11 dấu hiệu mang thai sớm

Thật khó để nhận biết dấu hiệu thụ thai thành công vì quá trình thụ thai diễn ra âm thầm sâu bên trong tử cung của mẹ và khi mới thụ thai thì cơ thể mẹ cũng chưa có biểu hiện gì rõ ràng. 

Nếu mẹ quá nôn nóng thì có thể thực hiện xét nghiệm máu để nhận biết có thai sớm, ngay cả khi phôi thai chưa vào tử cung.

Mẹ có thể xuất hiện dấu hiệu có thai sau 1 tuần kể từ khi thụ thai thành công. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là nôn, buồn nôn, nhạy cảm với các loại mùi và kết quả dương tính nếu mẹ sử dụng que thử thai.

 

Mẹ có thể phát hiện dấu hiệu mang thai sớm nhờ vào việc sử dụng que thử thai.

Hoặc mẹ có thể tham khảo một số mẹo nhận biết có thai khác như thay đổi kích cỡ vòng 1, nhũ hoa sẫm màu hơn, hay buồn ngủ hoặc nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn mức bình thường,

Để chắc chắn hơn thì mẹ có thể chờ dấu hiệu có thai 1 tháng, đó là dấu hiệu trễ kinh. Nếu kinh nguyệt của mẹ không tới đúng ngày theo chu kỳ thì rất có thể mẹ đã mang bầu 1 tháng vì tuổi của thai nhi được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh tháng trước của mẹ.

Nếu mẹ vẫn đang băn khoăn không biết dấu hiệu của mình có phải là dấu hiệu mang thai hay không thì mời mẹ so sánh dấu hiệu của mình với thông tin trong bài viết Triệu chứng mang thai: Top 11 dấu hiệu mang thai sớm xem sao nhé!

Khám thai lần đầu và những điều ba mẹ cần nắm rõ

Mẹ nên tìm hiểu và ghi nhớ lịch khám thai, xét nghiệm cần thiết dành cho mẹ bầu ngay từ đầu thai kỳ. Nếu sợ quên thì mẹ có thể đánh dấu vào lịch hoặc điện thoại để không bỏ sót bất kì một buổi khám thai hay xét nghiệm quan trọng nào.

Lần khám thai đầu tiên là một trong các mốc khám thai quan trọng mà mẹ cần thực hiện. 

Buổi khám thai này nên được sắp xếp sớm ngay khi mẹ nhận thấy các dấu hiệu có thai để bác sĩ có thể giúp mẹ kiểm tra chính xác vị trí và tình trạng của thai nhi để đưa ra các chỉ định kịp thời.

Mẹ nên đánh dấu các mốc khám thai quan trọng nhất vào lịch, sổ tay hoặc cài đặt nhắc nhở trên điện thoại.

Bác sĩ có thể lên kế hoạch các lần khám thai bắt buộc cho mẹ không giống như lịch khám thai bình thường nếu mẹ đã từng gặp vấn đề về sức khỏe trong những lần mang thai trước hoặc gia đình có tiền sử bệnh di truyền hay do thai nhi phát triển không thuận lợi,...

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về lịch khám thai cũng như các vấn đề khi mang thai thì mẹ không nên ngại ngần mà hãy hỏi ngay bác sĩ để nhận được câu trả lời chính xác nhất, tránh việc suy nghĩ, phỏng đoán quá nhiều ảnh hưởng không tốt đến tâm lý khi mang bầu.

Tất cả những điều cần biết về lần khám thai quan trọng đầu tiên được POH tổng hợp và gửi đến bố mẹ trong bài viết Khám thai lần đầu và những điều ba mẹ cần nắm rõ, mời bố mẹ cùng tìm hiểu nhé!

10 bước để có thai kỳ khỏe mạnh

Để chuẩn bị cho thai kỳ khỏe mạnh, mẹ nên trang bị trước các kiến thức về sức khỏe, lịch khám thai, chế độ ăn, chế độ sinh hoạt, các vấn đề cần kiêng cữ trong thai gì, đặc biệt là ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên.

Vậy mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì? 

Vì đây là giai đoạn thai nhi mới làm tổ trong tử cung nên mẹ cần chú ý vận động nhẹ nhàng, không nên mang vác nặng, đi giày cao gót, ngồi xổm. Trong việc ăn uống thì mẹ nên tránh các loại thực phẩm gây co bóp tử cung như dứa, rau ngót, mướp đắng, ngải cứu,...


Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ nên thực hiện đầy đủ các xét nghiệm và những lần khám thai cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.

Vấn đề ăn gì để thai nhi khỏe mạnh thông minh thường là điều được quan tâm nhiều nhất trong thai kỳ vì bố mẹ nào cũng hi vọng con sinh ra sẽ có sức khỏe tốt và lanh lợi, hoạt bát. 

Lời khuyên tốt nhất cho mẹ trong vấn đề này là nên ăn uống đủ chất, cân bằng các loại thực phẩm và bổ sung dinh dưỡng đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Mời bố mẹ tham khảo thêm các lời khuyên chi tiết hơn trong bài viết 10 bước để có thai kỳ khỏe mạnh của POH nhé!

Ốm nghén - buồn nôn và nôn mửa khi mang thai

Triệu chứng ốm nghén bắt đầu khi nào?

Ốm nghén là một trong các dấu hiệu có thai đầu tiên, dễ nhận biết và phổ biến nhất ở phụ nữ khi mang thai. Các mẹ thường cảm thấy ốm nghén ngay từ những tháng đầu tiên và hầu như mẹ bầu nào cũng sẽ phải trải qua cảm giác ốm nghén với các mức độ khác nhau.

Nếu ốm nghén nhẹ thì mẹ chỉ cảm thấy hơi buồn nôn khi mới thức dậy hay ngửi thấy một số mùi nhất định. Mẹ có thể nôn hoặc không nôn và vẫn có thể sinh hoạt, ăn uống như bình thường.

Trong trường hợp ốm nghén nặng, mẹ có thể buồn nôn và nôn bất kỳ lúc nào, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, không muốn ăn uống bất kì thứ gì và thậm chí không thể sinh hoạt, làm việc một cách bình thường được. 

Vậy hiện tượng ốm nghén kết thúc khi nào? Các mẹ thường ốm nghén nhiều nhất trong tam cá nguyệt đầu tiên, hiện tượng này sẽ dần dịu đi và có thể biến mất trong tam cá nguyệt thứ hai và quay lại vào 3 tháng cuối thai kỳ. 


 Ốm nghén có thể khiến bà bầu buồn nôn về đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của mẹ khi mang thai.

Làm thế nào để vượt qua cơn ốm nghén?

Ốm nghén thông thường không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của mẹ và em bé nếu mẹ vẫn bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng lại khiến mẹ bầu mệt mỏi, căng thẳng và có thể dẫn đến trầm cảm nếu không được khắc phục, điều trị kịp thời.

Để giảm bớt cảm giác mệt mỏi do ốm nghén gây ra, mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá no, tránh ăn các thực phẩm nặng mùi hoặc có mùi vị khiến mẹ khó chịu. 

Ngậm một chút gừng hoặc uống nước gừng mỗi khi buồn nôn cũng là một cách hữu hiệu giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn.

Mời mẹ tìm hiểu về nguyên nhân gây ra tình trạng ốm nghén là gì, khi nào thì cần điều trị ốm nghén và một số thông tin hữu ích khác về triệu chứng này trong bài viết Ốm nghén - buồn nôn và nôn mửa khi mang thai.

Cách chữa đầy hơi, chướng bụng cho mẹ bầu

Mẹ bầu có thể bị chướng bụng đầy hơi kéo dài trong suốt thai kỳ do sự tăng tiết hormone progesterone trong cơ thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sự lớn lên của tử cung cũng gây chèn ép lên ruột, dạ dày khiến các cơ quan này không hoạt động như bình thường được.

Hiện tượng chướng bụng đầy hơi không tiêu ở mẹ bầu thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cả hai mẹ con nhưng đó có thể là nguyên nhân khiến mẹ ăn uống không ngon miệng, dễ buồn nôn, nôn và luôn cảm thấy khó chịu.
 

Đi bộ nhẹ nhàng sau bữa ăn giúp mẹ bầu dễ tiêu hóa, giảm bớt cảm giác chướng bụng, đầy hơi khi mang thai.

Vậy mẹ bầu bị đầy bụng phải làm sao? 

Mẹ có thể khắc phục tình trạng đầy bụng bằng cách ăn chậm, nhai kỹ để dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, tập thói quen ngậm miệng khi nhai và hạn chế vừa ăn vừa nói để tránh việc nuốt phải không khí khiến gây ra cảm giác chướng bụng, đầy hơi khó chịu.

Một số cách chữa đầy bụng khó tiêu khi mang thai khác mà mẹ có thể áp dụng là tránh ăn các loại thực phẩm khó tiêu hóa, hoa quả có vị chua mạnh, thực phẩm lên men và các loại đồ uống có ga. 

Thói quen đi bộ nhẹ nhàng sau bữa ăn từ 30 phút đến 1 tiếng cũng là cách hiệu quả giúp mẹ giảm bớt tình trạng đầy hơi trong thai kỳ.

Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này cũng như các loại thực phẩm, đồ ăn cần tránh, mời mẹ đọc thêm bài viết Cách chữa đầy hơi, chướng bụng cho mẹ bầu của POH nhé!

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ nên thực hành thai giáo cho con để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm khác biệt trong chương trình của POH là tính cá nhân hóa sâu sắc và chi tiết theo “NGÀY HÔM NAY” của bé. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ.

Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu trong thời gian ngắn nhất.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti