Mang thai khiến mẹ bầu vụng về hơn?

đăng bởi

 

Có bình thường khi cảm thấy vụng về khi mang thai?

Câu trả lời là hoàn toàn bình thường. Nhiều bà bầu cảm thấy lóng ngóng vụng về, đặc biệt là trong vài tháng trước khi sinh.

Điều gì gây ra sự vụng về khi mang thai?

Vụng về có thể là do:

Cân nặng

Cơ thể nặng nề hơn khiến mẹ bầu trở nên vụng về

Khi mang thai, mẹ bầu sẽ tăng cân so với lúc trước, và sự tăng cân này ảnh hưởng đến sự phối hợp tổng thể của cơ thể.

Trọng tâm mới

Trọng tâm thay đổi khi tử cung của bạn phát triển, ảnh hưởng đến cảm giác cân bằng của mẹ bầu.

Hormone

Thay đổi nội tiết tố nới lỏng dây chằng ở xương chậu, đầu gối và các khớp khác, ảnh hưởng đến tư thế và chuyển động của mẹ bầu.

Sưng

Nếu bị sưng ở chân còn được gọi là hiện tượng phù nề, mẹ bầu có thể cảm thấy khó khăn khi đi lại.

 

 

Cơ bụng yếu

Vào cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể gặp hiện tượng “xổ bụng” (Tách cơ bụng). Đây là hiện tượng phần cơ bụng 6 múi bị tách ra theo chiều dọc, làm suy yếu vùng bụng và có thể ảnh hưởng đến vận động.

Mẹ bầu có thể cảm thấy vụng về theo những cách khác nhau. Những thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng đến các khớp lớn, như khớp đầu gối, cũng có thể ảnh hưởng đến các khớp nhỏ hơn, như khớp ngón tay.

Và việc giữ nước khi mang thai có thể gây áp lực cho dây thần kinh ở tay, dẫn đến đau ngón tay, ngứa ran và tê.

Làm gì để tránh bị thương khi cơ thể trở nên vụng về?

Luôn chú ý, cẩn thận vì khi mang thai việc điều khiển và phối hợp cơ bắp của mẹ bầu không còn giống như bình thường:

Mẹ bầu nên cẩn thận hơn trong mọi hoạt động

  • Chậm lại. Chậm rãi khi bắt đầu ngày mới. Đi sớm hơn khi đến các cuộc họp hay cuộc hẹn để không phải vội vàng.
  • Bỏ qua các công việc có tính rủi ro. Không làm những việc mang tính rủi ro như leo thang hoặc đứng trên ghế để thay bóng đèn.
  • Chọn những đôi giày chắc chắn. Nói không với giày cao gót, thay vào đó hãy chọn những đôi giày bệt thoải mái
  • Đi cẩn thận. Cẩn thận hơn khi đi trên bề mặt ẩm ướt hoặc không bằng phẳng và khi đi lên hoặc xuống những bậc thang dốc. Sử dụng tay vịn bất cứ khi nào có thể.
  • Đeo đai hỗ trợ. Đai đỡ bụng được thiết kế để hỗ trợ bụng và lưng của mẹ bầu, giúp ổn định hông và cải thiện tư thế.
  • Tránh nâng vật nặng. Tốt hơn hết mẹ không nên mang vác nặng hay những vật cồng kềnh đặc biệt nếu không quen với việc bưng bê.

Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ mang thai có xu hướng dựa vào tín hiệu thị giác để duy trì sự cân bằng hơn bình thường, vì vậy mẹ hãy chú ý đến môi trường xung quanh và đảm bảo luôn có đủ nguồn ánh sáng giúp mẹ đi lại dễ dàng hơn.

 

 

Khi nào nên nói chuyện với bác sĩ về tình trạng của mẹ bầu?

Nếu bị chóng mặt, nhức đầu, mờ mắt, sưng đột ngột hoặc bất kỳ cơn đau nào, mẹ hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

Nguồn: Babycenter

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti