Không ngoa khi ví von thời gian ở cữ là ÁC MỘNG với chị em lần đầu làm mẹ.
Nhiều chị em cảm thấy mình Ở BẨN vì không được tắm rửa gội đầu, thậm chí không được đánh răng rửa mặt. Mùi sữa, mùi bà đẻ cứ thế ám vào người rất khó chịu. Dù mệt mỏi nhưng vẫn là CÚ MÈO vì thiếu ngủ trầm trọng.
Ngoài ra các mẹ sẽ ĐƯỢC VỖ BÉO bởi truyền kỳ móng giò. Và trở thành người TỐI CỔ vì không được cầm điện thoại, đọc sách và xem TV. Chưa hết, mẹ còn được rèn khả năng chịu nóng khi mà không được dùng quạt, đóng cửa kín mít tránh gió, ủ ấm, nút lỗ tai và sưởi than. Tóm lại là KINH DỊ!
Và thế là các chị em phụ nữ hiện đại quen tự do tự chủ nay phải ăn cú tát đầu tiên của việc lần đầu làm mẹ. Bảo sao mà tình trạng các bà mẹ trầm cảm sau sinh, tâm trạng thất thường, tiêu cực ngày càng nhiều.
Ở cữ là gì?
Ở cữ hiểu đơn giản là giai đoạn kiêng khem sau sinh để giúp mẹ lấy lại sức khỏe, sinh lực và bồi bổ để có nguồn sữa cho con bú. Đồng thời giai đoạn ở cữ giúp mẹ tránh các bệnh hậu sản và các vấn đề về sức khỏe sau này.
Người xưa thường quan niệm mẹ phải ở cữ đủ 3 tháng 10 ngày tính theo lịch âm. Nhưng ngày nay cho dù sinh thường hay sinh mổ thì các mẹ thường chỉ ở cữ từ 4 - 6 tuần đầu.
Trong thời gian này mẹ sẽ đối mặt với hàng tá vấn đề, từ những bối rối khi chăm trẻ đến các vấn đề sức khỏe như: ở cữ bị đau đầu, đau vết mổ, táo bón, đau bụng, bị ho thậm chí là hôi nách. Nhất là các mẹ phải ở cữ mùa hè thì vấn đề vệ sinh càng nan giải hơn.
Vậy ở cữ sau sinh đúng cách là như thế nào? Ngày này, khoa học đã chứng minh rằng một số quan niệm ở cữ đã không còn phù hợp với xã hội hiện đại nữa. Cùng POH điểm mặt những điều cần lược bỏ trong thời gian ở cữ nhé!
Vấn đề ăn uống cho mẹ ở cữ
Đầu tiên phải kể đến chuyện ăn uống của mẹ cữ. Việc mẹ bầu bị ép ăn chân giò, đồ kho mặn là không nên. Vấn đề ăn uống sẽ khiến các mẹ cực kỳ đau đầu.
Mới sinh thì chưa thể tự nấu ăn được, mà để việc ăn uống rơi vào tay bà nội, bà ngoại thì mẹ lại không tự chủ được. Cách tốt nhất là tìm hiểu kiến thức và thuyết phục các mẹ. Mới sinh xong mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thì mới có lợi cho cơ thể.
Mẹ ở cữ cần được ăn uống đủ chất
Điều này không có nghĩa là mẹ ăn uống thoải mái mà không kiêng khem gì cả. Những gia vị mạnh như ớt, tỏi, tiêu nên hạn chế vì các loại gia vị này dễ ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ. Cà phê và đồ uống có cồn cũng nên tránh để tránh truyền sang con qua sữa mẹ.
Quan trọng là mẹ nên để ý tới an toàn vệ sinh thực phẩm và chế biến. Chính là những vi khuẩn, siêu vi nhiễm vào thức ăn trong khi chế biến khiến mẹ có các vấn đề đi ngoài, đau bụng...
Mỗi ngày có hàng tá câu hỏi kiểu ở cữ nên ăn gì hay kiêng ăn gì. Rồi thì ở cữ ăn được hoa quả gì? Ở cữ ăn dưa hấu, ăn nhãn, ăn mít... được không? Ở cữ uống được nước dừa, nước mía, sữa đậu, trà sữa... được không?
Thật khó để nói rõ từng loại thức ăn thức uống hay từng loại hoa quả có tốt không. Mẹ chỉ cần nhớ một nguyên tắc duy nhất là ăn uống bình thường hợp khẩu vị và đảm bảo cân bằng dinh dưỡng để có sức khỏe tốt nhất.
Tránh những đồ ăn dễ gây dị ứng. Sau sinh cơ địa của mẹ có thể thay đổi khiến mẹ dị ứng với những món mẹ vẫn thường ăn hoặc không còn dị ứng với món ăn khác. Nhưng trong giai đoạn nhạy cảm này mẹ tốt nhất không nên thử thức ăn lạ.
Những món ăn ở cữ sau sinh nên được chế biến đơn giản dễ ăn bằng nguyên liệu tươi ngon và sạch. Ưu tiên những thực phẩm lợi sữa như rau ngót, khoai lang, ngó sen, các loại đậu, đu đủ chín, quả sung, thịt bò...
Kiêng tắm rửa, đánh răng, gội đầu, nằm quạt
Chuyện kiêng tắm rửa, kiêng đánh răng, kiêng gội đầu hay thậm chí là không được nằm quạt là ÁC MỘNG trong thời gian ở cữ.
Khoa học đã chỉ ra không có mối liên hệ nào giữa việc tắm rửa gội đầu đúng cách với việc bị run tay, bị lạnh hay suy giảm sức khỏe. Các vấn đề về sức khỏe sau này thường do tuổi tác hoặc vi khuẩn, virus gây ra. Dù có kiêng khem lúc ở cữ thế nào đi chăng nữa thì khi tiếp xúc với mầm bệnh mẹ vẫn dễ mắc bệnh.
Thêm vào đó sau kỳ sinh nở, cơ thể mẹ ám mùi mồ hôi, mùi sữa, sản dịch… khiến mẹ ngứa ngáy khó chịu. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì sẽ dễ dẫn tới các bệnh viêm nhiễm ngoài da, không cẩn thận sẽ lây cả sang cho em bé.
Nếu mẹ sợ đánh răng khiến răng bị ê buốt mẹ có thể súc miệng bằng nước muối ấm. Tuyệt đối không bỏ qua vệ sinh răng miệng vì chế độ ăn bổ dưỡng của mẹ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trong miệng sinh sôi nảy nở. Chọn loại bàn chải mềm và chải răng nhẹ nhàng sẽ không làm ảnh hưởng đến chân răng.
Mẹ bầu có thể tắm ngay khi sẵn sàng. Nhưng cũng nên chú ý tắm gội bằng nước ấm trong thời gian ngắn. Sau đó mẹ hãy lau khô người và sấy tóc ngay.
Ở cữ hiện đại là phải đảm bảo vệ sinh cho mẹ và bé. Cơ thể sạch sẽ thoải mái thì tâm trạng của mẹ cũng được thả lỏng hơn. Mẹ có thời gian tập trung vào việc ăn uống đủ chất, chăm con, hút sữa… thậm chí là vừa ở cữ vừa làm đẹp. Tuy phải hạn chế mỹ phẩm nhưng đôi khi dùng một chút son dưỡng cho tươi tắn cũng không có hại gì.
Các bà các chị cứ chỉ trích cái gọi là “ở cữ theo khoa học” với lý do ngày xưa tao đẻ cũng thế… Nhưng xã hội phát triển, khoa học đã chứng minh thì cần gì phải ôm mãi cái khổ.
Kiêng xem tivi, điện thoại, đọc sách
Các mẹ đang ở cữ cũng bị cấm xem tivi, điện thoại hay là đọc sách vì lý do sẽ bị đau đầu, thần kinh căng thẳng và kém mắt. Nhưng thực chất thời gian ở cữ khá chán với các mẹ. Đôi khi mẹ còn cảm thấy buồn phiền và cáu gắt với con. Cái cảm giác không biết nghĩ gì làm gì khiến nhiều mẹ khủng hoảng sau sinh.
Thực chất sử dụng thiết bị điện tử nhiều chưa bao giờ là tốt cho sức khỏe. Nhưng mẹ bầu vẫn có thể sử dụng điện thoại sách báo tivi để giải trí hoặc tìm hiểu các thông tin nuôi dạy con.
Chỉ cần mẹ dùng với thời gian hợp lý trong điều kiện ánh sáng tốt thì sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ.
Kiêng ra ngoài
Thử tưởng tượng mẹ phải ru rú ở nhà 3 tháng 10 ngày không được bước chân ra ngoài sẽ chán như thế nào. Phòng của mẹ còn phải đóng cửa kín mít để tránh gió lùa. Hẳn là mẹ sẽ cảm thấy rất bức bối.
Ở trong phòng kín lâu ngày có nguy cơ thiếu oxy cho cả mẹ và bé. Đồng thời dưới điều kiện không có ánh sáng trẻ sẽ dễ gặp các vấn đề về giấc ngủ và làm quen với ánh sáng sau này.
Trong thời gian ở cữ mẹ có thể đi lại xung quanh nhà giúp thoải mái hơn
Thật ra các mẹ chỉ nên kiêng khem khoảng 1 tháng. Trong thời gian đó mẹ vẫn có thể đi lại xung quanh nhà. Vào những ngày đẹp trời hãy bế em bé ra ngoài hít thở không khí trong lành.
Kiêng vận động
Cơ thể mẹ sau sinh rất yếu, cộng với các vết khâu hoặc vết mổ khiến các mẹ luôn được nhắc nhở là kiêng vận động. Nhưng nếu mẹ không vận động thì các cơ sẽ yếu đi và khiến mẹ cảm thấy uể oải hơn.
Ngay khi cảm thấy cơ thể ổn định mẹ hãy vận động nhẹ nhàng để cơ thể linh hoạt hơn. Các bài tập nhẹ cũng giúp mẹ toát mồ hôi thải độc, tiêu hóa tốt hơn và giúp các vết khâu mau lành.
Đốt than sưởi, nút lỗ tai, ủ ấm
Lại là câu chuyện sợ bị lạnh, sợ bị ù tai. Việc sinh nở không ảnh hưởng đến thính giác nên mẹ không cần nút lỗ tai khi ở cữ.
Ủ ấm tay chân vào mùa đông thì rất cần thiết, nhưng với thời tiết mùa hè 39 40 độ mà phải đeo tất mặc áo dày thì đúng là hành hình các mẹ.
Các mẹ có thể tham khảo thêm bài viết:
Đốt than củi lại càng nguy hiểm. Mẹ và bé đang ở trong phòng kín. Đốt than củi trong tình trạng không khí không lưu thông sẽ dễ sinh ra CO. Ngộ độc khí CO rất nguy hiểm, đối với trẻ còn nguy hiểm tới tính mạng. Nếu muốn không khí ấm hơn mẹ có thể dùng điều hòa ở chế độ sưởi chứ đừng dại mà đốt than trong phòng.
Hơn nữa làn da của trẻ mới sinh còn mỏng manh, chỉ cần tiếp xúc với nhiệt lớn cũng khiến trẻ xuất hiện dấu hiệu bỏng nhẹ và rôm sảy. NHiệt độ quá nóng cũng làm chậm quá trình tống đờm nhớt trong cổ trẻ ra ngoài. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp ở trẻ.
Kiêng chuyện vợ chồng
Có quan niệm cho rằng phải kiêng hẳn chuyện vợ chồng ít nhất 6 tháng để vết thương mau lành. Dân gian cũng có câu “Ba tháng mười ngày hết tuần chay gái đẻ”, nghĩa là nên kiêng cữ hết ba tháng mười ngày mới sinh hoạt vợ chồng trở lại.
Việc kiêng cữ này không hề sai nhưng cũng không nên quá khắt khe. Tùy vào tình trạng cơ thể và tâm trạng của mẹ mà hai vợ chồng có thể bắt đầu yêu lại. Chuyện vợ chồng sẽ giúp mẹ cảm thấy tự tin hơn với cơ thể không hoàn hảo của mình cũng như giữ tình cảm vợ chồng gần gũi hơn.
Theo các bác sĩ, thời gian 4-6 tuần là đủ để cơ thể mẹ thích nghi lại với các hoạt động vợ chồng.
Xem thêm: Quan hệ sau sinh an toàn và tất tần tật những điều cần chú ý
Giảm cân khi ở cữ
Tăng cân thai kỳ là điều mẹ nào cũng gặp phải. Và cơ thể mẹ cũng cần một thời gian để phục hồi lại tình trạng ban đầu. Những bài tung hô cách quấn bụng, matxa gì đó đều không thực sự đáng tin đâu các mẹ à.
Đừng ngồi xem mấy diễn viên ca sĩ sinh xong là phải lấy lại dáng ngay. Đó là do tính chất công việc và chế độ ăn uống tập luyện riêng biệt.
Giai đoạn này mẹ cần ăn uống đầy đủ để có sữa cho con bú và lấy lại sức. Vì vậy tuyệt đối không ăn kiêng khi ở cữ. Mẹ có quyền yêu cơ thể mình dù có mập có xấu đi chẳng nữa vì cơ thể mẹ mới làm một nhiệm vụ hết sức thiêng liêng. Mẹ hãy tự hào về mình.
Nếu thực sự muốn giảm cân khi ở cữ, mẹ chỉ nên vận động nhẹ nhàng để cơ thể linh hoạt hơn. Sau khi cảm thấy khỏe mạnh mới bắt đầu chế độ tập luyện phù hợp. Điều cần phải nhớ là kiên nhẫn. Mẹ chỉ nên giảm cân một cách từ từ và khoa học. Mẹ còn rất nhiều thời gian sau này.
Mới bỡ ngỡ làm mẹ mà riêng cái khoản ở cữ đã có bao nhiêu điều phải lo nghĩ, bảo sao mà các mẹ ở cữ hay khóc. Vậy mà lỡ như còn phải đối mặt với những quan điểm cổ hủ mẹ sẽ bất lực và cảm thấy tù túng đến thế nào.
Vì vậy trước khi sinh mẹ hãy thuyết phục người lớn trong gia đình với những bằng chứng khoa học và ý kiến của bác sĩ. Lên cho mình một kế hoạch ở cữ khoa học và thoải mái về tinh thần nhất có thể. Có sức khỏe, có tinh thần thì không lo chăm con không khỏe.
Nguồn tham khảo: Để con được ốm - Bs Nguyễn Trí Đoàn
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo