Baby Blues - Hội chứng lo lắng, ủ rũ sau sinh đừng ai bỏ qua

đăng bởi

 

Tại sao tôi cảm thấy không vui sau khi sinh con?

Cảm giác muốn khóc và ủ rũ ngay sau khi sinh là rất phổ biến vì việc có thêm một em bé góp mặt trong gia đình có thể vừa phấn khởi vừa mệt mỏi.

Nó có thể mang lại nhiều niềm vui, nhưng cũng sẽ thách thức bạn theo những cách mà bạn không bao giờ mong đợi.

Tình trạng kiệt sức, lo lắng hay ủ rũ có thể là hệ quả của quá trình chuyển dạ và chăm sóc bé sơ sinh vất vả

Các mẹ có thể cảm thấy kiệt sức, lo lắng, không vui hoặc bị mắc kẹt và thấy mình muốn khóc chỉ vì những điều bình thường. Sự thèm ăn của bạn có thể tăng hoặc giảm, và bạn sẽ bị mất ngủ hay khó ngủ.

Bạn cũng có thể cáu kỉnh, sốt ruột, lo lắng về việc trở thành một người mẹ tốt hoặc sợ rằng việc làm mẹ sẽ không bao giờ thay đổi và sẽ luôn như hiện tại.

Hãy yên tâm nhé, vì tất cả những cảm giác này là bình thường trong vài tuần đầu tiên sau khi sinh con, 40%-80% các bà mẹ mới đều phải trải nghiệm giai đoạn “Baby Blues” này.

 

 

Nguyên nhân của hội chứng “Baby Blues”?

“Baby Blues” có thể được gây ra bởi những thay đổi về thể chất, yếu tố cảm xúc hoặc cả hai. Sau khi sinh, cơ thể bạn thường thay đổi nhanh chóng.

Nồng độ hormone giảm xuống, ngực có thể bị căng cứng khi nguồn sữa xuất hiện, và rất có thể bạn sẽ bị kiệt sức. Những vấn đề thực tế này có thể gây nên hội chứng của bạn đấy.

Về mặt tình cảm, bạn có thể lo lắng về sức khỏe của em bé, về việc chuyển sang làm mẹ hay phải làm quen với những thói quen mới. Những trách nhiệm này có thể khiến bạn cảm thấy quá sức mình.

Tôi có thể làm gì để cảm thấy tốt hơn?

“Baby Blues” thường tự biến mất trong vòng hai tuần, nhưng trong thời gian đó, việc nghỉ ngơi đầy đủ và nhận được sự hỗ trợ từ gia đình cùng bạn bè có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc giúp bạn cảm thấy tốt hơn đấy.

Mặc dù đang phải thích nghi với một thực tế mới đáng ngại là cần đáp ứng mọi nhu cầu của em bé, nhưng điều quan trọng là đừng bỏ bê bản thân trong quá trình này mẹ nhé.

Đừng ngại ngùng khi yêu cầu sự giúp đỡ, thiếu ngủ có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn, vì vậy hãy cố gắng nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể. Ngay cả một giấc ngủ ngắn 10 phút cũng có thể giúp ích đấy.

Ngủ đủ giấc có thể cải thiện tâm trạng và sức khỏe mẹ sau sinh

Ngoài ra, hãy cố gắng tập thể dục nhẹ mỗi ngày. Một cuộc đi bộ ngắn với không khí trong lành có thể làm nên điều kỳ diệu cho tâm trạng của bạn. Nếu bạn sinh mổ hoặc vẫn thấy đau sau khi sinh con thì hãy trao đổi trước với bác sĩ nhé.

Tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người quan tâm đến bạn. Hãy chia sẻ cảm giác của bạn với chồng mình và gợi ý những điều giúp bạn cảm thấy tốt hơn.

Một người bạn hoặc người thân đáng tin cậy cũng có thể cho bạn sự cảm thông và giúp đỡ chăm sóc em bé hay làm việc nhà.

Các bà mẹ mới cùng cảnh ngộ cũng có thể là một nguồn an ủi tuyệt vời khác đấy.

Hãy xem nếu bệnh viện hoặc trung tâm sinh sản của bạn có tổ chức các nhóm cho các bà mẹ mới, nơi bạn có thể tìm thấy sự hỗ trợ về mặt cảm xúc từ những người phụ nữ đang phải trải qua tình trạng tương tự.

 

 

Làm thế nào để biết tôi có bị trầm cảm sau sinh không?

Phần lớn mọi người hay nhầm hội chứng “Baby Blues” với trầm cảm sau sinh (PPD) vì chúng có các triệu chứng chung tương đối giống nhau.

Tuy nhiên, trong khi “Baby Blues” thường nhanh hết thì PPD dữ dội và tồn tại lâu hơn, nên được điều trị càng sớm càng tốt.

Trong vài tuần đầu sau sinh, sẽ là bình thường khi bạn thấy cảm xúc của mình không ổn định.

Nhưng nếu tình trạng đó tiếp tục diễn ra lâu hơn hai tuần sau khi sinh thì hãy gọi cho bác sĩ của bạn. Bạn cũng có thể gọi sớm hơn nếu cảm thấy lo lắng quá mức hoặc từng có tiền sử cá nhân hay tiền sử gia đình bị trầm cảm.

Ngoài ra, nếu bạn có suy nghĩ về việc làm hại bản thân hoặc em bé của mình thì hãy tìm sự đến giúp đỡ chuyên nghiệp ngay lập tức nhé.

Khi người thân, người quen bị mắc hội chứng “Baby Blues”

Trong trường hợp người mắc hội chứng này là vợ bạn, bạn bè hay người thân của bạn thì điều tốt nhất bạn có thể làm là trấn an người mẹ mới rằng cảm xúc của họ là rất bình thường và nhiều phụ nữ cũng cảm thấy như vậy sau khi sinh con.

Cô ấy có thể đã kiệt sức, thấy không chắc chắn về bản thân, và nếu đó là đứa con đầu lòng thì tức là cô ấy chưa bao giờ gặp phải điều này trước đây. Do đó việc cảm thấy choáng ngợp không có gì là bất thường cả.

Quan tâm chia sẻ với bạn đời là cách giúp mẹ nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn này

Bạn chỉ cần ở bên để lắng nghe, giúp đỡ và cảm thông, khuyến khích cô ấy khóc nếu cần và cho cô ấy biết rằng đây là một việc tuyệt vời.

Giảm tối thiểu số lượng người đến thăm và nói với cô ấy rằng chưa cần phải gửi thiệp cảm ơn ngay lập tức đâu nhé.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên khuyên cô ấy cần chăm sóc bản thân và nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, hay tình nguyện chăm sóc em bé trong khi cô ấy ngủ trưa.

Hãy giúp cô ấy tạo danh sách các công việc với ưu tiên dành cho những việc phải làm trước so với những việc có thể chờ đợi, và giúp một tay với các công việc hàng ngày như giặt giũ hoặc nấu bữa tối.

Trên hết, hãy cho cô ấy biết dù thế nào bạn cũng sẽ ở bên cả hai mẹ con nhé.

Nguồn: Babycenter

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo