Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi tuần thứ 3

đăng bởi

POH đã mang lại cho các mẹ chuỗi bài sự phát triển của trẻ sơ sinh theo tuần, cùng với sự lớn lên của trẻ. Mới đó thôi mà đã 13 tuần trôi qua, bé sơ sinh của mẹ đã là bé 3 tháng tuổi tuần thứ 3, tương đương với 14 tuần rồi đó.

Mẹ có biết trong thời gian này, bé phát triển ra sao và bé cần gì không, chúng ta cùng đọc tiếp bài viết sau đây của POH nhé.

 

 

Trẻ 14 tuần tuổi biết làm gì?

Bộ não của bé tuy nhỏ bé nhưng đang phát triển rất nhanh chóng đấy mẹ nhé. Bé càng ngày càng tò mò với mọi thứ hơn, thậm chí mẹ đã nhìn thấy nét “suy tư” của trẻ, rất đáng yêu đấy mẹ ạ.

Bé càng lớn càng cựa quậy nhiều hơn, mẹ nên chuẩn bị một bộ dụng cụ sơ cứu để tránh trường hợp trong một phút giây lơ là khiến bé gặp nguy hiểm.

  Ba mẹ có thể theo dõi toàn bộ sự phát triển của trẻ sơ sinh 0-3 tháng tuổi tại: 

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 0-3 tháng tuổi 

Hoặc Sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi tuần 3 phát triển như thế nào

Con yêu chăm chú quan sát mọi thứ xung quanh hơn

Tốt nhất mẹ nên tham gia khóa học sơ cứu và nắm chắc kiến thức cơ bản, điều này không chỉ tốt cho bé mà cả cuộc sống của mẹ. Thế nhưng tốt nhất, mẹ không nên để bé một mình khi chưa chắc chắn và trong một thời gian quá lâu.

Mẹ có thể cảm nhận rõ ràng việc bé thích chạm vào người mẹ như thế nào. Xúc giác có vai trò lớn lao trong sự phát triển của bé hơn mẹ tưởng. Bé đã có nhiều biểu hiện khi tức giận hơn như vẫy tay và đạp chân.

Khi mà đầu gối và hông của bé linh hoạt thì việc đạp chân này diễn ra thường xuyên và thật “mạnh mẽ”.

Khi bé vui vẻ, mẹ có thể thấy việc bé cười thành tiếng, cười một cách tự nhiên, hay ré lên khi phấn khích. Mắt của bé cũng phát triển hơn khi theo dõi đồ vật cách từ 15-20 cm chuyển động trong 180 độ đấy mẹ ạ.

Ngủ thiếp đi

Với những bé chưa biết tự ngủ, giấc ngủ của bé đã bắt đầu trở nên ổn định, cho mẹ nghỉ ngơi. Nhiều đứa trẻ 4 tháng tuổi ngủ suốt sáu tiếng đồng hồ trong suốt đêm, mặc dù những đứa trẻ khác vẫn có lúc thức dậy để bú.

Với những bé đã biết tự ngủ và có nếp sinh hoạt phù hợp con đã có thể ngủ 15 - 16 tiếng mỗi ngày và ngủ xuyên đêm 11 - 12 tiếng mà không cần ăn đêm.

 

 

Bắt đầu tương tác với người khác

Em bé đang bắt đầu đưa ra kết luận về thế giới xung quanh mình. Con nhìn mọi thứ với sự tò mò, thậm chí là suy tư của chính mình.

Hãy đặt một chiếc gương không vỡ được bên cạnh con hoặc để con ngồi trước gương của mẹ khi mẹ chuẩn bị.

Em bé sẽ không nhận ra rằng đó thực chất là hình ảnh của mình trong gương (điều này thường chỉ bắt đầu xảy ra vào năm con hai tuổi), nhưng điều đó không thành vấn đề.

Con sẽ thích nhìn chằm chằm vào ảnh phản chiếu của con - hoặc của bất kỳ ai khác - và con có thể sẽ thể hiện sự thích thú của mình bằng một nụ cười toàn lợi.

Em bé có thể ngừng mút ngón tay cái hoặc bình sữa để lắng nghe giọng nói của mẹ. Bằng cách rủ rỉ hoặc tạo tiếng động với con, và bằng cách mô tả ngay cả những việc vặt lẻ tẻ nhất trong nhà, mẹ không chỉ đang kết nối với con mà còn khuyến khích con thể hiện bản thân. Hãy chờ xem con có "trả lời" không.

Em bé đang trở nên hoạt bát và hấp dẫn hơn (ngay cả với những người khác) với những nụ cười chớp nhoáng, tiếng ọp ẹp và rủ rỉ. Và những niềm vui đã thực sự bắt đầu khi giờ con bắt đầu cười.

Khi mẹ ở cùng bạn bè, hãy để bé ở gần để bé có thể nghe thấy sự tương tác đầy phong phú giữa người với người.

Con sẽ thích xem những trò vui của những đứa trẻ khác, anh chị lớn hơn và thú cưng, nhưng hãy giữ sự cảnh giác của mẹ: Cả con và họ đều chưa biết các quy tắc đảm bảo an toàn đâu.

Cầm nắm

Bất cứ thứ gì trong tầm tay của bé đều là đồ chơi vào thời điểm này. Trong khi bé dần thành thạo kỹ năng nắm bắt của mình, hãy cho bé cầm nắm những thứ thú vị: những chiếc lục lạc nhẹ dễ cầm, vòng nhựa hoặc cao su để cầm bằng cả hai tay, đồ chơi phát ra tiếng hoặc thú nhồi bông mềm.

Em bé sẽ bắt đầu thích dùng một tay hơn trong một lát và sau đó chuyển sang tay kia. Nhưng mẹ thực sự không thể biết con thuận tay trái hay tay phải cho đến khi bé được khoảng 2 hoặc 3 tuổi.

Chăm sóc trẻ sơ sinh 14 tuần tuổi như thế nào?

Nếu như mẹ cảm thấy việc ăn ngủ của bé ổn định, bé nhanh lớn và phát triển bình thường thì cũng đừng quên đưa bé đến bác sĩ đến khám định kỳ.

Việc trao đổi kinh nghiệm chăm con hiện nay trên Internet là rất phổ biến. Mẹ có thể lấy đây là môi trường chia sẻ và học tập. Thế nhưng mẹ nên chắt lọc kiến thức nhé! Một số cách thức có thể áp dụng được cho bé này mà không thể áp dụng được cho bé khác.

Không chỉ là việc ăn, ngủ của bé cần được chăm lo chu đáo mà cả việc chơi. Đồ chơi của trẻ nhỏ cần được kiểm định an toàn một cách nghiêm ngặt. Bé rất hiếu động, bé có thể ngậm đồ chơi bất cứ lúc nào mà mẹ không để ý.

Với hệ miễn dịch non nớt của trẻ thì mẹ không thể an tâm khi cho trẻ chơi đồ chơi chưa được kiểm định đúng không nào.

Dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh là vô cùng quan trọng

Mẹ sau sinh đảm bảo dinh dưỡng khoa học để con yêu phát triển tốt nhất

Vì bận bịu chăm con nên mẹ chưa có thời gian để thu nhỏ vòng eo của mình một cách tốt nhất, đôi lúc mẹ cảm thấy thật tự ti. Tình trạng căng thẳng và stress khi quá mệt vì phải chăm con gây ảnh hưởng đến việc tiết sữa và cho con bú mẹ.

Tâm trạng của mẹ không tốt là một điều không hề tốt cho việc chăm sóc em bé sơ sinh, mẹ cũng biết trầm cảm sau sinh là vô cùng nguy hiểm phải không nào.

Mẹ nên động viên bản thân mình, mình đã rất tuyệt vời suốt một năm qua từ lúc mang thai cho đến khi con yêu ra đời. Người thân của mẹ cũng nên để ý và chăm sóc bé giúp mẹ. Mẹ nên dành thời gian cho việc ra ngoài và đi chơi với bạn bè để tinh thần thoải mái hơn nhé!

Việc ăn uống của mẹ nên được cân đối, bổ sung những dưỡng chất cần thiết để mẹ khỏe bé phát triển. Việc ăn kiêng trong giai đoạn này là hoàn toàn không tốt cho cả mẹ và con yêu.

Do đó, mẹ nên ăn đủ, bổ dưỡng mới tạo tiền đề giúp bé yêu hấp thụ dưỡng chất tối đa qua nguồn sữa mẹ dồi dào dinh dưỡng của mẹ.

 

 

Em bé của mẹ là một cá nhân

Tất cả các em bé là duy nhất và đáp ứng các mốc phát triển quan trọng theo tốc độ riêng của mình. Hướng dẫn phát triển chỉ đơn giản cho thấy những gì em bé của mẹ có tiềm năng để thực hiện - nếu không phải ngay bây giờ, thì sẽ sớm thôi.

Nếu con sinh non, hãy nhớ rằng trẻ em sinh ra sớm thường cần thêm một chút thời gian để chạm tới các mốc phát triển quan trọng của mình. Nếu mẹ có bất kỳ câu hỏi nào về sự phát triển của em bé, hãy hỏi bác sĩ của mẹ.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi tuần 2

Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi tuần thứ 4

Trong mọi thứ chúng tôi làm, POH tin rằng, trẻ em cần được xây dựng niềm tin căn bản vào chính mình và thế giới xung quanh.

POH tin vào việc lắng nghe, thấu hiểu và đáp ứng các nhu cầu của từng em bé riêng biệt.

Mời ba mẹ tham khảo các khóa học “cá nhân hóa theo ngày tuổi” phù hợp với con bạn:

Phát triển giác quan, vận động và ngôn ngữ cho con yêu (0-12 tháng): POH Acti 

Giúp con ăn no, ngủ đủ theo nếp EASY và tự ngủ: POH Easy One

Nếp sinh hoạt EASY và Tự ngủ cho bé yêu giai đoạn ăn dặm: POH Easy Two

Nuôi con bằng sữa mẹ khoa học và hiệu quả : POH Tuti

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo