Bước sang tuần thứ 34 của thai kỳ, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến sự phát triển của thai nhi và tư thế nằm trong bụng mẹ. Bởi đây là giai đoạn mà em bé chuẩn bị quay đầu và sẵn sàng cho giây phút sinh nở. Hãy cùng POH tìm hiểu kỹ hơn về tư thế nằm của thai nhi ở tuần 34 và những điều mẹ bầu cần lưu ý ở tuần thai này nhé!
Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 34
Mang thai tuần thứ 34 tương đương với 8 tháng 2 tuần thai kỳ. Đây là thời điểm mà cơ thể mẹ bầu và em bé bước vào giai đoạn cuối cùng trước khi sinh. Thai nhi đã phát triển đầy đủ để tồn tại bên ngoài tử cung, nhưng vẫn cần thời gian để hoàn thiện các chức năng cơ thể.
Đối với mẹ bầu, đây là giai đoạn cần tăng cường chăm sóc sức khỏe, vì cơ thể mẹ phải chịu áp lực lớn hơn từ trọng lượng của thai nhi. Các triệu chứng như mệt mỏi, đau lưng và khó ngủ sẽ thường xuyên xuất hiện.
Thai nhi 34 tuần tuổi đã bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ
Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 34 diễn ra rất mạnh mẽ. Thai nhi có cân nặng trung bình từ 2.1 đến 2.3 kg và chiều dài khoảng 45-47 cm. Em bé lớn tương đương một quả dưa hấu nhỏ. Cơ thể bé đã bắt đầu tích tụ mỡ dưới da để giúp giữ ấm sau khi chào đời.
Phổi dần hoàn thiện chức năng hô hấp và hệ thần kinh phát triển vượt bậc, cho phép thai nhi phản xạ tốt hơn với ánh sáng, âm thanh và cảm giác. Vì vậy mẹ đừng quên thai giáo đều đặn để kết nối với bé hàng ngày mẹ nhé!
Giai đoạn này, thai nhi cũng tăng cường vận động. Mẹ bầu có thể cảm nhận rõ rệt các cú đạp và chuyển động của bé, điều này cho thấy bé đang phát triển khỏe mạnh.
Ở tuần thứ 34, rất nhiều thai nhi bắt đầu quay đầu xuống dưới và nằm ở một tư thế thuận lợi để chuẩn bị cho việc chào đời.
Tư thế nằm của thai nhi 34 tuần tuổi
Tư thế nằm phổ biến của thai nhi ở tuần thứ 34 là tư thế đầu quay xuống dưới (thai ngôi đầu). Đây là tư thế thuận, rất dễ cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, một số trường hợp thai nhi có thể nằm ngược hoặc nằm ngang chứ chưa quay đầu.
Dưới đây là thông tin chi tiết hơn về các tư thế nằm của thai nhi 34 tuần tuổi.
Tư thế thai ngôi đầu (Ngôi thuận):
Tư thế lý tưởng khi đầu thai nhi hướng xuống dưới, phần gáy ở phía bụng mẹ, mặt hướng về phía cột sống mẹ. Chân và tay co gần cơ thể, cằm bé tựa vào ngực. Đây là tư thế tối ưu cho sinh thường, giúp đầu bé di chuyển dễ dàng qua ống sinh.
Thai nhi nằm ở tư thế thai ngôi đầu (ngôi thuận)
Khi bé nằm ở tư thế này, mẹ bầu thường cảm nhận được những cú đạp mạnh ở vùng xương sườn. Phần đầu bé gây áp lực xuống xương chậu, khiến mẹ cảm thấy bụng dưới nặng nề và căng tức.
Tư thế thai ngôi mông (Ngôi ngược):
Tư thế thai ngôi ngược là tư thế mông hoặc chân thai nhi hướng xuống dưới, đầu quay lên trên. Có 3 dạng ngôi mông:
- Ngôi mông đủ: Mông thai nhi ở dưới, chân co gần cơ thể.
- Ngôi mông thiếu: Một hoặc cả hai chân thai nhi duỗi thẳng xuống dưới.
- Ngôi mông hỗn hợp: Cả mông và chân đều nằm sát cổ tử cung.
Thai nhi nằm ở tư thế thai ngôi mông (ngôi ngược)
Bé nằm ở tư thế ngôi mông gây khó khăn khi sinh thường, tăng nguy cơ sinh mổ hoặc phải can thiệp y tế để xoay thai.
Dấu hiệu nhận biết bé 34 tuần chưa quay đầu và nằm ở tư thế ngôi thai mông đó là khi mẹ cảm nhận được những cứ đá mạnh ở vùng bụng dưới. Đầu bé gây áp lực ở vùng bụng trên, khiến mẹ nghẹn ở phần chân ngực và hơi khó thở.
Tư thế ngôi thai ngang:
Đây là tư thế thai nhi nằm ngang trong tử cung, đầu và chân ở hai bên, thân mình song song với xương chậu của mẹ. Em bé ngôi ngang không thể sinh thường. Các bác sĩ có thể cần xoay thai (ngoại xoay thai) hoặc chỉ định sinh mổ.
Thai nhi nằm ở tư thế ngôi thai ngang
Dấu hiệu nhận biết thai nhi nằm ngang đó là bụng mẹ có hình dạng hơi dẹt hoặc bè ngang. Các cú đạp và máy thường ở tập trung ở một bên bụng.
Ảnh hưởng của tư thế thai nhi 34 tuần đến quá trình sinh nở
Tư thế thai nhi cũng ảnh hưởng lớn đến tâm lý của mẹ bầu trong giai đoạn cuối thai kỳ. Khi thai nhi nằm ở tư thế thuận, mẹ sẽ an tâm hơn để chuẩn bị cho kỳ sinh nở. Nếu thai nhi ở tuần thứ 34 đã quay đầu xuống dưới, bé có thể dễ dàng lọt qua khung xương chậu của mẹ, giúp ca sinh diễn ra nhanh chóng và ít đau đớn hơn.
Tuy nhiên, trường hợp thai nhi nằm ở tư thế ngôi mông (mông hoặc chân hướng xuống dưới) sẽ khiến các mẹ căng thẳng. Tư thế này của thai nhi làm tăng nguy cơ biến chứng trong quá trình sinh nở. Nếu bé chưa quay đầu, bác sĩ sẽ cân nhắc đợi thêm, xoay thai hoặc chỉ định sinh mổ.
Bác sĩ sẽ tư vấn hướng xử lý phù hợp với từng tư thế nằm của thai nhi 34 tuần
Với thai ngôi ngang, mẹ gần như không thể sinh thường bởi đầu và chân bé không ở vị trí thích hợp để di chuyển qua ống sinh. Trường hợp này buộc bác sĩ phải can thiệp bằng phương pháp ngoại xoay thai hoặc sinh mổ. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, ngôi ngang có thể gây biến chứng nghiêm trọng trong lúc chuyển dạ.
Tuy tư thế nằm của thai nhi ảnh hưởng rất lớn đến mẹ và quá trình chuyển dạ, nhưng mẹ không nên quá lo lắng. Các bác sĩ sẽ cẩn thận theo dõi tư thế của thai nhi từ tuần 34 trở đi. Với các tư thế không thuận lợi, bác sĩ có thể chỉ định đợi thêm thời gian hoặc thực hiện kỹ thuật xoay thai và tư vấn phương pháp sinh phù hợp nhất để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
-----
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
-----