Cẩm nang từ A - Z về trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

đăng bởi Thanh Thanh


Trong tháng đầu tiên, ba mẹ vẫn chưa hết bỡ ngỡ khi chăm sóc và nuôi dưỡng một em bé sơ sinh. Chính vì thế, Chính vì thế, nắm vững những đặc điểm cũng như cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi là điều cần thiết với tất cả các ba mẹ. 

1- Đặc điểm sinh lý của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Giai đoạn này có thể trẻ sơ sinh vẫn trong tuần trăng mật, do đó con chỉ ăn rồi ngủ suốt cả ngày, khoảng 16-18h/ ngày. Nhiều ba mẹ cảm thấy việc chăm sóc một em bé sơ sinh khá đơn giản. 

Lúc này, con chủ yếu tập thích nghi với môi trường bên ngoài tử cung, chuyển từ môi trường nước sang môi trường không khí. Cơ thể của con vẫn còn non yếu, cấu tạo và chức năng của các cơ quan thì chưa được hoàn thiện đầy đủ. Còn hệ thần kinh của con luôn trong trạng thái bị ức chế, do đó con ngủ suốt ngày.
 

Tuy nhiên có những bé kết thúc tuần trăng mật sớm, con thức nhiều hơn, quấy khóc nhiều hơn. Đồng thời khiến ba mẹ bắt đầu hoang mang, không biết mình đã làm gì sai khiến em bé quấy khóc, ăn xong không chịu ngủ ngay.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có thể gặp một số hiện tượng sinh lý sau:

  • Đỏ da sinh lý: Nguyên nhân là do mạch máu dưới da trẻ phát triển, lớp mỡ dưới da mỏng nên khi bé vặn mình, xoay người, da sẽ đỏ lên. Còn khi bé nằm im thì da lại hồng hào trở lại.
  • Bong da sinh lý: Các trẻ sinh già tháng, tức quá 40 tuần thai kỳ mới chào đời, thường sẽ gặp hiện tượng này.
  • Phản xạ Moro: Trẻ thường hay giật mình, vung tay quơ quàng trong không trung, cả khi ngủ và khi thức. Khi ngủ, phản xạ moro khiến bé ngủ không ngon giấc.
  • Vặn mình: Trẻ vặn mình là hiện tượng sinh lý bình thường, là cách trẻ thích nghi với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ. Do đó ba mẹ không nên quá lo lắng và nghĩ con thiếu chất.

 


Nếu bé  1 tháng tuổi vẫn còn hiện tượng vàng da, thì khi này không phải là vàng da sinh lý nữa. Vàng da sinh lý chỉ diễn ra trong 1-2 tuần đầu sau sinh. Do đó nếu trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi vẫn bị vàng da thì khi này là vàng da bệnh lý. Ba mẹ cần lập tức cho bé đến cơ sở ý tế để thăm khám và có hướng xử lý kịp thời.

Thời điểm này, hệ miễn dịch của trẻ vẫn vô cùng yếu, do đó trẻ dễ nhiễm bệnh và tiến triển tới tình trạng nghiêm trọng rất nhanh. Đây cũng là độ tuổi mà tỷ lệ tử vong cao nhất. Do đó, khi thấy trẻ sốt hay có vấn đề gì bất thường, ba mẹ cũng cần lập tức tới các cơ sở y tế để thăm khám. Đồng thời tiêm phòng vaccine đầy đủ cho trẻ.

2- Sự phát triển về thể chất 

Khi theo dõi sự phát triển về thể chất của trẻ sơ sinh, ba mẹ không nên chỉ chú trọng vào cân nặng của trẻ mà cần theo dõi biểu đồ tăng trưởng qua từng giai đoạn. Biểu đồ tăng trưởng sẽ bao gồm 3 yếu tố: cân nặng, chiều cao, vòng đầu.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sẽ có các chỉ số trung bình như sau:

  • Cân nặng: Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có cân nặng trung bình khoảng 3,5 - 5 kg. Mỗi tuần bé tăng đều đặn khoảng 150 - 200 gram. Tuy nhiên đây chỉ là con số để ba mẹ tham khảo, còn cân nặng của bé phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa như: giới tính, gen di truyền, thứ tự sinh…
  • Chiều cao: Chiều cao trung trình của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi là khoảng 50 - 59 cm. Tuy nhiên chỉ số này cũng phụ thuộc vào giới tính, gen di truyền,...
  • Vòng đầu: Vòng đầu trung bình là khoảng 35 - 37cm. Tăng khoảng 2 cm/ tháng trong 3 tháng đầu đời, tăng 1cm/ tháng trong giai đoạn 4-6 tháng tuổi, tăng 0,5cm/ tháng trong giai đoạn 6-12 tháng tuổi.
  • Vòng ngực: Khoảng 32-34 cm
  • Thóp: Thóp trước có kích thước mỗi chiều khoảng 2 cm, thu nhỏ lại hơn so với thời điểm mới sinh. Thóp trẻ có hình tam giác.

 

 

3- Sự phát triển về kỹ năng 

  • Giác quan: Thị giác, thính giác của trẻ cải thiện rõ rêt, con có thể nhận ra được giọng mẹ và hướng chú ý về phía phát ra âm thanh. Con có thể biểu lộ cảm xúc vui vẻ khi nghe thấy giọng mẹ và nhìn thấy khuôn mặt mẹ. Khi đột ngột nghe thấy tiếng động lạ, con cũng biểu cảm ngạc nhiên.
  • Vận động: Cơ cổ của trẻ còn yếu, do đó mẹ vẫn cần cẩn thận nâng đỡ phần cổ khi bế bé. Tây chân bé chưa biết cầm nắm, bé mới biết cảm nhận tay chân là bộ phận gắn liền với cơ thể con. Và khi mẹ cho ngón tay vào giữa lòng tay bé thì bé có phản xạ cuộn tròn tay lại.
  • Cảm xúc: Khi này con đã biết biểu đạt một vài cảm xúc cơ bản như: vui mừng khi nghe thấy giọng nói và khuôn mặt mẹ, ngạc nhiên khi đột nhiên nghe tiếng ồn lạ, mếu khóc khi đòi hỏi yêu cầu nào đó…

 

 

4- Cách chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Giai đoạn này, con vẫn đang học cách thích nghi dần với môi trường bên ngoài bụng mẹ, do đó con chỉ ăn rồi ngủ. Đồng thời đây cũng là giai đoạn con phát triển nhanh chóng. Do đó, điều ba mẹ chú trọng nhất trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ là giúp con ăn no ngủ đủ để phát triển khỏe mạnh.

  • Hướng dẫn con bú đúng khớp ngậm, bú hiệu quả
  • Vỗ ợ hơi thật kỹ để giảm thiểu nôn trớ, đầy hơi, đau bụng
  • Xây dựng nếp sinh hoạt khoa học phù hợp để con tách biệt giữa ăn và ngủ
  • Tạo môi trường ngủ an toàn theo chuẩn khuyến cáo của W.H.O
  • Xây dựng trình tự ngủ cho con và bắt đầu chuẩn bị hướng dẫn tự ngủ.
  • Cho con tập tummy time lúc thức để giúp con phát triển các kỹ năng cần thiết
  • Tiêm vaccine đầy đủ và đúng lịch
  • Luôn giữ tay chân sạch sẽ khi tiếp xúc với bé, không thơm hôn trực tiếp. Người lớn đang ốm sốt, hút thuốc không nên tiếp xúc với bé.
  • Khi bế bé cần nâng đỡ phần cổ cẩn thận do cơ cổ chưa vững. Không rung lắc trẻ vì sẽ ảnh hưởng tới bộ não non nớt của trẻ.
  • Để làm tất cả những điều này đúng chuẩn, giúp con ăn no, ngủ đủ hạn chế quấy khóc, mời mẹ tham khảo ngay khóa học POH EASY giúp chăm sóc trẻ sơ sinh đúng chuẩn từ năm đầu đời.

Ngoài ra, mẹ cũng cần ăn uống đầy đủ và đa dạng chất, nghỉ ngơi hồi phục sức khỏe để có nguồn sữa đảm bảo dinh dưỡng cho con. Mẹ có thể sắm một vài món đồ chơi như treo nôi/cũi, tranh/sách đen trắng, lục lạc cầm tay… để chơi cùng bé.

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo