Đau ngực khi cho con bú

đăng bởi Nguyễn Khải

 

Nguyên nhân gây đau ngực khi cho con bú

Phản xạ sữa về

Đau tức ngực khi cho con bú là một hiện tượng phổ biến với những bà mẹ đang cho con bú. Đôi khi mẹ cảm thấy ngứa ran hoặc đau đớn khi có phản xạ sữa về.

Phản xạ sữa về xảy ra khi mẹ nghĩ về em bé, ngửi thấy mùi đặc trưng của con hay khi con bú. Lúc này hormone oxytocin, còn gọi là hormone tình yêu được kích hoạt làm kích thích ngực của mẹ tiết sữa.

Thậm chí kể cả khi nhìn thấy ảnh con hoặc nghe tiếng con khóc ngực mẹ cũng có thể bị chảy sữa.

Mời mẹ tham khảo thêm: Đau núm vú khi cho con bú

Nhiều phụ nữ cảm thấy ngứa xung quanh nhũ hoa khi cho con bú

Các mẹ sẽ cảm nhận được phản xạ sữa xuống theo những cách khác nhau. Mẹ có thể cảm thấy:

  • Ngứa ran, như bị kim châm, trước hoặc trong khi cho ăn
  • Đau nhức từ sâu trong ngực

Một số chị em nhiều sữa thường có những cơn đau thắt sâu trong ngực khi cho con bú. Sau một thời gian khi mẹ đã quen với việc cho con bú, những cảm giác này thường biến mất.

Phản xạ sữa xuống thường mất dần trong ba tháng đầu cho con bú. Nếu con bú tốt, nguồn sữa của mẹ sẽ nhanh chóng ổn định để phù hợp với nhu cầu của bé.

 

 

Ứ máu

Trong vài ngày đầu tiên sau khi sinh con, ngực chứa đầy sữa và một lượng máu lớn sẽ chảy đến ngực, làm cho các mô sưng lên. Mẹ có thể cảm thấy ngực nặng nề, nóng, và rắn hơn hẳn và đôi khi sần sần.

Sự căng tức này là hoàn toàn bình thường và sữa của mẹ vẫn sẽ lưu thông tốt. Ngực mẹ cần sản xuất nhiều sữa như vậy để để đảm bảo bé mới sinh có nhiều sữa cho sự phát triển.

Mẹ hãy cho bé bú thường xuyên khi bé muốn bú. Chú ý kiểm tra xem con bú có đúng khớp ngậm không và cho con ăn bao lâu tùy thích. Ngực của mẹ sẽ điều chỉnh lượng sữa mà bé cần. Mọi khó chịu lúc đầu sẽ sớm biến mất.

Nếu mẹ không cho bé ăn bất cứ khi nào bé muốn, ngực của mẹ sẽ đầy và sau đó căng lên. Lúc này trẻ sẽ khó bú hơn và quấy khóc. Ngực căng tức khó chịu mà con lại quấy khóc rất dễ khiến mẹ nổi nóng.

Nếu ngực của mẹ quá căng, mẹ sẽ dễ bị viêm vú. Trong trường hợp tình trạng ứ máu không sớm ổn định với việc cho ăn thường xuyên, mẹ hãy gặp chuyên gia về sữa mẹ càng sớm càng tốt.

Viêm vú

Ứ sữa hoặc ống dẫn sữa hẹp có thể dẫn đến một khu vực vú của mẹ bị viêm, hay còn gọi là viêm vú. Tình trạng này xảy ra khi sữa bị kẹt trong vú của mẹ và bị đẩy ra khỏi ống dẫn vào các mô xung quanh.

Phần vú bị ảnh hưởng sẽ sưng tấy bên trong, có thể sờ thấy cục tắc hoặc không. Phần vú bị viêm có thể gây đau đớn cho mẹ. Viêm nặng sẽ dẫn đến sốt cao, mẹ cảm thấy rét run.

Nếu mẹ chẳng may bị viêm vú và cần uống kháng sinh vẫn có thể cho con bú theo chỉ dẫn của bác sĩ. Mẹ hãy nghe tư vấn của chuyên gia về sữa mẹ xem con có bú đúng khớp ngậm hay không để đảm bảo trẻ ăn được đủ sữa, tránh tắc sữa dẫn đến viêm.

Cho con bú khi bị viêm có thể rất đau đớn và vất vả, nhưng sẽ mẹ giúp cải thiện tình trạng viêm. Mẹ cũng có thể vắt sữa để loại bỏ bớt sữa dư thừa. Mẹ nên duy trì vắt nốt lượng sữa thừa sau khi bé bú xong, vừa để duy trì nguồn sữa, vừa tránh viêm tắc tái lại nhiều lần.

Bị đau núm vú do nấm

Bị nấm khi đang cho con bú là một bệnh thông thường, có thể phát triển ở miệng bé và trên núm vú của mẹ. Mẹ có thể bị nấm sau khi mẹ hoặc con dùng kháng sinh điều trị một bệnh nhiễm trùng khác.

Môi trường ẩm ướt, ấm áp, có đường trong miệng con là nơi lý tưởng để nấm phát triển.

Không giống như cơn đau sữa xuống, cơn đau do nấm sẽ kéo dài đến một giờ sau khi cho bú và mẹ có thể bị đau dữ dội.

Nếu mẹ hoặc bé bị nhiễm trùng nấm, mẹ sẽ cần đứa bé tới gặp bác sĩ để hai mẹ con được điều trị.

 

 

Những nguyên nhân khác có thể gây đau ngực

Ngoài những nguyên nhân phổ biến kể trên, có một số nguyên nhân khác không liên quan đến việc cho con bú khiến mẹ cảm thấy đau đớn. Có thể kể đến các nguyên nhân như:

  • Áo ngực không vừa, quá chật có thể dẫn đến tắc ống dẫn sữa và viêm vú. Áo ngực phù hợp sẽ không chèn ép vào ngực. Nếu mẹ có áo ngực không phù hợp, hãy đi mua cái mới.
  • Đau ngực liên quan đến kinh nguyệt. Một vài ngày trước kỳ kinh nguyện, mẹ sẽ bị đau ngực, cơn đau này sẽ cải thiện vào cuối kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố.
  • Bệnh u xơ vú xảy ra khi nhiều vùng sần ở ngực chứa đầy chất lỏng và đau đớn. Điều này vô hại, và mẹ vẫn có thể cho con bú bình thường. Nhưng nếu nghĩ rằng mẹ có thể bị bệnh u xơ vú, hãy đi khám bác sĩ để có thể loại trừ các nguyên nhân có thể khác gây ra cơn đau.
  • Mô ngực phụ phản ứng với hormone cho con bú. Một số phụ nữ (và đàn ông) có mô ngực phụ. Trong giai đoạn đầu phát triển trong bụng mẹ, núm vú phụ hoặc mô vú phát triển thành một đường từ nách đến háng, nhưng thường chỉ có núm vú chính và mô vú vẫn còn khi bé phát triển. Nếu mẹ có thêm núm vú hoặc mô vú, mẹ có thể thấy sưng hoặc đau. Một số mô thậm chí có thể trở nên căng cứng và rỉ sữa. Tạo áp lực lên khu vực này có thể giúp chặn dòng sữa. Mẹ có thể sử dụng một miếng băng lạnh để giảm đau nhức và một miếng thạch cao hoặc miếng đệm vú nếu núm vú phụ bị rò rỉ sữa.

Khi bị đau mẹ nên làm gì?

Bởi vì hầu hết các vấn đề là do sữa dư thừa tích ở trong ngực quá lâu. Điều này vừa khiến não bộ hiểu không cần tiếp tục sản xuất sữa, dẫn đến giảm sữa, mất sữa; vừa khiến tắc sữa, viêm tuyến vú.

Nếu ngực bị căng cứng, khi cho con bú không đúng khớp ngậm, con bú sẽ không đủ no. Mẹ có thể bắt đầu với việc vắt sữa nhẹ nhàng hoặc bơm sữa để bớt căng cứng cũng như bớt lượng sữa loãng cho đến khi bé có thể ngậm vú mẹ một cách thoải mái và bú được sữa béo.

Cho con bú bị đau tức ngực, mẹ có thể vắt sữa đầu sau đó mới cho bé bú khi dòng chảy sữa ổn định hơn.

Sau khi cho con ăn hoặc vắt sữa, mẹ có thể chườm lạnh hoặc lá bắp cải lạnh để giảm cảm giác đau đớn. Nhiều người cho rằng lá bắp cải có thể làm giảm sự khó chịu và giảm sưng. Tuy nhiên chưa có nhiều bằng chứng cho thấy công dụng này của lá bắp cải.

Phản ứng sữa xuống cũng có thể khiến việc cho bé ăn khó khăn. Đồng thời vấn đề khớp ngậm của trẻ cũng cần được quan tâm. Nếu vú liên tục bị trượt khỏi miệng con, mẹ hãy thử:

  • Đặt bé vào vú của mẹ, như bình thường
  • Khi mẹ cảm thấy sữa xuống, con nhả ti, mẹ vắt loạt sữa đầu ra một chiếc khăn
  • Hãy để con bú lại khi dòng chảy chậm lại một chút

Bé càng bú tốt và thường xuyên, mẹ vắt cạn sữa dư thừa sau khi bé bú thì nguồn cung của mẹ sẽ nhanh chóng ổn định và mẹ sẽ trở nên thoải mái hơn.

Nếu mẹ đã thử các phương pháp này và cơn đau vú của mẹ không biến mất, hãy gặp bác sĩ để phát hiện các vấn đề cần điều trị. Rất có thể mẹ đã mắc bệnh nấm hoặc viêm vú.

Nếu những cơn đau này khiến mẹ cảm thấy khó khăn khi cho bé bú, mẹ hãy hỏi chuyên gia về sữa mẹ để được tư vấn những cách khắc phục và giảm đau nhanh cho mẹ.

Để được tư vấn từ A đến Z nuôi con bằng sữa mẹ, hướng dẫn xử lý đau ngực khi con bú, viêm tắc sữa, kích sữa, giúp con tăng cân tốt... mẹ tham gia ngay POH Easy One để được tư vấn chuyên sâu 1:1 nhé!

Nguồn: Babycenter

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo