Bà bầu ngoại cỡ: Hiểu biết và quản lý rủi ro sức khỏe

đăng bởi Tiên Tiên

Hầu hết các phụ nữ thừa cân đều mong muốn có một thai kỳ khỏe mạnh. Nhưng nếu bước vào thai kỳ trong một thân hình quá khổ, mẹ bầu sẽ dễ mắc phải biến chứng thai kỳ như tiểu đường. 

Béo phì khi mang thai sẽ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của mẹ và em bé

Nắm bắt các yếu tố rủi ro này sẽ giúp mẹ có cơ hội làm mọi thứ để tận hưởng một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

Mẹ bị coi là thừa cân nếu chỉ số khối cơ thể trước khi mang thai (BMI) nằm trong khoảng từ 25 đến 29,9 và béo phì nếu chỉ số BMI từ 30 trở lên. Cơ thể được cho là khỏe mạnh khi có chỉ số BMI trong khoảng từ 18,5 đến 24,9. 

Hãy nhớ rằng BMI chỉ là một ước tính sơ bộ về lượng mỡ cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng: Nó không tính toán được các yếu tố về mặt di truyền hoặc tuổi tác, do đó không phải là một công cụ hoàn hảo để đánh giá thể lực tổng thể.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã đồng loạt nhận thấy rằng khi BMI tăng, thì nguy cơ mắc biến chứng thai kỳ và chuyển dạ cũng tăng cao.

Bên cạnh đó, mặc dù chỉ số BMI trong khoảng 18,5-24,9 được coi là bình thường, nhưng đó không phải là tình trạng điển hình: Hơn một nửa số phụ nữ mang thai ở Mỹ có BMI từ 25 trở lên và hơn 1/3 có BMI từ 30 trở lên.

Mời ba mẹ tìm hiểu thêm:  Thoát khỏi nỗi lo thừa cân, tăng cân nhiều khi mang thai

Thừa cân có khiến mẹ mất nhiều thời gian hơn để cảm nhận được bé đạp không?

Kiểm tra rủi ro thực tế 

Các bác sĩ và nhà nghiên cứu vẫn không biết chính xác tại sao cân nặng lại quan trọng. Và đó chỉ là một phần của câu đố - tuổi tác, di truyền và sắc tộc cũng là các yếu tố tác động.

Gladys Ramos, một bác sĩ sản phụ khoa, người đã nghiên cứu về chủng tộc, cân nặng và các biến chứng thai kỳ cho biết: “Ảnh hưởng của béo phì khác nhau đối với mỗi nhóm dân tộc.

Ví dụ, một số phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thai kỳtiền sản giật cao hơn. Phụ nữ Mỹ gốc Phi có tỷ lệ sinh mổ cao hơn phụ nữ da trắng. Đồng thời, phụ nữ da trắng có xu hướng sinh con lớn hơn so với người Mỹ gốc Phi”.

Tin tốt là hầu hết các tình trạng sức khỏe và tình huống liên quan đến cân nặng đều có thể kiểm soát và phòng ngừa được. Vì vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể không gặp phải bất kỳ vấn đề gì và có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh.

"Hầu hết phụ nữ thừa cân đều có thai kỳ và sinh em bé bình thường", Cornelia van der Ziel, một bác sĩ sản phụ khoa và đồng tác giả của cuốn Big, Beautiful, and Pregnant: Expert Advice and Comforting Wisdom for the Expecting Plus-Size Woman (Tạm dịch: Lời khuyên của chuyên gia và Kiến thức cho mẹ bầu thừa cân) chia sẻ: "Bạn có thể bị thừa cân nhưng vẫn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Bất kỳ phụ nữ mang thai béo phì nào cũng có thể giảm bớt nguy cơ của mình bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục và tuân thủ các hướng dẫn giảm cân."

Theo Sujatha Reddy, một chuyên gia sản phụ khoa ở Atlanta, điều quan trọng nhất là mẹ bầu nên chia sẻ về các yếu tố rủi ro cụ thể của mình.

Mẹ có tiền sử huyết áp cao hoặc đường huyết không kiểm soát, hay trong họ hàng gia đình từng sinh ra em bé có kích thước lớn hơn bình thường?

Một khi đã biết các yếu tố rủi ro cá nhân, hãy làm việc với bác sĩ để đảm bảo bạn có thai kỳ khỏe mạnh nhất có thể. Và đừng hoảng sợ: Như Reddy nói, "Đó hoàn toàn không phải là một viễn cảnh đen tối."

Mời mẹ tìm hiểu thêm: Tất tần tật về thông tin bổ sung vitamin A trong thai kỳ

Tình trạng sức khỏe và và các vấn đề gặp phải

Dưới đây là một số tình trạng cùng vấn đề mà mẹ bầu và bác sĩ có thể cần lưu tâm trong suốt thai kỳ:

Khuyết tật ống thần kinh: Khuyết tật ống thần kinh (NTDs) là những vấn đề về sự phát triển của não và tủy sống ở trẻ sơ sinh.

Nhìn chung nguy cơ này là rất nhỏ (khoảng 1/1.000 ca sinh, theo Trung tâm Di truyền học của Đại học Duke), nhưng phụ nữ thừa cân và béo phì có khả năng sinh con với nguy cơ khuyết tật ống thần kinh cao gấp đôi so với phụ nữ có cân nặng bình thường.

Biện pháp phòng tránh: Các nhà nghiên cứu không chắc chắn tại sao phụ nữ béo phì có tỷ lệ khuyết tật ống thần kinh ở trẻ cao hơn, điều này khiến cho việc đưa ra khuyến nghị cụ thể trở nên khó khăn.

Nhưng chúng ta biết rằng axit folic có thể giúp ngăn ngừa NTD và một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng phụ nữ thừa cân có thể có mức folate trong máu thấp hơn so với phụ nữ bình thường.

Vì vậy, mẹ bầu có thể cân nhắc hỏi bác sĩ về việc tăng lượng axit folic cao hơn lượng khuyến nghị hàng ngày là 400mcg trước khi thụ thai và 600 mcg khi mang thai.

Mẹ cũng có thể yêu cầu bác sĩ làm xét nghiệm máu sau 15 tuần để sàng lọc NTD. Nếu xét nghiệm đó cho thấy có vấn đề xảy ra thì siêu âm và chọc ối có thể cung cấp thêm thông tin.

Bệnh tiểu đường thai kỳ: Tình trạng này gây ra lượng đường trong máu cao khi mang thai.

Bác sĩ sẽ đánh giá lượng đường trong máu của mẹ trong quá trình kiểm tra và xét nghiệm dung nạp glucose (glucose screening and tolerance tests), thường được thực hiện trong khoảng tuần thứ 24-28 của thai kỳ. (Chúng có thể được thực hiện sớm hơn nếu mẹ có nguy cơ cao.)

Lượng đường trong máu cao mất kiểm soát có thể gây ra một loạt các vấn đề, bao gồm hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp) ở em bé sau khi sinh hoặc trẻ sinh ra có kích thước lớn.

Những em bé này có thể có vai lớn hơn, làm tăng nguy cơ đẻ khó do kẹt vai (Shoulder dystocia) - một tình huống hiếm gặp nhưng nghiêm trọng khi em bé bị mắc kẹt sau xương mu của mẹ trong lúc sinh. Ngoài ra, con của những bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 hoặc béo phì cao hơn.

Gần 5% phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường, và nguy cơ này tăng cùng với chỉ số BMI: Phụ nữ thừa cân có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao gấp đôi và phụ nữ béo phì có khả năng mắc bệnh cao gấp 4-8 lần.

Biện pháp phòng tránh: Tìm hiểu về bệnh tiểu đường thai kỳ và cách quản lý dinh dưỡng.

Mẹ bầu cũng có thể nhận thêm thông tin từ Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ. Ngay cả khi bị tiểu đường thai kỳ, mẹ vẫn có thể có một thai kỳ khỏe mạnh nếu làm theo lời khuyên của bác sĩ và tham dự đầy đủ các buổi khám thai trước khi sinh.

Tiền sản giật: Còn được gọi là nhiễm độc huyết, tiền sản giật là một tình trạng nghiêm trọng được chẩn đoán sau 20 tuần mang thai nếu mẹ bị huyết áp cao cùng với ít nhất một triệu chứng khác.

Chúng có thể bao gồm protein trong nước tiểu, gan hoặc thận bất thường, đau đầu dai dẳng hoặc thay đổi thị lực.

Nó làm cho các mạch máu co lại, làm tăng huyết áp và giảm lưu lượng máu qua cơ thể.

Tiền sản giật có thể từ nhẹ đến nặng và tiến triển chậm hoặc nhanh. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể gây tổn thương nội tạng của mẹ và các vấn đề cho em bé, chẳng hạn như lém phát triển, ít nước ối và vỡ nhau thai.

Các trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến co giật, một tình trạng gọi là sản giật. Phụ nữ bị tiền sản giật nặng thường được cho dùng thuốc chống động kinh.

Reddy lưu ý rằng mặc dù cân nặng là một yếu tố rủi ro chính nhưng các yếu tố khác (như tuổi tác) cũng có tác động nhất định. "Nếu dưới 35 tuổi và thừa cân thì mẹ có nguy cơ bị tiền sản giật thấp hơn so với phụ nữ có cân nặng khỏe mạnh từ 35 tuổi trở lên", Reddy nói.

Nghiên cứu cho thấy khoảng 6%-12% phụ nữ thừa cân và béo phì được chẩn đoán bị tiền sản giật, trong khi khoảng 4% phụ nữ có BMI trong phạm vi bình thường bị mắc chứng này.

Biện pháp phòng tránh: Tham dự tất cả các buổi khám thai trước khi sinh để bác sĩ có thể kiểm tra huyết áp. Nếu huyết áp của mẹ cao thì sẽ được kiểm tra thêm lượng protein trong nước tiểu.

Hãy gọi bác sĩ ngay lập tức nếu cảm thấy sưng tấy ở mắt, mặt hay tứ chi, nhức đầu dữ dội hoặc dai dẳng, tăng cân nhanh, đau dữ dội hoặc đau ở bụng trên, thay đổi thị lực (như song thị, mờ mắt, lóa mắt, nhạy cảm với ánh sáng hoặc mất thị lực tạm thời). 

Tăng huyết áp thai kỳ: Nếu bị huyết áp cao (chỉ số 140/90 hoặc cao hơn - ngay cả khi chỉ 1 trong 2 chỉ số tăng) sau 20 tuần mang thai nhưng không có bất kỳ triệu chứng tiền sản giật nào, mẹ sẽ được chẩn đoán là tăng huyết áp thai kỳ, đôi khi được gọi là tăng huyết áp do mang thai.

Huyết áp cao khi mang thai là nguyên nhân dẫn tới nhiều biến chứng thai kỳ

Nếu bị huyết áp cao trước khi mang thai, hoặc được chẩn đoán mắc bệnh này trước khi thai được 20 tuần thì đó gọi là tăng huyết áp mãn tính.

Tăng huyết áp mãn tính là vấn đề về tim, còn tăng huyết áp thai kỳ thường nhẹ và có thể sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề đáng chú ý nào cho mẹ và bé. Tuy nhiên, nó khiến mẹ bầu có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn, hạn chế tăng trưởng trong tử cung, sinh non, nhau bong non và thai chết lưu.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 10% phụ nữ béo phì bị tăng huyết áp thai kỳ, so với khoảng 4% phụ nữ có BMI bình thường.

Biện pháp phòng tránh: Tham gia đầy đủ các buổi khám thai trước khi sinh để bác sĩ có thể đo và theo dõi huyết áp trong mỗi lần khám.

Trong trường hợp mẹ mắc một trong hai loại tăng huyết áp trên thì sẽ được bác sĩ theo dõi sức khỏe chặt chẽ hơn và uống thuốc hạ huyết áp nếu cần thiết. 

Trẻ sơ sinh lớn: Trong khi hầu hết phụ nữ thừa cân có em bé có kích thước trung bình (khoảng 3,2kg), béo phì được coi là yếu tố gây ra bệnh Macrosomia (cơ quan của thai nhi bị phì đại) hoặc sinh con nặng cân (ít nhất 4,5kg). Khoảng 1% trẻ sơ sinh mắc phải tình trạng này.

Em bé có nhiều khả năng quá lớn nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ không được chẩn đoán hoặc điều trị tốt, tiền sử gia đình có trẻ sơ sinh nặng cân hoặc quá ngày dự sinh.

Nếu số đo cơ bản trong thai kỳ (khoảng cách từ xương mu đến đỉnh tử cung) cho thấy thai nhi bị lớn hơn so với tuổi thai, điều đó có nghĩa là mẹ đang mang thai quá lớn, nhưng cũng có thể là do một lượng lớn nước ối (các chỉ số này có nhiều khả năng không chính xác ở phụ nữ thừa cân).

Siêu âm là một cách ước tính chính xác hơn về kích thước của thai nhi, tuy nhiên bằng chứng thực sự của một em bé lớn chính là cân nặng sau sinh.

Biện pháp phòng tránh: Nếu bị tiểu đường thai kỳ, hãy làm việc với một nhà nghiên cứu về lĩnh vực dinh dưỡng để kiểm tra lượng đường trong máu và nói chuyện với bác sĩ.

Nếu em bé bị cho rằng quá lớn, hãy hỏi về các lựa chọn mà bạn có. Tùy thuộc vào tình huống, bác sĩ có thể đề nghị tiến hành thử nghiệm quá trình chuyển dạ cân nhắc khả năng sinh con tự nhiên trước khi chuyển sang sinh mổ, hoặc đề nghị sinh mổ có kế hoạch. 

Chuyển dạ kéo dài: Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng BMI cao có liên quan đến chuyển dạ lâu hơn ở pha tích cực (active labor).

Đối với phụ nữ ở phạm vi cao nhất về BMI, giai đoạn đầu chuyển dạ thường kéo dài hơn một giờ so với phụ nữ có cân nặng bình thường. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là mẹ chắc chắn sẽ chuyển dạ lâu hơn, van der Ziel cho biết.

Biện pháp phòng tránh: Theo van der Ziel, tập thể dục, ăn uống hợp lý và giữ cân nặng phù hợp có thể tác động đến thời gian chuyển dạ.

Do đó mẹ bầu có thể chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ với các lớp chuẩn bị sinh con và các bài tập giúp chuyển dạ dễ dàng, hoặc xem xét việc thuê một người hỗ trợ sinh đẻ. Ngoài ra van der Ziel cho biết thêm rằng suy nghĩ tích cực cũng giúp ích cho quá trình này, vì vậy hãy tin tưởng vào khả năng xử lý của cơ thể và tự tin đối mặt nhé.

Biến chứng chuyển dạ: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ thừa cân và béo phì có nhiều khả năng phải sinh mổ. Phụ nữ béo phì cũng có thể gặp khó khăn hơn trong việc giảm đau bằng phương pháp gây tê màng cứng hoặc tủy sống.

Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng phụ nữ thừa cân có khả năng sinh mổ cao hơn khoảng 50% so với phụ nữ có cân nặng bình thường và phụ nữ béo phì có khả năng sinh mổ cao gấp đôi.

Điều này có thể là do các yếu tố khác có thể liên quan đến kích thước và việc mang thai: Nếu chuyển dạ trong thời gian dài, hoặc bị tiền sản giật, tăng huyết áp thai kỳ, hoặc các biến chứng sức khỏe khác, bác sĩ có nhiều khả năng sẽ đề xuất sinh mổ, theo kế hoạch có sẵn hoặc như một phương án thứ hai nếu có vấn đề phát sinh trong quá trình chuyển dạ.

Biện pháp phòng tránh: Nói chuyện với bác sĩ về khả năng bạn cần sinh mổ. Nếu thực sự cần thiết thì nên hỏi về lý do, tỷ lệ thành công và kiến thức của bác sĩ về sinh mổ nói chung.

Tìm hiểu kỹ nếu không có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, liệu có ổn không khi thử sinh nở tự nhiên? Trong quá trình sinh thường, điều gì có thể khiến bác sĩ yêu cầu can thiệp bằng phương pháp sinh mổ?Ngoài ra, mẹ bầu có thể giảm tỷ lệ sinh mổ bằng cách làm theo các khuyến nghị của bác sĩ để giảm cân, tập thể dục khi mang thai và tham gia các lớp chuẩn bị sinh nở. 

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ nên thực hành thai giáo cho con để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm khác biệt trong chương trình của POH là tính cá nhân hóa sâu sắc và chi tiết theo “NGÀY HÔM NAY” của bé. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. 

Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu trong thời gian ngắn nhất.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết. 

Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo