MỤC LỤC
Thời gian ngủ cần thiết cho bé
Điều gì xảy ra khi bé ngủ? - Chu kỳ giấc ngủ trẻ sơ sinh
Làm thế nào để quản lý giấc ngủ ngắn của bé
Thời gian ngủ cần thiết cho bé
Em bé cần ngủ nhiều hơn mẹ. Trung bình bé cần ngủ 16 giờ mỗi ngày. Ngay cả khi được ba tháng tuổi, bé vẫn sẽ cần ngủ khoảng 15 giờ mỗi ngày.
Bé sẽ không ngủ liên tục, kể cả vào ban đêm. Đầu tiên, bé sẽ cần tỉnh dậy để được ăn. Từ khi mới sinh ra cho đến khi bé được khoảng ba tháng tuổi, bé sẽ ngủ theo từng chu kỳ và giấc ngủ của bé thường dài hơn vào ban đêm.
>> Giấc ngủ của trẻ 2 tháng tuổi
>> Giấc ngủ của trẻ 3 tháng tuổi
Khoa học chứng minh trẻ phát triển rất nhanh trong khi ngủ
Độ dài của các chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh này phụ thuộc vào từng bé. Bé có thể sẽ ngủ trong khoảng hai giờ vào ban ngày và bốn giờ đến sáu giờ vào ban đêm.
Một số bé bắt đầu ngủ suốt đêm sau vài tuần tuổi, trong khi những đứa bé khác mất một năm hoặc hơn để có thể tập được thói quen này.
Các cặp sinh đôi cùng trứng có kiểu ngủ giống nhau, trong khi các cặp sinh đôi khác trứng thường ít giống nhau hơn.
Mời mẹ tham khảo thêm: Ngủ gì lắm thế? - Đừng hỏi tại sao vì đây là lý do trẻ cần ngủ nhiều
Điều gì xảy ra khi bé ngủ? - Hiểu về chu kỳ giấc ngủ trẻ sơ sinh
Cũng như mẹ, chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh có thể gồm 4 giai đoạn. Bé trải qua các chu kỳ ngủ khác nhau: buồn ngủ, ngủ nông, ngủ sâu và ngủ mơ. Sau đó bé sẽ đi ngược lại chu kỳ ngủ từ ngủ sâu, ngủ nông và buồn ngủ trước khi lại chìm vào giấc ngủ thêm lần nữa.
Giữa ngủ nông và ngủ sâu có một giai đoạn gọi là “giấc ngủ không cử động mắt nhanh” (NREM), thời điểm này, bé có thể mơ.
Ở trẻ lớn hơn, ác mộng và mộng du thường xảy ra ở giai đoạn này. Trẻ nhỏ thường ngủ ở giai đoạn này, nhưng theo từng đợt ngắn hơn so với người lớn.
Bé sẽ ngủ khoảng 5 chu kỳ như thế này mỗi đêm. Mỗi chu kỳ kéo dài từ 50 đến 60 phút, và tăng dần lên khi bé lớn lên. Chu kỳ này ở người lớn kéo dài khoảng 90 phút.
Bé có mơ nhiều không?
Bé thường mơ nhiều hơn mẹ. Nhiều ý kiến cho rằng, trẻ sinh non dành khoảng 80% cho giấc ngủ cử động mắt nhanh REM, con số này đối với trẻ sinh đủ tháng là 50%.
Giai đoạn ngủ mơ ở người lớn chỉ chiếm khoảng 20%, nghĩa là trong khi mẹ ngủ mơ khoảng một đến hai giờ mỗi đêm thì trẻ sơ sinh ngủ mơ tới tám giờ.
Khi bé được nhiều hơn một năm tuổi, thời gian ngủ trong giai đoạn này sẽ giảm xuống còn khoảng ⅓ tổng thời gian ngủ của bé.
Bé sơ sinh còn mơ nhiều hơn mẹ trong khi ngủ
Thời điểm mẹ mang thai bé được sáu đến bảy tháng, bé đã bắt đầu giấc ngủ REM. Trong giai đoạn ngủ REM, mắt của bé sẽ di chuyển nhanh trong khi cơ thể nằm yên. Bé thỉnh thoảng sẽ bị giật mình và hơi thở thường trở nên không đều.
Trong giai đoạn ngủ N-REM (giấc ngủ không cử động mắt nhanh) bé sẽ hít thở sâu và đều đặn, đôi khi có thở dài. Bé nằm yên nhưng có thể sẽ cử động cánh tay hoặc chân, hoặc đột nhiên giật mình. Đây chỉ là hiện tượng giật mình lúc ngủ, không có gì đáng lo ngại.
Sau tháng đầu tiên, giấc ngủ của bé sẽ dần trở nên liên tục hơn và những cơn giật mình cũng sẽ dần biến mất.
Làm thế nào để quản lý giấc ngủ ngắn của bé
Từ ba tháng đến một năm, bé sẽ ngủ nhiều dần lên vào ban đêm và ít hơn vào ban ngày.
Những giấc ngủ vào ban ngày sẽ ngắn lại và ít thường xuyên hơn khi bé được sáu tháng tuổi. Thời điểm đó, hầu hết các em bé sẽ ngủ khoảng 11 giờ mỗi đêm, và ngủ ngắn hai lần vào ban ngày, mỗi lần kéo dài khoảng 1.5 tiếng.
Khi bé được một năm tuổi, bé có thể ngủ khoảng từ 12 đến 15 giờ mỗi ngày, bao gồm cả 2 giấc ngủ ngắn vào ban ngày và khi được 18 tháng tuổi, bé sẽ chỉ ngủ ngắn một lần trong ngày.
Quản lý giấc ngủ ngắn của bé là chìa khóa để phát triển thói quen ngủ tốt. Ngủ ngày có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm của bé. Hầu hết chúng ta ít tỉnh táo vào đầu giờ chiều, và đó là thời gian lý tưởng để mẹ cho bé ngủ.
Nhịp điệu giấc ngủ tự nhiên của bé
Hầu hết bé có khả năng ngủ suốt đêm từ sau sáu tháng, nhưng điều này không có nghĩa là bé sẽ ngủ như thế.
Chu kỳ ngủ - thức của bé giống với của người lớn. Nhịp điệu hàng ngày của việc ăn, nhiệt độ cơ thể và giải phóng hormone đều ảnh hưởng đến chu kỳ sinh học tự nhiên của bé.
Bé sẽ ngủ khi lượng hormone tuyến thượng thận và nhiệt độ cơ thể giảm xuống, và thức dậy khi tăng lên.
Ăn đêm và ngủ đêm
Mỗi em bé có một đặc điểm khác nhau, nhưng hầu hết các em bé có thể ngủ mà không cần bú đêm từ khoảng sáu tháng tuổi. Một số bé thậm chí còn sớm hơn. Mẹ có thể nói chuyện với bác sĩ nếu lo lắng về việc không bú đêm của bé.
Nếu mẹ nghĩ bé đã sẵn sàng để ngủ xuyên suốt và không cần cho bú, mẹ nên xây dựng cho bé một thói quen đi ngủ để bé có thể hiểu được sự khác nhau giữa cho bú và ngủ.
Mẹ nên tạo thói quen ăn ngủ khoa học cho bé
Bắt đầu bằng việc tách rời việc bú và đi ngủ. Cố gắng đảm bảo bé không ngủ trong khi đang bú. Nếu phát hiện bé đang dần chìm vào giấc ngủ trong khi bú, hãy hoàn thành nốt những hoạt động còn lại của bé trước khi cho bé nằm xuống ngủ.
Nếu mẹ cho bé ăn nhiều hơn một lần trong đêm, chọn cho bé ăn những thứ mẹ không thích trước. Mẹ có thể cho bé uống nước khi bé tỉnh, thay vì cho bú hoặc đơn giản chỉ là vỗ nhẹ nhàng cho bé trở lại giấc ngủ.
Làm thế nào để bé tự ngủ?
Nếu mẹ luôn ở cạnh khi bé ngủ, mẹ sẽ dần gắn liền với việc đi ngủ. Điều này có nghĩa khi bé tỉnh dậy lúc nửa đêm, bé sẽ mong có mẹ ở cạnh để trấn an tinh thần.
Việc để bé học cách tự ngủ là rất quan trọng. Bé hoàn toàn có thể học cách tự ngủ khi được ba đến sáu tháng.
Mẹ có thể giúp bé tự ổn định bằng việc hôn chúc ngủ ngon. Nếu cần thiết, mẹ cũng có thể nói vài lời để giúp bé cảm thấy an toàn hơn.
Nếu bé gặp khó khăn trong việc tự ngủ, mẹ tham khảo ngay POH Easy nhé! POH cam kết hướng dẫn tự ngủ thành công cho bé dưới 12 tuần giúp con hứng trọn hooc-môn tăng trưởng để tối ưu chiều cao và não bộ.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo