Nguy cơ và lợi ích khi con ngậm ti giả

đăng bởi Minh Tâm

 

Nhiều ba mẹ rất quan tâm đến lợi ích, nguy cơ và thời điểm thích hợp cho bé ngậm ti giả. Những câu hỏi như “Cho trẻ ngậm núm giả có tốt không?, Cho bé ngậm núm giả có ảnh hưởng gì không?, Có nên cho bé ngậm núm giả khi ngủ không?, Tác hại của núm giả, ty ngậm là gì?, Khi nào cho bé ngậm núm giả là an toàn? ” tràn ngập các diễn đàn. 

Khuyến nghị về việc trẻ sơ sinh ngậm ti giả

Ứng dụng của ti giả 

Ngậm ti giả có tác dụng giảm đau, rút ngắn thời gian chăm sóc tại bệnh viện đối với bé sinh non và giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). 

Các chuyên gia đã nghiên cứu và khuyến nghị các khoa cấp cứu sử dụng ti giả cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để giảm đau sau khi tiến hành những thủ thuật như tiêm phòng, lấy máu… 

Ti giả được sử dụng để giảm đau và trấn an bé sau các thủ thuật nhỏ

Trẻ mấy tháng ngậm núm giả? Khi nào cho bé ngậm núm giả? 

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyên ba mẹ rằng: với những trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên, ba mẹ nên cho trẻ ngậm núm giả khi bắt đầu ngủ để giảm nguy cơ đột tử sơ sinh. 

Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh ngậm ti giả trong thời gian dài, bé sẽ gặp một số tác dụng phụ như biếng bú sữa mẹ, sai lệch khớp cắn và viêm tai giữa.

Các vấn đề về răng hàm sẽ trở nên rõ ràng sau khi bé được 2 tuổi và càng phổ biến hơn sau 4 tuổi. Vậy mẹ có nên tập cho bé ngậm núm giả không?

AAP khuyên mẹ nên tìm hiểu kỹ về cách cho bé ngậm núm giả ngay sau sinh để tránh những khó khăn khi cho con bú.

Ngoài AAP, Học viện Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ (AAFP) cũng khuyến nghị mẹ cai ti giả cho bé sau 6 tháng tuổi nhằm tránh nguy cơ bị viêm tai giữa.

Ba mẹ cần lưu ý rằng ti giả cho bé không hoàn toàn có hại mà mang lại rất nhiều lợi ích trong vòng 6 tháng đầu đời. 

>> Khi nào cho bé ngậm núm giả để tránh bị phụ thuộc?

 

Ngậm ti giả được xem như một phương pháp thay thế để thỏa mãn nhu cầu mút tay của trẻ sơ sinh. Trước những năm 1900, ti giả được sử dụng rất phổ biến.

Tuy nhiên, xã hội ngày ấy bắt đầu xuất hiện mối lo ngại rằng ngậm ti giả gây mất vệ sinh và khiến trẻ có cảm giác được nuông chiều quá mức. 

Cho đến nay, vẫn còn nhiều ý kiến xoay quanh việc có nên cho bé ngậm núm giả không, cách sử dụng ti giả, lợi ích và rủi ro mà dụng cụ này mang lại. 

Khuyến nghị thực hành

Khuyến nghị thực hành

Khuyến nghị dùng ti giả

Khuyến nghị dùng ti giả

Ty giả cho bé, loại nào tốt?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các thương hiệu ti giả cho trẻ sơ sinh đa dạng về mẫu mã, chất liệu và đặc tính. Nói đến các thương hiệu được các mẹ tin tưởng thì phải kể đến ti giả avent, ti giả pigeon,...

Tuy nhiên, cách chọn núm ty cho trẻ sơ sinh và xác định loại ty ngậm nào tốt nhất cho bé là điều không hề dễ dàng vì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có sở thích của từng bé. 

Ti giả Avent cho trẻ sơ sinh

POH khuyên mẹ cách chọn núm ty cho trẻ sơ sinh thì nên chọn loại có độ cứng vừa phải, không quá cứng cũng không quá mềm.

Ngoài ra, ba mẹ cũng nên cân nhắc khi mua những loại ti giả được quảng cáo là có tác dụng đặc biệt như ti giả chống vẩu, ti giả chỉnh nha….

Và nếu con chưa chịu dùng ti giả ngay thì mẹ nên kiên nhẫn tập cho trẻ ngậm núm giả trong vài ngày hoặc xem xét đổi loại ti giả khác phù hợp với con hơn.

Lợi ích khi cho trẻ ngậm núm giả

Giảm đau

Ti giả cho bé có tác dụng trấn an, hạn chế khủng hoảng tinh thần và thường được dùng để giảm đau.

Một cơ quan của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ đã xếp ti giả vào nhóm các phương pháp giảm đau cho bé sơ sinh và dưới 6 tháng tuổi sau khi trải qua các thủ thuật cấp cứu nhỏ. 

Dùng dung dịch sucrose (2 mL) trong và sau khi thực hiện thủ thuật hoặc kết hợp với núm vú mẹ/ti giả giúp bé giảm đau hiệu quả. 

Một số nghiên cứu về trẻ sinh đủ tháng và sinh non cho biết ti giả có tác dụng vượt trội hơn so với phương pháp dùng đồ ngọt trong việc xoa dịu bé.

Ngược lại, các nghiên cứu về trẻ sinh non lại chứng minh rằng việc dùng ti giả kết hợp với đồ ngọt không có tác dụng giảm đau bằng việc chỉ sử dụng đồ ngọt. 

Một nghiên cứu mới nhất khẳng định ngậm ti giả giúp bé đỡ khóc hơn khi trải qua các thủ thuật cấp cứu, đặc biệt là các bé dưới 3 tháng tuổi. 

AAP đã nghiên cứu và khuyến nghị nên cho bé ngậm ti giả trong khi thực hiện những thủ thuật với ống thông, cắt bao quy đầu, chích gót chân, tiêm miễn dịch, chèn đường tĩnh mạch, phá cục u, siêu âm võng mạc tiểu đường và lấy máu từ tĩnh mạch.

Ti giả cho bé có tác dụng trấn an

Hỗ trợ trẻ sinh non

Một bài phê bình cho biết hoạt động mút khan giúp các bé sinh non rút ngắn thời gian bé nằm lại viện, chuyển sang bú bình nhanh hơn và thuần thục hơn.

Tuy nhiên, bài viết lại không nói đến tác dụng của ti giả đối với sự tăng cân, hấp thu dinh dưỡng, nhịp tim, bão hòa oxy, chuyển động nhu ruột, độ tuổi ăn dặm và hành vi của bé. Đồng thời, cũng chưa có nghiên cứu nào đề cập đến tác hại của việc ngậm ti giả. 

Nhìn chung, cho trẻ ngậm núm giả là sự lựa chọn hợp lý và tiết kiệm đối với nhiều gia đình. Tuy nhiên, ba mẹ cần lưu lưu ý cho con ngậm ti giả đúng cách để mang lại lợi ích tối đa. 

Giảm thiểu hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

AAP khuyên ba mẹ nên cho bé ngậm ti giả khi mới bắt đầu ngủ để giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Tuy nhiên, hãy đợi đến khi con được 1 tháng tuổi để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến việc bú sữa mẹ. Ngoài ra, ba mẹ không nên ép con ngậm ti hoặc nhét lại ti giả vào miệng con khi con đang ngủ ngon. 

Dù chưa có bằng chứng xác thực về tác dụng giảm nguy cơ đột tử sơ sinh, nhưng ngậm ti giả có thể hạn chế bé nằm sấp khi ngủ, giúp bé dễ tỉnh giấc, giảm trào ngược dạ dày thực quản và ngưng thở khi ngủ cũng như tăng vận chuyển oxy. 

Thêm vào đó, một bản phân tích tổng hợp của 7 nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ chặt chẽ giữa việc dùng ti giả và sự giảm thiểu nguy cơ đột tử sơ sinh. 

Ngậm ti giả khi ngủ giúp giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

Tác hại của ti giả

Đối với việc bú sữa mẹ

Một số nghiên cứu và thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng cho biết ti giả có liên quan đến việc bỏ bú mẹ sớm. Tuy nhiên, thử nghiệm ngẫu nhiên trên 281 cặp mẹ con 3 tháng sau sinh lại cho ra kết luận hoàn toàn khác. 

Các dữ liệu được phân tích sâu hơn và cho ra kết quả rằng: trẻ 3 tháng tuổi vẫn có nguy cơ bỏ bú mẹ sớm ngay cả khi không ngậm ti giả. Tác giả bài nghiên cứu còn cho biết ti giả có thể khiến bé gặp khó khăn khi bú mẹ nhưng lại không ảnh hưởng đến việc bỏ bú mẹ sớm.

Với nhóm ba mẹ không cho bé ngậm ti giả, kết quả cũng không có nhiều sự khác biệt, bé vẫn khóc và quấy ba mẹ. 

Cuối cùng, các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận rằng những phương pháp xoa dịu khác cũng mang lại hiệu quả giống như ti giả. Kết quả của cuộc thử nghiệm ngẫu nhiên gần đây nhất đối với trẻ sinh non cho thấy việc sử dụng ti giả không có ảnh hưởng gì đến bỏ bú mẹ sớm. 

Có rất nhiều bằng chứng trái chiều xoay quanh chủ đề dùng ti giả sớm có làm gián đoạn hay khiến bé khó bú mẹ hay không. Do đó, khuyến cáo từ các tổ chức chỉ mang tính tham khảo. 

AAFP khuyên mẹ nên tìm hiểu về nguy cơ tiềm ẩn khi cho trẻ sơ sinh ngậm ti giả ngay sau khi chào đời.

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo không tập cho trẻ ngậm núm giả cho đến khi con hình thành thói quen bú mẹ và không phản đối việc sử dụng ti giả để tập cơ miệng cho bé sinh non. 

Liệu ti giả có khiến bé nhanh chán “ti thật”?

Đối với sức khỏe răng miệng

Một bài phê bình cho biết ngậm ti giả không gây sâu răng cho trẻ nhỏ.  Bài phân tích tổng hợp kết luận rằng bé 3 tuổi trở lên ngậm ti giả sẽ có nguy cơ cao bị lệch khớp cắn. 

Trong một nghiên cứu, trẻ có thời gian dùng ti giả hoặc mút ngón tay trên 48 tháng có nguy cơ bị lệch khớp cắn lên đến 71%, trong khi với những trẻ có thời gian từ 26 đến 48 tháng, con số đó chỉ là 32%, và dưới 24 tháng là 14%. 

Như vậy, thời gian mút tay càng dài thì nguy cơ bị hở khớp cắn càng cao. Một nghiên cứu mới đây nhất khẳng định trẻ dùng ti giả sau 2 tuổi dễ gặp các vấn đề tiêu cực về răng miệng. 

Ti giả chỉnh nha và ti giả thông thường có ảnh hưởng gần như là giống nhau đối với tình trạng hở khớp cắn ở trẻ. Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) và Viện Hàn lâm Nha khoa Hoa Kỳ (AAPD) khuyến nghị không nên dùng ti giả cho trẻ trên 4 tuổi.

>> Trẻ bị vẩu, viêm tai, lẫn lộn núm vú khi dùng ti giả có thật không?

Đối với nguy cơ nhiễm trùng

Vài nghiên cứu chứng minh rằng ti giả có chứa nấm Candida và ổ vi khuẩn gây bệnh. Một nghiên cứu cho thấy 21 trong số 40 ti giả KHÔNG có tác nhân gây bệnh phổ biến của viêm tai giữa. Ti giả bằng cao su thường chứa nhiều nấm Candida và vi khuẩn Staphylococcus hơn là chất liệu silicon. 

Một nghiên cứu trên 10,000 trẻ sơ sinh ở Anh tập trung làm rõ mối liên hệ giữa việc ngậm ti giả và mút tay lúc 15 tháng tuổi với nguy cơ nhiễm trùng khi bé được 18 tháng tuổi. Kết quả cho thấy 36% trẻ sơ sinh ngậm ti giả có nguy cơ cao bị đau tai và đau bụng.

Trong khi đó, tỷ lệ này ở trẻ không mút tay và mút tay lần lượt là 40% và 21%. Khoảng 2,7% trẻ sơ sinh dùng ti giả kết hợp với mút tay có biểu hiện thở khò khè, đau tai và sức khỏe yếu trước khi nghiên cứu được tiến hành. 

Đối với những bé bị ốm, việc ngậm ti giả có tác dụng trấn an, giúp bé bình tĩnh và bớt cảm giác mệt mỏi. Nghiên cứu này không chỉ ra mối liên hệ trực tiếp giữa kiểu mút tay và tình trạng sức khỏe của bé. 

Đã có ba bài nghiên cứu dịch tễ học chỉ ra mối liên hệ giữa việc cho bé ngậm núm giả và các tình trạng nhiễm trùng như viêm tai giữa, viêm nướu, các triệu chứng liên quan đến hệ hô hấp và tiêu hóa. Tuy nhiên, vẫn CHƯA có nghiên cứu nào đưa ra kết luận rõ ràng.

Đã có một số bằng chứng cho thấy ti giả chứa vi sinh vật có hại cho sức khỏe, nhưng mối liên hệ trực tiếp giữa vi sinh vật và các bệnh nhiễm trùng vẫn CHƯA được chứng minh. 

Mối liên hệ giữa ti giả và nguy cơ nhiễm trùng vẫn chưa rõ ràng

Viêm tai giữa

Có hai giả thiết được đặt ra về ảnh hưởng của cách cho bé ngậm núm giả đối với viêm tai giữa: trào ngược dịch tiết mũi họng vào tai giữa do mút và rối loạn chức năng ống eustachian do cấu tạo răng miệng bị thay đổi. 

Một nghiên cứu trên 400 bệnh nhân được thực hiện rộng rãi và có kiểm soát với mục đích đánh giá nguy cơ trẻ bị viêm tai giữa khi ba mẹ đã được khuyến cáo hạn chế cho con ngậm ti giả khi buồn ngủ. 

Kết quả là việc sử dụng ti giả giảm 21% và nguy cơ bị viêm tai giữa ở nhóm trẻ được nghiên cứu giảm 29%.

Nghiên cứu gần đây nhất ở Netherlands cho biết 35% trong tổng số 216 trẻ sơ sinh ngậm ti giả và 32% trong số 260 trẻ trong nhóm đối chứng bị viêm tai giữa ít nhất một lần.

Tuy nhiên, tỷ lệ tái nhiễm ở trẻ dùng ti giả lại cao hơn nhóm còn lại (16% so với 11%). Điều này dẫn đến kết luận rằng ti giả có thể làm tăng nguy cơ tái nhiễm viêm tai giữa.

Dựa vào kết của nghiên cứu trên, AAFP và AAP khuyên mẹ không cho bé ngậm ti giả sau 6 tháng để tránh nguy cơ bị viêm tai giữa.

Viện quản lý hệ thống lâm sàng Hoa Kỳ (ICSI) thì đưa ra lời khuyên tránh cho trẻ dùng ti giả sau 10 tháng tuổi. 
 

 

Khuyến cáo tới ba mẹ

Ngoài việc chỉ ra những lợi ích và tác hại của ti giả, bác sĩ cần tư vấn cho ba mẹ cách cho bé ngậm núm giả an toàn.

Ba mẹ và người chăm sóc không nên dỗ trẻ bằng cách nhúng ti giả vào đồ ngọt và cho con ngậm.

Thêm vào đó, khâu vệ sinh ti giả cần đảm bảo sạch sẽ và ba mẹ cần thay mới ti giả thường xuyên để bảo vệ sức khỏe của bé. 

Ngậm ti giả mang đến nhiều lợi ích cho trẻ dưới 6 tháng tuổi và ba mẹ không nên bị bó buộc trong những suy nghĩ hạn hẹp về tác hại của nó. 

Tuy nhiên, ti giả có nhiều tác hại hơn là lợi ích đối với trẻ từ 6-10 tháng tuổi. Nghiên cứu chứng minh rằng hạn chế ngậm ti giả không có tác dụng nhiều trong việc giúp bé bớt quấy khóc và làm nũng. Vì lý do này, bác sĩ nên tư vấn cho ba mẹ những phương pháp xoa dịu thay thế và cho bé cai ti giả. 

Bác sĩ cũng lưu ý rằng sau khi bé được 6 tháng tuổi, ti giả không còn là dụng cụ đơn thuần để bé mút nữa mà là thứ mang lại cảm giác an toàn.

Cai ti giả cho bé thực sự gây ra nhiều phiền toái và lo âu cho cả ba mẹ và bé. Có nhiều cách cai núm giả cho bé mà ba mẹ có thể áp dụng như quấn tã, đung đưa, hát hoặc bật nhạc nhẹ cho bé nghe và mát-xa. 

Trẻ lớn hơn hoặc trẻ tập đi dễ bị xao nhãng bởi các tác động xung quanh. Do đó, mẹ có nhiều cơ hội hơn để giúp con cai ti giả. Các phương pháp như khuyến khích, nhúng ti giả vào các món con không thích hoặc cho con dừng thói quen đột ngột đều có thể áp dụng, tùy thuộc vào đặc điểm tính cách của từng bé. 

Chẳng có gì gian nan hơn là nuôi dạy một đưa trẻ. Vì lý do đó, POH ra đời giúp ba mẹ nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và có thời gian chăm sóc bản thân. Giúp con ăn no, ngủ đủ 11-12 tiếng mỗi đêm với POH Easy (0-1 tuổi) ngay hôm nay ba mẹ nhé!

  Nguồn: aafp.org

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo