Cho bé ngậm núm giả đều có những lợi ích và hạn chế nhất định. Ví dụ, trẻ sơ sinh ngậm núm giả khi ngủ làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh giúp các mẹ cảm thấy yên tâm hơn hẳn.
Nhưng một trong những rào cản lớn nhất khiến các mẹ băn khoăn có nên cho bé ngậm núm giả không là việc bé dễ bị phụ thuộc, khiến cho công cuộc cai núm giả rất vất vả cho cả mẹ và bé.
Bởi vậy sử dụng núm giả vào lúc nào rất quan trọng để tối đa lợi ích và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của núm giả. Mẹ hãy cùng POH tìm hiểu xem khi nào cho bé ngậm núm giả qua bài viết này ngay nhé!
Bé mấy tháng có thể bắt đầu sử dụng núm giả?
Cấu tạo ti mẹ và núm giả là khác nhau hoàn toàn. Trẻ sơ sinh có thể cảm thấy dễ dàng hơn khi ngậm núm giả.
Vì thế nếu được làm quen trước với núm giả có thể khiến bé từ chối ngậm ti mẹ. Việc nuôi con bằng sữa mẹ thậm chí còn khó khăn hơn đối với các em bé sinh non.
Nếu vì một nguyên nhân nào đó mà mẹ không thể cho bé ti trực tiếp, mẹ có thể cho bé sử dụng núm giả ngay từ đầu.
Còn nếu mẹ đang cho con bú, thì Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyên mẹ nên đợi cho đến khi bé bú mẹ hiệu quả. Thông thường, bé khoảng 3-4 tuần tuổi có thể sử dụng núm giả để tránh nhầm lẫn núm vú.
Tùy từng loại núm sẽ có size núm ty cho bé khác nhau, mẹ cân nhắc để lựa chọn ty giả phù hợp với bé. Ví dụ ty ngậm Avent, ty ngậm Tommee Tippee có các size 0-6 tháng, 6-18 tháng, trong khi ty ngậm Pigeon chia thành các size S (0-3 tháng), M (3-6 tháng) và L (6 tháng trở lên).
Bên cạnh đó, mẹ chú ý giữ vệ sinh núm cho bé trong quá trình sử dụng. Bé có thể làm rơi núm một cách thường xuyên, mẹ chỉ cần rửa lại bằng nước nóng rồi làm khô.
Để xử lý ty ngậm bị vô nước mẹ có thể rửa sạch tay, cầm ngược ty ngậm lại (hoặc cầm trực tiếp vào đầu ti nhưng mẹ nhớ rửa tay thật sạch nhé) và vẩy mạnh sẽ giúp nước từ bên trong thoát ra.
>> Cách cho bé ngậm núm giả giúp mẹ nhàn, con ngoan
Trẻ mấy tháng ngậm núm giả?
Khi nào mẹ có thể cho bé ngậm núm giả?
Khi bé cần được xoa dịu, núm giả có tác dụng gì không?
Bú mút là nhu cầu rất bản năng, giúp trẻ sơ sinh có cảm giác an toàn. Nhưng không phải lúc nào mẹ cũng có thể ở bên hoặc sẵn sàng cho con ngậm ti được, bởi mẹ sẽ chẳng mấy chốc mà kiệt sức mất! Hơn nữa, mẹ và bé sẽ rơi vào tình trạng ăn vặt, ngủ vặt, lẫn lộn ngày đêm và có một nếp sinh hoạt khoa học là điều không thể.
Mẹ có thể thấy núm giả giúp làm dịu và đánh lạc hướng trẻ sơ sinh trong rất nhiều tình huống thực tế.
- Khi bé bị ốm sốt, đau bụng. mệt mỏi
- Khi bé đi khám bác sĩ hoặc tiêm phòng
- Khi bé chuẩn bị đi tắm mà tỏ ra sợ nước
Trong các chuyến bay và di chuyển đường dài, núm giả có thể giúp bé giảm bớt lo lắng, buồn chán khi phải ngồi lâu trong một tư thế và giảm đau tai do thay đổi áp suất không khí
Khi cho trẻ ngậm núm giả, mẹ hãy chắc chắn rảng bé không đói. Một em bé đang đói cồn cào và mong chờ được ăn sữa mà lại nhận một chiếc ty giả không có mùi vị gì, hản là cực ký cáu kỉnh.
Ngoài ra, không phải tất cả trẻ sơ sinh đều thích ngậm núm giả vì một số trẻ có thể đáp ứng được nhu cầu bú của mình chỉ bằng việc bú mẹ hoặc ti bình.
Thay vì loay hoay tập cho trẻ ngậm núm giả, mẹ có rất nhiều cách để xoa dịu em bé của mình, chẳng hạn như ôm ấp, đung đưa hoặc cùng nhún nhảy theo điệu nhạc nhẹ nhàng.
Ngậm núm giả giúp bé nhanh chóng bình tĩnh
Khi bé ngủ, dùng núm giả có ảnh hưởng như thế nào?
Ngay cả khi bé không quấy khóc, thì việc ngậm núm giả có thể giúp bé dễ ngủ và ngủ lâu hơn và đồng nghĩa với việc mẹ cũng sẽ ngủ được ngon hơn và nhiều hơn.
Núm giả có thể giúp bảo vệ bé khỏi SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh) và ngạt thở khi ngủ bởi núm giả khiến bé khó nằm sấp hơn.
Thời gian nằm sấp dưới sự giám sát của người lớn ất hiệu quả và cần được khuyến khích, nhưng nằm sấp khi ngủ là tư thế có nguy cơ cao nhất đối với SIDS. Núm giả cũng ngăn không cho mũi bé vô tình tiếp xúc quá gần nệm, gối hoặc chăn khiến bé bị khó thở.
Ngoài ra các nhà nghiên cứu còn cho rằng việc ngậm núm giả có thể giúp trẻ sơ sinh phát triển phản xạ thần kinh và các cơ tham gia vào động tác hít thở tốt hơn.
Theo đó, núm giả là công cụ hỗ trợ đắc lực thứ 5 trong phương pháp tự ngủ 4S/5S. Nhờ ty giả, con dễ dàng ru mình vào giấc ngủ, từ đó hình thành thói quen ngủ tốt và giúp mẹ điều chỉnh nếp sinh hoạt hiệu quả.
Khi bé catnap hoặc tỉnh giấc giữa chừng, bé có thể đang ngủ mơ và hết sức bối rối, hoảng sợ bởi trạng thái ngủ bị gián đoạn một cách đột ngột, ty giả đóng vai trò xoa dịu, giúp bé bình tĩnh và tự ngủ trở lại.
Khi nào mẹ nên cai núm giả cho bé?
Chính vì sử dụng núm giả khi ngủ làm giảm nguy cơ SIDS nên Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyên mẹ nên đợi cho đến khi con được ít nhất 12 tháng tuổi mới nên ngừng ngậm ti giả.
Trong trường hợp bé dễ bị nhiễm trùng tai, mẹ nên cai núm giả sớm hơn, trong khoảng từ 6 đến 12 tháng tuổi.
Nguyên nhân là do việc sử dụng núm giả có thể dẫn đến tích tụ chất lỏng trong tai giữa, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai.
Bên cạnh đó, 6 tháng là thời điểm các kháng thể mà mẹ truyền cho bé trong quá trình mang thai và qua sữa mẹ giảm đi, cơ thể bé bắt đầu xây dựng hệ miễn dịch chủ động của mình nên bé dễ bị viêm nhiễm hơn.
Núm giả giúp làm giảm căng thẳng và giúp trẻ dễ thích nghi với các tình huống mới, như bắt đầu đi nhà trẻ hoặc thậm chí đi ngủ. Nếu bé cảm thấy rất thoải mái với núm giả, mẹ có thể để con tiếp tục sử dụng.
Một số trẻ vẫn sử dụng núm giả cho đến giai đoạn tập đi và thậm chí cả tuổi đi học mẫu giáo, và bé thường tự ngừng ngậm ti giả trong độ tuổi từ 2 đến 4.
Tuy nhiên, khi được 3 tuổi, nếu bé vẫn tỏ ra không muốn chia tay ti giả chút nào, mẹ nên chú ý nhờ nha sĩ đánh giá sự phát triển của hàm và răng của con.
Tùy thuộc vào mức độ bé sử dụng ti giả, nha sĩ có thể khuyên mẹ nên bắt đầu cai ti giả cho bé để ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn. Động tác mút mạnh có thể làm thay đổi vòm miệng hoặc hình dạng hàm và vì thế có thể ảnh hưởng đến cách mọc răng vĩnh viễn của con.
Ngay cả khi bé không gặp rắc rối với bệnh nhiễm trùng tai và nha sĩ cũng không nhận thấy bất kỳ vấn đề tiềm ẩn nào, mẹ vẫn nên chú ý chỉ dùng ti giả khi cần và cân nhắc việc cai ti giả cho con sau 18 tháng.
Cách cai núm giả cho bé hiệu quả: Mẹ có thể cai núm giả cho bé bằng cách dùng kim chọc 1 lỗ nhỏ trên núm của bé, tăng dần số lỗ cho đến khi bé bỏ hẳn ti. Núm giả bị chọc lỗ khiến bé mất hứng thú mút mát giúp bé cai ti giả nhanh chóng và hiệu quả.
Một số chuyên gia cho rằng núm giả có thể cản trở sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trong độ tuổi tập nói. Nếu bé thường xuyên ngậm núm giả trong miệng, bé có thể ít bập bẹ phát âm hoặc núm giả có thể làm sai lệch giọng nói của trẻ. Bởi vậy mẹ nên sử dụng núm giả cho bé khi con cần tự trấn an khi vào giấc thôi nhé.
Vậy đó, ty giả đem lại thật nhiều lợi ích nhưng không phải lúc nào cũng có thể sử dụng thoải mái phải không mẹ? Nếu mẹ vẫn đang băn khoăn sử dụng ty giả để hỗ trợ con tự ngủ như thế nào thật đúng cách mà không khiến bé bị phụ thuộc, mẹ có thể tham khảo POH Easy nhé!
Thay vì tự đọc tài liệu, tự áp dụng rồi hoang mang không biết sai ở đâu, tại sao mình áp dụng y như thế mà con vẫn quấy khóc mãi thôi, POH Easy sẽ tư vấn chuyên sâu 1-1 riêng cho bé nhà mình. POH giúp mẹ tìm ra nguyên nhân vấn đề và sửa sai kịp thời.
❤ Giúp con ngủ 11-12 tiếng/ đêm và mẹ ngủ 8 tiếng/đêm cùng POH Easy (0-1 tuổi)
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo