Cách cho bé ngậm núm giả giúp mẹ nhàn, con ngoan

đăng bởi Minh Tâm

Sau khi đã giải đáp được những băn khoăn xoay quanh vấn đề có nên cho bé ngậm núm giả, khi nào cho bé ngậm núm giả, hẳn là mẹ lại tiếp tục loay hoay với cách cho bé ngậm núm giả.

Vậy thì POH sẽ tiếp tục đồng hành với mẹ trong công cuộc sử dụng núm giả giúp con phát triển tốt nhất, mẹ nhàn nhất mà bé không bị phụ thuộc nhé!

 

 

Chọn núm giả như thế nào?

Trước tiên đề sử dụng núm giả hiệu quả, mẹ cần biết cách chọn núm ty cho trẻ sơ sinh sao cho phù hợp nhất với bé nhà mình.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thương hiệu núm cho trẻ sơ sinh để mẹ lựa chọn như ty giả Pigeon, ty ngậm chống vẩu Avent…

Kiểu dáng và kích cỡ

Núm giả rất đa dạng về kiểu dáng, màu sắc. Về kiểu dáng, ty giả thường được chia thành hai loại: ty ngậm có núm tròn và ty ngậm chỉnh nha.

Tùy theo sở thích của con và ưu nhược điểm của mỗi loại, mẹ có thể linh hoạt trong việc lựa chọn.

Núm giả có hai kích cỡ phổ biến: một cho trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi và một cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Ngoài ra các hãng ty giả khác nhau cũng có cách phân chia kích cỡ khác nhau.

 

 

Chất liệu

Mẹ có thể lựa chọn giữa núm cao su và núm silicone. Núm silicon có ưu điểm là dễ dàng làm sạch hơn và không gây ra mùi khó chịu.

Còn núm cao su lại mềm hơn, thân thiện với bé hơn. Mẹ cũng cần lưu ý lựa chọn sản phẩm được dán nhãn không chứa BPA để bảo đảm an toàn cho bé nhé!

Độ bền

Dù kích thước và kiểu dáng bé thích là gì, mẹ chỉ nên chọn núm giả liền một mảnh, không có chi tiết trang trí và đủ bền để không bị vỡ ra quá nhanh trong suốt quá trình sử dụng.

Núm giả nên có tấm chắn với kích thước từ 4cm trở lên để phòng trường hợp bé đưa toàn bộ núm giả vào miệng.

Ngoài ra tấm chắn cần có lỗ thông khí bởi nếu không khí không được lưu thông, nước bọt của trẻ có thể đọng lại ở mặt trong của núm giả, gây phát ban hoặc kích ứng da.

Hiện nay có rất nhiều loại ty giả để mẹ lựa chọn

Cách cho bé ngậm núm giả

Cách chọn thời điểm để bắt đầu với núm giả

Khi dùng ti giả cho trẻ sơ sinh mẹ cần lưu ý việc sử dụng núm giả có thể cản trở việc cho con bú. Ngậm núm giả và bú mẹ về cơ bản là hai động tác khác nhau.

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo mẹ nên đợi cho đến khi bé bú mẹ thành thạo rồi mới cho ngậm núm giả.

Thông thường các bé có thể ngậm núm giả khi được khoảng 3 hoặc 4 tuần. Nếu bé bú tốt, tăng cân và đã có một nếp ăn tương đối ổn định, bé có thể bắt đầu với núm giả sớm hơn.

Tuy nhiên, nếu bé chưa biết cách ngậm ti mẹ hoặc nguồn sữa mẹ chưa ổn định, mẹ có thể đợi thêm một thời gian nữa rồi mới cho bé ngậm núm giả. 

Mẹ có thể tham khảo chi tiết điều này hơn tại bài viết: Khi nào cho bé ngậm núm giả?

Luôn giữ vệ sinh núm giả 

Khi mua núm giả về, trước khi sử dụng đầu mẹ hãy rửa núm giả bằng nước rửa bình sữa rồi tiệt trùng cẩn thận.

Mẹ có thể đun sôi núm giả trong 5 phút để loại bỏ cặn hóa chất. Sau đó, bạn có thể rửa bằng nước nóng có pha nước rửa bình sữa.

Để ngăn ngừa nấm, mẹ có thể nên ngậm núm giả trong giấm trắng và nước với tỉ lệ 1:1 trong vài phút mỗi ngày. Sau đó mẹ rửa sạch và tiệt trùng như bình thường.

Nếu bé làm rơi núm vú giả xuống sàn nhà, mẹ chỉ cần rửa sạch bằng nước nóng và tiếp tục cho bé sử dụng. Nếu bé làm rơi núm giả khi đi ra ngoài, mẹ cần rửa kỹ bằng nước rửa bình.

Ngoài ra, mẹ có thể mang theo một vài chiếc núm khác để dự phòng. Mẹ tuyệt đối không ngậm núm giả của bé vào miệng của mình để làm sạch bởi nước bọt của người lớn chứa vi khuẩn có thể gây sâu răng cho bé.

>> Cách vệ sinh núm giả cho bé thật an toàn và đúng điệu

Mẹ chú ý vệ sinh núm giả cho bé

Thường xuyên kiểm tra núm giả của bé trong quá trình sử dụng

Mẹ thường xuyên kiểm tra núm gia của bé để kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu núm bị hỏng, chẳng hạn khi cầm vào tay mẹ thấy dính dính, hoặc xuất hiện các lỗ, vết rách và những chỗ có nguy cơ vỡ ra khi ngậm khiến bé bị sặc. 

Núm giả bị mòn trong quá trình sử dụng. Các nhà sản xuất đều khuyến cáo mẹ nên thay núm giả từ 2 tuần đến 2 tháng một lần, hoặc thay ngay nếu núm vú có dấu hiệu bị mòn.

Chú ý đảm bảo an toàn cho bé khi sử dụng núm giả

Mẹ lưu ý không buộc núm giả quanh cổ bé hoặc vào cũi hay quần áo bởi dây buộc có khả năng siết vào cổ khiến bé bị ngạt

Mẹ chú ý không nhúng núm giả của bé vào mật ong, nước trái cây hoặc đường cho có hương vị. Đồ ngọt có hại cho nướu và răng của bé. 

Mẹ có nên tập cho trẻ ngậm núm giả?

Có những em bé “đam mê” núm giả nhưng cũng có những bé hoàn toàn hài lòng với với việc chỉ ti mẹ hoặc ti bình mà không cần đến núm giả.

Nếu mẹ vẫn muốn sử dụng núm giả như một công cụ hỗ trợ tự ngủ, mẹ có thể thử lại vào lần khác, hoặc thử các loại núm có hình dạng mới mẻ và kích cỡ khác

Với những bé không sử dụng các phương pháp hướng dẫn tự ngủ, khi bé không chịu ngậm ti giả và tỏ ra kháng cự mẹ đừng ép buộc mà hãy để bé là người quyết định việc có sử dụng núm giả hay không nhé!

Mẹ còn rất nhiều cách để an ủi vỗ về bé như ôm ấp yêu thương, thủ thỉ với bé những lời ngọt ngào, hay đung đưa nhịp nhàng và hát cho bé nghe những giai điệu du dương. Bởi ti giả chỉ nên sử dụng giúp trấn an con khi con ngủ.

Với những bé không chịu ngậm ti giả khi hướng dẫn tự ngủ, mẹ có thể mời bé sau nút chờ hoặc ngậm ngón tay út của mẹ (rửa sạch tay), hoặc có thể sử dụng ti giả đầu tròn giống ti mẹ hoặc có thể sử dụng phương pháp hướng dẫn tự ngủ 4s

Nếu cảm thấy quá khó khăn khi bé từ chối ti giả khi hướng dẫn tự ngủ, ba mẹ tham khảo ngay POH Easy để được tư vấn 1-1 giúp Easy tự ngủ thành công dễ dàng, nhanh chóng nhé!

 

 

Cách cai núm giả cho bé

Để cai núm giả ít nước mắt nhất, mẹ đừng ngăn bé ngậm núm giả một cách đột ngột nhé!

Thay vào đó, tùy thuộc vào mức độ phụ thuộc ty giả của con, mẹ cố gắng hỗ trợ, làm công tác tư tưởng để bé có thời gian chuẩn bị tâm lý và sẵn sàng từ bỏ thói quen này.

Đầu tiên, mẹ hạn chế việc sử dụng núm giả vào ban ngày và mục đích cuối cùng là giới hạn việc sử dụng trước khi đi ngủ.

Mẹ có thể đặt núm giả trên gối của bé và thuyết phục bé rằng đây là chỗ của núm giả, con sẽ luôn biết “bạn ấy” ở đâu.

Như thế, ban ngày bé có thể ra ngoài không có núm giả mà vẫn yên tâm rằng núm giả luôn ở đó, bé có thể an tâm tìm về về bất cứ lúc nào.

Mẹ cũng cần đoán trước những thời điểm bé muốn ngậm núm giả và đưa cho bé một vật thay thế, chẳng hạn một bạn gấu bông yêu thích, hoặc một tấm khăn mềm mại mà bé thích ôm ấp vuốt ve.

Nếu bé hay ngậm núm giả khi buồn chán, mẹ hãy cho bé tham gia vào những hoạt động hay trò chơi mới mẻ, thú vị hơn. 

Ví dụ, nếu mẹ và bé đang xếp hàng chờ thanh toán ở nơi công cộng, mẹ hãy chuẩn bị sẵn cho bé một món đồ chơi hay một cuốn sách yêu thích hoặc trò chuyện cùng bé, làm những khuôn mặt hài hước thay vì đưa cho bé núm giả.

Nếu bé thường cần ty giả để bình tĩnh trở lại khi cảm thấy bất an hoặc lo lắng , mẹ hãy giúp con thể hiện cảm xúc của mình thành lời. Mẹ có thể đặt những câu hỏi thích hợp để tìm hiểu nguyên nhân và giúp bé bình tĩnh bằng những cái ôm thật chặt.

Mẹ có thể tham khảo POH Acti (0-3 tuổi) để được các cô hướng dẫn cai ti giả thật hiệu quả nhé!

Mẹ đừng ngăn bé ngậm núm giả một cách đột ngột nhé!

Để khuyến khích động viên bé trong cuộc chia ly với núm giả này, mẹ hãy khen ngợi khi bé cố gắng làm việc gì đó mà không có núm giả. 

Khi bé muốn ngậm núm giả, thay vì đi tìm và đưa cho con ngay, mẹ có thể khuyến khích bé tự đi lấy.

Và nếu núm giả chẳng may lạc mất đâu đó, mẹ hãy “giả vờ” cùng bé đi tìm. Lúc này, bé hiểu được việc không có núm giả nữa thuộc về trách nhiệm của mình và dần chấp nhận.

Mẹ cần đảm bảo rằng các thành viên trong gia đình đều hành xử nhất quán trong việc cai ty giả cho bé.

Khi bé đủ lớn để có thể hiểu được các nguyên tắc của một trò chơi, mẹ hãy thử sử dụng lịch để theo dõi những ngày không có núm giả và thưởng cho bé một miếng dán vàng hoặc đọc thêm một cuốn sách trước khi đi ngủ.

Khi con tích lũy được số miếng dán xứng đáng trong một tuần, mẹ có thể treo giải là một chuyến đi chơi đến nơi bé vẫn ao ước như vườn bách thú hay công viên để cắm trại.

Để biết cách kết hợp ty giả nhằm hỗ trợ con tự ngủ thật đúng cách mà không khiến bé bị phụ thuộc, mẹ có thể tham khảo POH Easy nhé!

Thay vì tự đọc tài liệu, tự áp dụng rồi hoang mang không biết sai ở đâu, tại sao mình áp dụng y như thế mà con vẫn quấy khóc mãi thôi, POH Easy sẽ tư vấn chuyên sâu 1-1 riêng cho bé nhà mình. POH giúp mẹ tìm ra nguyên nhân vấn đề và sửa sai kịp thời.

Giúp con ngủ trọn vẹn 11-12 tiếng/đêm và mẹ được ngủ đủ 8 tiếng/đêm cùng POH Easy (0-1 tuổi)

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo