Bé 8 tháng nặng bao nhiêu kg? Những con số nói gì với mẹ?

đăng bởi Thanh Thanh


Những con số về chiều cao và cân nặng chuẩn theo từng độ tuổi của trẻ luôn làm mẹ tò mò. Mẹ có muốn biết bé 8 tháng nặng bao nhiêu kg? Con số này có thể bật mí điều gì về sức khỏe thể chất và tinh thần của con yêu hay không? Mẹ hãy cũng POH khám phá bí mật này nhé!

1. Bé 8 tháng nặng bao nhiêu kg?

Chẳng để mẹ phải đợi lâu hơn nữa, theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới WHO:

Cân nặng trung bình của bé trai 8 tháng tuổi vào khoảng 8.6 Kg. Trong khi đó, các bé gái thường nhẹ hơn khoảng nửa cân, với mức trung bình khoảng 7.9 Kg. 

Bên cạnh đó, nếu mẹ thắc mắc bé 8 tháng cao bao nhiêu thì con số này là 70.6 cm ở bé trai và 68.7 cm ở bé gái.

Mẹ có thể thấy những con số này có vẻ chẳng thay đổi nhiều so với tháng trước, khi mẹ tìm hiểu bé 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg nhỉ? Mẹ hãy nhớ rằng từ 6 tháng cho đến sinh nhật đầu tiên, tốc độ tăng trưởng thể chất của trẻ sơ sinh chậm lại là rất bình thường. 

Số liệu này cũng chỉ là những con số trung bình, chứ không phải con số “bình thường”.  Trong khi cân nặng của một số trẻ nằm trên đường trung bình, thì với nhiều trẻ lại nằm dưới hoặc trên mức đó. Vì vậy, nếu cân nặng của bé trai 8 tháng tuổi nhà mình mà không đạt 8.6kg thì hoàn toàn không có nghĩa là bé không phát triển khỏe mạnh.

>> Trẻ 9 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?

Bé gái 8 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg

Cân nặng trung bình mang tính chất tham khảo, nhằm mục đích phục vụ cho các bác sĩ theo dõi tiến trình phát triển của bé theo thời gian. Tăng trưởng thể chất phụ thuộc vào nhiều yếu tố có liên quan mật thiết đến nhau, mẹ có thể đọc tiếp ngay dưới đây. Mỗi em bé phát triển theo tốc độ của riêng mình. Điều quan trọng nhất là liệu con có xu hướng tăng trưởng lành mạnh hay không, chứ không phải là chiều cao và cân nặng của bé so với những em bé khác như thế nào.

2. Những yếu tố tác động đến cân nặng của trẻ 8 tháng

Sau đây là những yếu tố then chốt tác động trực tiếp đến cân nặng của bé 8 tháng, và tác động như thế nào mẹ đọc tiếp nhé!

Chế độ ăn và kỹ năng ăn uống

8 tháng tuổi là giai đoạn bé có bước phát triển mạnh mẽ cả không chỉ về thể chất mà còn cả trí tuệ, trong đó đáng chú ý là khả năng vận động. Vì thế nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng cao hơn so với những tháng đầu đời. Ăn uống là đầu vào cũng cấp năng lượng cho sự tăng trưởng về thể chất. Khẩu phần và thực đơn ăn dặm có tác động đáng kể đến cân nặng của bé. 

Đây cũng là khoảng thời gian bé trải qua tuần khủng hoảng 37. Do đó, một số bé có thể biếng ăn sinh lý trong một vài tuần. Mẹ hãy kiên nhẫn đừng ép bé ăn để tránh tạo dấu ấn tiêu cực lên trải nghiệm ăn uống của bé nhé.

Về kỹ năng liên quan đến ăn uống, khả năng vận động tinh phát triển giúp bé bắt đầu cầm nắm đồ vật với ngón tay cái linh hoạt hơn. Bé thích thú với trải nghiệm mới mẻ này và hào hứng thử nghiệm với cả đồ ăn. Nếu để ý một chút đến điểm này, mẹ sẽ giúp bé hào hứng với việc ăn uống và bé ăn được nhiều hơn, khả năng hấp thụ tốt hơn nhờ tâm trạng vui vẻ đón nhận.

Khả năng và mức độ vận động

Khi được 8 tháng tuổi, nhiều em bé có thể bò thành thạo, chuyển sang vịn đứng và đi men. Khi được khuyến khích vận động hợp lý, cơ thể tiêu hao năng lượng tích cực và đòi hỏi lượng ăn nhiều hơn. Các quá trình trao đổi chất trong cơ thể cũng được thúc đẩy, nhờ đó bé tiêu hóa và hấp thụ tốt nguồn dinh dưỡng từ sữa và thức ăn dặm.

Mặt khác, bé có thể quá hào hứng với việc bò và tập đứng đến nỗi chẳng thể ngồi yên trong giờ ăn mà luôn nhăm nhe trèo ra khỏi ghế ăn như một trò chơi vượt chướng ngại vật thú vị.  

 

 

Bé 8 tháng biết làm gì?

Chất và lượng của giấc ngủ

Giấc ngủ luôn đóng vai trò quan trọng đối sự phát triển thể chất cũng như cân nặng của trẻ. Hormone sinh trưởng HGH chỉ được tiết ra đầy đủ khi em bé đang ở trạng thái ngủ sâu. Bé 8 tháng tuổi cần đến 15 giờ/ngày cho việc ngủ, trong đó giấc ngủ đêm có thể kéo dài 11-12 tiếng. Bé có thể tăng trưởng thể chất tối ưu được hay không là nhờ vào chất lượng của giấc ngủ.

Ngoài ra, khi được ngủ đủ cả về chất - lượng, cùng với ăn uống và vận động, bé được hình thành nếp sinh hoạt khoa học, ba yếu tố ăn - ngủ - chơi được phối hợp nhịp nhàng, thúc đẩy và hỗ trợ lẫn nhau.

Nền tảng sức khỏe

Sau mỗi lần ốm, con bị sụt cân và mệt mỏi khiến mẹ không khỏi sốt ruột. Ngược lại, sức đề kháng tốt và ít bị ốm vặt giúp bé tăng cân ổn định. Như vậy, ngoài yếu tố môi trường và không gian sống, hệ miễn dịch tốt đóng vai trò rất quan trọng. Nếu có thể mẹ hãy tích cực cho bé ăn sữa mẹ để xây dựng nền tảng sức khỏe đầu đời cho bé yêu.

3. Mẹ cần làm gì để bé 8 tháng đạt cân nặng “chuẩn”

Từ những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng, POH đưa ra một số gợi ý để giúp mẹ một tay trong việc hỗ trợ bé tăng cân ổn định như sau nhé:

Ăn dặm và ăn sữa đúng cách

Bé 8 tháng cần khoảng 500-800ml sữa/ngày. Dù là sữa mẹ hay sữa công thức thì sữa vẫn đóng vai trò là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé cho đến 1 tuổi. 

Ngược lại, nếu mẹ cho bé ăn quá nhiều sữa, bé sẽ thờ ơ với việc ăn dặm. Bé cần thêm những chất dinh dưỡng mà bản thân sữa không đủ cung cấp như các loại tinh bột, đạm và khoáng chất. Mẹ chú ý xây dựng thực đơn đầy dinh dưỡng và cân bằng các nhóm chất phù hợp cho bé.

Giai đoạn này, mẹ có thể giới thiệu đa dạng thêm một số loại thực phẩm giàu đạm như: thịt gia cầm (gà, chim bồ câu, chim cút…), thủy sản (cua đồng, tôm đồng, cá trê, lươn, …). Mẹ cũng có thể bổ sung thêm phô mai và sữa chua vào thực đơn bữa phụ của bé.

Sự đa dạng không chỉ nằm ở loại thực phẩm mà còn bao gồm cả cách chế biến. Vị giác và khứu giác của bé 8 tháng đang trở nên nhạy cảm, vì vậy đây là thời điểm cần thiết để cung cấp các loại thức ăn với hương vị và kết cấu đa dạng, mới mẻ. Những loại rau củ như cà rốt, bí ngòi, súp lơ xanh… sẽ trở nên hấp dẫn hơn nhiều nếu được cắt thanh nhỏ xinh, vừa bàn tay bé để tập cầm nắm, thay vì cứ phải ăn nhuyễn bằng thìa mãi.

Mẹ cũng cần điều chỉnh độ thô của thức ăn. Ví dụ đối với các món trái cây, mẹ nên xay rối hơn, giảm dần thời gian xay theo từng tuần. Với những loại quả chín mềm như chuối, đu đủ, bơ…, mẹ có thể sử dụng thìa nghiền nhỏ thay vì dùng máy xay sinh tố. Những loại quả giòn và cứng hơn như táo hay lê, mẹ nên hấp sơ rồi mới nghiền nhỏ. 

>> Chế độ ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi

 

 

Đảm bảo giấc ngủ đủ

Trước tiên mẹ hãy đảm bảo bé được ngủ đủ về lượng. Bé 8 tháng cần ngủ 11 đến 12 giờ vào ban đêm và 2 giấc ngủ vào ban ngày. Giấc ngủ ngày có thể kéo dài từ 1h30 phút đến 2 giờ. Để ngủ đủ, nếp sinh hoạt khoa học cùng với việc hình thành thói quen ngủ là công cụ không thể thiếu.

Còn để ngủ thật “chất”, mẹ cần giúp bé học cách tự ngủ, tự xoa dịu bản thân mỗi khi tỉnh dậy giữa chừng, cũng như thấu hiểu tâm lý và cảm xúc của bé giai đoạn này để có cách hỗ trợ phù hợp.

Mẹ có thể tham khảo chương trình POH Easy (0-1 tuổi) để biết cách giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, cũng như xây dựng nếp sinh hoạt khoa học phù hợp với bé 8 tháng tuổi.

Ngoài ra, lo sợ xa cách và Wonder week 37 có thể khiến bé trằn trọc khó ngủ và hay khóc đêm, mẹ hãy kiên nhẫn vỗ về bé quay trở lại giấc ngủ nhé! 

Bé 8 tháng cần được ngủ đủ cả về chất và lượng

Khuyến khích bé vận động tích cực

Khi bé bắt đầu biết bò, mẹ hãy giúp bé luyện tập kỹ năng này thành thạo và vui vẻ hơn bằng cách tạo các chướng ngại vật nhỏ từ chăn, gối hoặc đệm sofa để bé bò qua lại. Bé 8 tháng tuổi đã có thể bò khắp nơi trong phòng. Mẹ có thể cùng bé chơi trốn tìm bằng cách trốn vào những góc bé dễ nhìn thấy nhất rồi để bé hào hứng bò đi tìm. Đây chắc chắn là trò chơi vừa bổ ích để bé vận động lại cực hấp dẫn với bé, khó mà chán cho được!

Ngoài ra mẹ hãy khuyến khích bé đi men dọc theo mép bàn hay thành giường và đừng quên khen ngợi thật vui vẻ khi bé về đích nhé!

Đảm bảo sức khỏe

Đầu tiên, nếu có thể mẹ nên ưu tiên cho bé ăn sữa mẹ để tạo lá chắn miễn dịch thật tự nhiên mà vững chắc cho bé.

Tiếp theo là làm sạch môi trường xung quanh. Bé 8 tháng rất yêu thích việc di chuyển và khám phá. Bé thích bò khắp nơi và cho mọi thứ vào miệng để nếm thử mùi vị. Vì thế mẹ hãy chú ý vệ sinh sàn nhà và đồ đạc thường xuyên để bé có thể thoải mái vận động mà không lo bị nhiễm khuẩn.

Ngoài ra, bé cần được tiêm phòng đầy đủ theo đúng lịch và khám sức khỏe định kỳ. Chẳng hạn khi bé 8 tháng nặng 7 kg, mẹ có thể cảm thấy cân nặng này đang cách quá xa so với con số trung bình ở trên. Lúc này, thay vì quá lo lắng khi so sánh cân nặng của con với số liệu của WHO hay các em bé khác, mẹ hãy đưa bé đến những buổi khám định kỳ này để các bác sĩ cân đo chiều cao, cân nặng và số đo vòng đầu nhằm theo dõi sự phát triển và sức khỏe tổng thể của con theo thời gian. Những bất thường nếu có sẽ được phát hiện, đánh giá và tìm cách can thiệp kịp thời bởi những người có chuyên môn và kinh nghiệm.

Giờ thì mẹ đã biết bé 8 tháng nặng bao nhiêu kg và hãy tạm quên đi những con số chẳng biết nói gì với mẹ này đi nhé! Hãy tập trung vào những hoạt động thiết thực hơn để giúp con phát triển thể chất và tinh thần thật lành mạnh. Nếu mẹ vẫn băn khoăn chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy tìm hiểu các khóa học của POH nhé:

• Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng/ đêm với POH Easy (0-1 tuổi)

• Con phát triển toàn diện não bộ, giác quan, vận động… ngay từ sớm với POH Acti (0-3 tuổi)

•  Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu cùng Kỷ luật tích cực POH Poti (0-6 tuổi)

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo