Nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bao nhiêu là phù hợp?

đăng bởi Thanh Thanh


Cho đến bây giờ, câu chuyện nhiệt độ phòng cho trẻ vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Đặc biệt là với ông bà, luôn cho rằng trẻ sơ sinh thì yếu và chịu lạnh kém hơn người lớn, nên lúc nào cũng cần để nhiệt độ phòng cao, kèm đắp chăn, đội mũ, đeo bao tay.

Tuy nhiên, nếu ba mẹ và ông bà có hiểu nhầm sai về nhiệt độ phù hợp với bé, nếu khiến bé quá nóng có thể tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Và đây là bài viết dành cho tất cả ba mẹ, ông bà để hiểu hơn về cách nhận biết khi trẻ quá nóng và quá lạnh, nên để nhiệt độ phòng bao nhiêu là phù hợp và những lưu ý khi sử dụng điều hòa trong phòng của bé.


1- Cách nhận biết trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị quá nóng, quá lạnh

Cách nhận biết trẻ có bị quá nóng hay quá lạnh không không nên dựa vào cảm nhận chủ quan của người lớn. Bởi cơ chế thải nhiệt ở trẻ sơ sinh rất khác so với người lớn.

Dưới đây là những dấu hiệu giúp ba mẹ có thể nhận biết rằng em bé sơ sinh 1 tháng tuổi của mình có bị quá nóng hay quá lạnh không:

Khi trẻ bị quá nóng:

  • Nhiệt độ cơ thể trẻ tăng lên, cao hơn nhiệt độ cơ thể bình thường là 36,5°C - 37,5°C.
  • Trẻ nóng và đổ mồ hôi, đặc biệt ở phần đầu, gáy, lưng, bụng
  • Má ửng đỏ, sờ vào hơi ấm
  • Trẻ thở nhanh, thở gấp hơn bình thường
  • Con khó ngủ, quấy khóc, vật vã

Khi trẻ quá lạnh: 

  • Nhiệt độ cơ thể trẻ thấp hơn 36,5°C
  • Vùng da sau gáy trẻ lạnh hơn bình thường
  • Sờ ngực và bụng của trẻ thấy lạnh (không sờ lòng bàn tay, bàn chân, vì vị trí này thường lạnh hơn nhiệt độ cơ thể)
  • Trẻ thở chậm hơn bình thường
  • Da mặt, da môi tái nhợt
  • Trẻ hắt xì liên tục
  • Trẻ quấy khóc, khó chịu, thậm chí run rẩy


2- Nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bao nhiêu là phù hợp?

Vậy nhiệt độ thích hợp cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi là bao nhiêu? Có mức nhiệt độ cố định nào cho bé hay không? Câu trả lời là mỗi trẻ mỗi khác, nên không có nhiệt độ cụ thể cho từng trẻ, mà chỉ có một khoảng nhiệt độ thích hợp khiến trẻ cảm thấy dễ chịu mà thôi. Bố mẹ có thể thử một vài nhiệt độ phòng trong khoảng 20-25 độ, rồi kiểm tra cơ thể con có bị quá nóng hay quá lạnh không, con dễ chịu ở nhiệt độ nào thì ba mẹ áp dụng..

Thường các ba mẹ sẽ sử dụng điều hoà để điều chỉnh nhiệt độ phòng theo nhu cầu. Ba mẹ cần phân biệt rằng nhiệt độ phòng và nhiệt độ hiển thị trên điều hòa là khác nhau. Ví dụ như những ngày nắng gắt, ba mẹ bật điều hòa 22 độ nhưng trong phòng vẫn nóng; Còn những ngày mưa lạnh, bật điều hòa 22 độ đã thấy phòng khá lạnh. Do đó, để biết chính xác nhiệt độ trong phòng là bao nhiêu thì ba mẹ nên trang bị nhiệt kế để trong phòng.

 

 

3- Những lưu ý khi sử dụng điều hòa trong phòng của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Khi sử dụng điều hòa để điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, ba mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

Không nên hơi lạnh điều hòa phả thẳng trực tiếp xuống chỗ bé nằm 


Để hơi lạnh điều hòa phả thẳng vào bé, có thể sẽ khiến cho bé bị lạnh, và ảnh hưởng với hệ hô hấp của trẻ. Thay vào đó, bố mẹ hãy cài đặt hướng gió điều hòa thẳng lên trần nhà để hơi lạnh tỏa đều khắp phòng. 

Nên vệ sinh điều hòa định kỳ


Khi sử dụng thì điều hòa rất dễ bị bám bụi làm giảm khả năng làm lạnh và tích tụ virus gây bệnh. Đây mới chính là nguyên nhân khiến bé nằm điều hòa và bị ốm, chứ không phải do bị lạnh mà ốm như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Ba mẹ nên dành thời gian vệ sinh màng lọc của điều hòa khoảng 2 tuần/lần và vệ sinh chuyên sâu 6 tháng/lần nhé!

Bù ẩm cho phòng khi dùng điều hòa


Khi sử dụng điều hòa trong phòng, thường độ ẩm trong phòng sẽ giảm xuống gây khô da bé. Vì thế, ba mẹ cần thực hiện việc bù ẩm cho phòng bằng cách dùng máy cấp ẩm cho phòng. Hoặc đơn giản là đặt 1 chậu nước lên một chiếc ghế tựa, dùng một chiếc khăn tắm cũ, một đầu khăn nhúng vào chậu nước, một đầu vắt lên thành ghế. Nó sẽ giúp phòng luôn có độ ẩm nhất định.

Sử dụng nhiệt ẩm kế để theo dõi nhiệt độ và độ ẩm thực tế trong phòng

Để đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm phòng cho trẻ sơ sinh luôn ở mức phù hợp, ba mẹ cần trang bị nhiệt ẩm kế để theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ khi cần thiết.

Đảm bảo an toàn ngủ cho bé


Nhiều ba mẹ, ông bà lo trẻ nằm điều hòa có thể bị lạnh nên đắp thêm chăn, đội thêm mũ, đeo thêm bao tay & bao chân cho bé. Việc làm này thực ra sẽ làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). 

Đầu là nơi trẻ thoát nhiệt nhiều nhất nên nếu đội mũ sẽ khiến quá trình thoát nhiệt bị chậm lại. Chân tay bé vốn dĩ lạnh hơn cơ thể bé và đây là điều bình thường, ba mẹ không nhất thiết phải đeo bao tay & bao chân cho bé.

Khi bé ngủ, hãy đảm bảo xung quanh môi trường ngủ không có gấu bông, khăn, chăn… Vì trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi còn quá nhỏ để làm chủ động tay chân. Vô tình trẻ hất những vật trên phủ lên mặt bé, có thể khiến bé ngạt thở.

Khi con ngủ, với nhiệt độ thích hợp trong khoảng 20-25 độ, mẹ chỉ cần cho con mặc bộ bodysuit liền quần, hoặc liền tất, sử dụng thêm quấn hoặc nhộng hoặc túi ngủ.


Không nên bật điều hòa 24/24

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa 24/24? Câu trả lời là ba mẹ không nên bật điều hòa liên tục cả ngày. Trong ngày hãy tắt điều hòa một lúc, mở phòng ra để không khí lưu thông, cho bé dạo chơi ngoài trời, sẽ tốt cho sức khỏe của bé hơn.

Bên cạnh những băn khoăn về điều hòa, chắc hẳn mẹ cũng rất đau đầu về việc làm thế nào để con ăn no, ngủ đủ, ngủ đêm ngon giấc. Vậy để giúp con có giấc ngủ trọn vẹn, mẹ đừng ngại tham gia POH EASY ngay hôm nay nhé!

Bên cạnh kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh khoa học, tại POH mẹ còn được tư vấn chuyên sâu 1-1 với Giảng viên giúp con tự ngủ, ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ được ngủ ngon trọn vẹn 8 tiếng mỗi đêm! 

 

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo