Có nên cho trẻ ngậm núm giả?

đăng bởi Minh Tâm

Em bé sơ sinh của mẹ vẫn không ngừng quấy khóc sau khi mẹ đã cho ăn no, ợ hơi đầy đủ, ôm ấp, đung đưa và chơi cùng với bé.

Em bé đang tập đi của mẹ khóc lóc không sao bình tĩnh được khi đang trên xe đường dài hoặc đang đi mua đồ giữa nơi công cộng.

Khi thấy mình đâu đó trong những tình huống này, mẹ bắt đầu cân nhắc về việc có nên cho bé ngậm núm giả hay không.

Tuy vậy, mẹ lại tiếp tục hoang mang ty giả có thể làm cho bé bị vẩu, chậm nói và cả “gây nghiện” khiến bé bị phụ thuộc thật khó mà cai được! Hay là không dùng luôn từ đầu cho xong?

Vậy trước hết mẹ hãy tìm hiểu cho trẻ ngậm núm giả có tốt không và có những hạn chế nào không nhé!

 

 

Cho trẻ ngậm núm giả có lợi ích gì?

Giảm nguy cơ SIDS

Mẹ có thể hình dung khi bé ngủ, đặc biệt là giấc đêm, bé có thể cử động tay chân hoặc thay đổi tư thế nằm khiến chăn bị trùm lên mặt hoặc mặt bị úp xuống gối.

Nếu bé ngậm núm giả trong miệng thì mũi và miệng của bé vẫn có khoảng hở giúp bé không bị ngạt.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sử dụng núm giả khi có nguy cơ bị SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh) thấp hơn.

Các nhà khoa học còn cho rằng ngậm núm giả khi ngủ giúp các cơ tham gia vào vận động hít thở của bé phát triển tốt hơn.

Theo đó Viện Hàn lâm Nhi Hoa Kỳ khuyên ba mẹ nên cho bé ngậm núm giả khi ngủ từ 1 tháng tuổi để giảm thiểu nguy cơ này. 

Đáp ứng được nhu cầu bú mút của trẻ sơ sinh

Nhiều khi bé không chịu rời ti mẹ dù đã bú đủ no. Đó là bởi môi và lưỡi của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, con chỉ cần được thỏa mãn nhu cầu bú mút mà thôi.

Lúc này, núm giả sẽ giúp bé giải quyết nhu cầu đó và bé có thể an tâm ngủ.

Trẻ nếu không được thoả mãn nhu cầu môi miệng/ bú mút sẽ khiến cho thời kỳ bú mút kéo dài hơn, con mút tay thường xuyên.

Nhiều trẻ khi đi học có thể cắn bạn nhiều hơn nếu giai đoạn nhạy cảm môi miệng này bị ngăn cấm.

Mẹ và bé tránh được tình huống ăn vặt ngủ vặt

Nhờ việc không cần ngậm ti mẹ để thỏa mãn nhu cầu bú mút, mẹ và bé tránh được tình trạng vừa bú vừa ngủ, rồi ăn vặt ngủ vặt.

Chỉ khi khắc phục được tình trạng này, mẹ mới có thể xây dựng nếp sinh hoạt khoa học cho bé.

Thêm vào đó, mẹ có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe sau cuộc vượt cạn vất vả, đồng thời lượng sữa mẹ cũng được cải thiện đáng kể.

 

 

Giúp bé tự xoa dịu

Một số trẻ có thể được xoa dịu bằng cách đung đưa và ôm ấp, nhưng cũng có những em bé chỉ có thể bình tĩnh khi được ngậm ti.

Đặc biệt khi cho bé ngậm ti giả, mẹ sẽ đỡ bối rối khó xử trong những tình huống bé quấy khóc do vừa đi tiêm, bé đang trên xe đường dài, mẹ và bé đang ở nơi công cộng…

Đối những em bé lớn hơn, núm giả giúp bé giảm căng thẳng và nhanh chóng thích nghi với tình huống xáo trộn mới, chẳng hạn như đi học mẫu giáo, gia đình có thêm thành viên mới…

Ngoài ra khi đi máy bay, ngậm núm giả có thể giúp giảm ù tai cho bé do thay đổi áp suất không khí. 

>> Khi nào cho bé ngậm núm giả để tránh bị phụ thuộc?

Hạn chế của việc sử dụng núm giả là gì?

Ảnh hưởng đến khớp ngậm ti của trẻ?

Do khớp ngậm ti mẹ và núm bình sữa/núm giả hoàn toàn khác nhau, nên nếu mẹ cho bé ngậm núm giả trước khi bú mẹ thành thạo thì bé có xu hướng từ chối bú mẹ.

Nguy cơ viêm tai giữa?

Sử dụng núm giả có thể làm tăng nguy cơ viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng này thường thấp hơn ở trẻ bú sữa mẹ do được bảo vệ bởi kháng thể từ mẹ.

Tuy nhiên, sau 6 tháng tuổi, lượng kháng thể từ mẹ truyền sang bé trong thai kỳ và thông qua sữa mẹ này bị sụt giảm.

Đồng thời bé bắt đầu ăn dặm, lượng sữa mẹ giảm đi.  Bởi vậy mẹ có thể cân nhắc đến việc dừng hoặc hạn chế cho bé sử dụng núm giả sau 18 tháng tuổi.

Tác động đến quá trình mọc răng của trẻ?

Trẻ có thói quen mút kéo dài và liên tục kể cả trong lúc thức (dù ngậm ngón tay hay ngậm núm giả) có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của khớp cắn và quá trình mọc răng.

Tuy nhiên, các bác sĩ nha khoa cho rằng đối với hầu hết trẻ em, việc sử dụng núm giả sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề răng miệng nào cho đến khi bắt đầu mọc răng vĩnh viễn - thường ở độ tuổi từ 4 đến 6.

Như vậy sử dụng núm giả sau 4 tuổi mới bắt đầu gây ảnh hưởng lên quá trình mọc răng vĩnh viễn của bé mẹ nhé! Trước đó mẹ vẫn có thể cho bé ngậm núm giả bình thường.

>> Mẹ tìm hiểu thêm tại bài viết: Trẻ bị vẩu, viêm tai, lẫn lộn núm vú khi dùng ti giả có thật không?

Ngậm núm giả có tác động đến quá trình mọc răng của trẻ?

Gây ra sự phụ thuộc nhất định?

Cảm giác được xoa dịu của núm giả thật dễ chịu và vì thế có thể gây ra sự phụ thuộc nhất định cho bé. 

Khi thói quen ngủ của bé phụ thuộc vào núm giả, bé sẽ dễ dàng bị tỉnh giấc khi núm giả rơi ra, thâm chí bé cáu gắt quấy khóc và không thể ngủ lại nếu không có núm giả.

Giai đoạn này ba mẹ nên ngồi cạnh để giữ ti giả giúp con có giấc ngủ ngon, trọn vẹn cho đến khi tự con có thể giữ được ti giả.

Sau 18 tháng ba mẹ có thể cai ti giả cho con bằng cách chọc lỗ núm ti, khiến con cảm thấy mất hứng thú và tự bỏ được ti giả.

Tác động đến ngôn ngữ và lời nói?

Khi bé đến độ tuổi tập nói, bé có thể bập bẹ phát âm bất cứ lúc nào. Thế nhưng khi ngậm núm giả trong miệng, chỉ cần há miệng ra là núm sẽ bị rơi ra ngoài.

Bé có xu hướng ngậm chặt miệng để giữ núm. Vì thế nếu bé ngậm núm giả quá thường xuyên sẽ hạn chế khả năng bật âm để tập nói.

Bên cạnh đó, tác dụng xoa dịu cảm xúc tiêu cực của núm giả có thể làm giảm năng lực lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc của trẻ, dẫn đến hạn chế khả năng bày tỏ nhu cầu cá nhân.

Đây cũng là giai đoạn mà việc nhận thức về cảm xúc cá nhân rất quan trọng đối với sự phát triển trí thông minh cảm xúc của trẻ. Từ đó, sự hình thành kỹ năng tương tác và giao tiếp xã hội của bé cũng bị ảnh hưởng theo.

Bởi vậy ba mẹ chỉ nên cho trẻ ngậm núm giả để con tự trấn an trong lúc NGỦ thôi nhé. Lúc thức ba mẹ nên hoạt động cùng con để giúp con có cơ hội phát triển toàn diện thể chất và ngôn ngữ.

Ngậm núm giả thường xuyên ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trong độ tuổi tập nói

Như vậy tóm lại, mẹ hoàn toàn có thể cho bé dưới 2-3 tuổi ngậm núm giả. Nhưng lưu ý chỉ giới hạn trong lúc bé ngủ thôi nhé. Sau 2-3 tuổi nếu bé vẫn thích ngậm, mẹ nên cai cho bé.

Những lưu ý dành cho mẹ về núm giả

1. Để bắt đầu sử dụng núm giả, mẹ lưu ý đợi cho đến khi bé bú tốt rồi mới cho ngậm núm giả để tránh tình trạng bú sai khớp ngậm.

2. Mẹ cần lựa chọn loại núm giả có chất liệu an toàn, đúng kích cỡ và phù hợp với độ tuổi của bé. 

3. Mẹ chú ý giữ vệ sinh cẩn thận cho núm giả của bé bởi sau khi bé đã ngậm vài miệng hoặc bị rơi , đây có thể là môi trường thuận lợi cho rất nhiều vi khuẩn có hại.

Tuy nhiên, mẹ cũng không nên giữ cho núm giả không bị bẩn bằng cách dùng dây đeo và cổ bé hoặc vào nôi cũi, bởi dậy đeo rất nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dây có thể thắt cổ khiến bé nghẹt thở trong lúc chơi và ngủ.

4. Mẹ nhớ là không lạm dụng núm giả trong mọi trường hợp. Mẹ đọc thêm bài Khi nào cho bé sử dụng núm giả và Cách cho bé sử dụng núm giả để sử dụng thông minh nhất nhé!

5. Những trường hợp không nên sử dụng núm giả:

  • Trẻ sơ sinh gặp vấn đề về cân nặng: Trẻ mới sinh cần bú đủ để tăng cân hiệu quả nhằm bảo đảm sự phát triển thể chất. 
  • Các vấn đề về nuôi con bằng sữa mẹ: Nếu bé bú mẹ không hiệu quả hoặc nguồn sữa của mẹ đang có nguy cơ sụt giảm, tốt nhất là mẹ không nên cho bé ngậm núm giả, ít nhất là vào lúc này.
  • Nhiễm trùng tai: Mẹ cân nhắc không dùng núm giả nếu bé bị nhiễm trùng tai nhiều lần. Sử dụng núm giả có thể khiến mẹ khó phát hiện những biểu hiện khó chịu của bé.

Nếu mẹ vẫn đang băn khoăn sử dụng ty giả để hỗ trợ con tự ngủ như thế nào thật đúng cách mà không gây ảnh hưởng cho bé, mẹ có thể tham khảo POH Easy nhé!

Thay vì tự đọc tài liệu rồi áp dụng và hoang mang không biết sai ở đâ, POH Easy sẽ tư vấn chuyên sâu 1-1 riêng cho bé giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ được ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm.

❤ Giúp con ngủ 11-12 tiếng/ đêm và mẹ ngủ 8 tiếng/đêm cùng POH Easy (0-1 tuổi): https://poh.vn/easy-one

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo