Thừa cân đối với sức khỏe thai kỳ

đăng bởi

Các mẹ bầu đều mong muốn có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh con được mẹ tròn con vuông, thế nhưng không phải mẹ nào cũng được may mắn như vậy vì thai kỳ của mẹ có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố từ cả môi trường bên ngoài lẫn sức khỏe của mẹ.

 

Kiểm soát cân nặng tốt có thể giúp mẹ bầu trải qua một thai kỳ khỏe mạnh.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ nên hạn chế tiếp xúc với các hóa chất và môi trường độc hại, đi lại nhẹ nhàng tránh làm việc nặng, kiêng các loại đồ uống có cồn và chất kích thích, xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học và quan trọng nhất là bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của con cũng như sức khỏe của mẹ.

Về vấn đề bổ sung dưỡng chất, nhiều người thường quan niệm rằng khi mẹ có bầu phải ăn cho 2 người, vì thế lượng ăn phải tăng lên gấp đôi. 

Thực tế thì nếu cứ ăn với khẩu phần như vậy thì chưa chắc con đã được nhận đủ chất dinh dưỡng mà mẹ bầu còn dễ bị thừa cân - tình trạng này dễ dẫn đến nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng trong thai kỳ.

Vì thế để chuẩn bị cho thai kỳ khỏe mạnh, mẹ nên tìm hiểu kĩ về chế độ ăn uống, dinh dưỡng và kiểm soát cân nặng thật tốt để tránh được một số nguy cơ về sức khỏe do tình trạng thừa cân khi mang thai gây ra.

Vậy những nguy cơ đó là gì, mời mẹ bầu tham khảo thông tin trong bài viết hôm nay của POH nhé!

Mẹ bầu thừa cân làm thế nào để có một thai kỳ khỏe mạnh?

Nếu mẹ đã thừa cân trước khi mang thai thì có lẽ mẹ đang tìm kiếm thực đơn giảm cân cho bà bầu, thế nhưng khi đã mang thai thì mẹ không nên ăn kiêng để giảm cân vì con đang cần rất nhiều chất dinh dưỡng để phát triển.

Thay vào đó mẹ có thể xây dựng thực đơn cho bà bầu không tăng cân trong thai kỳ bằng cách bổ sung các chất dinh dưỡng bằng các loại thuốc và thực phẩm chức năng theo chỉ định của bác sĩ, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và tính toán lượng calo đúng theo nhu cầu của cơ thể trong từng giai đoạn thai kỳ.

Các bà bầu hãm cân cũng đừng quên tạo thói quen tập thể dục và sinh hoạt điều độ để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và giảm được nguy cơ biến chứng khi mang thai.

 

Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày là một biện pháp giúp mẹ có thể hạn chế tình trạng tăng cân quá nhiều khi mang thai.

Nhiều mẹ có thể sẽ giảm cân khi mang thai 3 tháng đầu do hiện tượng ốm nghén và nhạy cảm với một số loại mùi khiến mẹ ăn uống không ngon miệng. 

Tình trạng này không có gì đáng lo ngại nếu thai nhi vẫn đang phát triển bình thường và mẹ vẫn có thể ăn uống trở lại khi hiện tượng ốm nghén được cải thiện.

Thế nhưng nếu mẹ đột ngột giảm cân khi mang thai 3 tháng cuối thì lại là một dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm mà mẹ cần lưu ý, vì thế mẹ nên thường xuyên theo dõi cân nặng của mình và báo ngay cho bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường.

Ngoài ra, những mẹ bầu thừa cân có thể làm gì để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con? Mời mẹ tìm câu trả lời trong bài viết Mẹ bầu thừa cân làm thế nào để có một thai kỳ khỏe mạnh? nhé!

Thừa cân, béo phì ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe thai kỳ như thế nào?

Chỉ số khối cơ thể (BMI) thường là căn cứ để đánh giá sự cân đối, thiếu cân, thừa cân hay béo phì của một người. Mẹ có thể tự tính chỉ số khối của cơ thể mình theo công thức:

BMI = Cân nặng Chiều cao^2

(Trong đó cân nặng tính theo đơn vị kg, chiều cao tính theo đơn vị m)

Nếu BMI của mẹ dưới 18,5 thì mẹ đang bị thiếu cân, từ 18,5 đến 24,9 là cân đối và từ 25 trở lên là thừa cân, béo phì. Mẹ bầu có chỉ số BMI càng lớn thì khả năng gặp biến chứng trong thai kỳ càng cao.

 

Cân nặng và chỉ số BMI của mẹ bầu càng lớn thì nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe càng cao.

Sinh non, tiền sản giật, thai nhi quá lớn khiến mẹ sinh khó do kẹt vai là một số biến chứng mẹ có thể gặp nếu bị thừa cân, béo phì khi mang thai. 

Mẹ có thể cải thiện và quản lý cân nặng của mình bằng cách xây dựng chế độ ăn khoa học, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả cũng như tránh xa dầu mỡ và đồ ăn có chứa đường.

Mời mẹ đọc thêm thông tin đầy đủ về các biến chứng sức khỏe mà mẹ bầu thừa cân có thể sẽ phải đối mặt tại bài viết Thừa cân, béo phì ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe thai kỳ như thế nào?

Mẹ bầu thừa cân sinh con có bị béo phì?

Tình trạng béo phì ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sức khỏe thai kỳ của các chị em. Rất nhiều trường hợp mẹ khó thụ thai là do thừa cân, béo phì, vì thế nếu đang mong có con thì mẹ nên kiểm soát và điều chỉnh cân nặng của mình thật tốt.

Đối với những người béo mang thai thì điều quan trọng để bảo vệ sức khỏe của cả hai mẹ con đó là không nên tăng thêm quá nhiều cân, ăn uống và sinh hoạt một cách khoa học. 

Những mẹ có thân hình cân đối thường được khuyên nên tăng 11 đến 16kg trong thai kỳ nhưng mẹ thừa cân, béo phì thì chỉ nên tăng từ 5 đến 11kg mà thôi.

 

 Mẹ không nên uống thuốc giảm cân cho bà bầu hay thực hiện bất kì phương pháp giảm cân nào nếu không có sự đồng ý của bác sĩ.

Nguy cơ thai nhi bị béo phì cũng sẽ tăng cao nếu mẹ thừa cân trước khi mang thai hoặc tăng quá nhiều cân trong thai kỳ. 

Thai nhi quá to có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như khó sinh do kẹt vai, vỡ tử cung (với các mẹ có sẹo ở tử cung) và khiến mẹ buộc phải lựa chọn sinh con bằng phương pháp sinh mổ.

Vì thế nếu mẹ bầu bị thừa cân thì nên tham khảo về cách giữ cân cho bà bầu từ các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ sản khoa hoặc các mẹ đã từng có kinh nghiệm giữ cân trong thai kỳ.

Mời mẹ tìm hiểu thêm thông tin tài bài viết Mẹ bầu thừa cân sinh con có bị béo phì?

Mẹ bầu thừa cân sinh mổ có khó khăn hơn không?

Tuy mẹ bầu thừa cân vẫn có thể có một thai kỳ khỏe mạnh nhưng mẹ sẽ cần đến chế độ chăm sóc và dinh dưỡng đặc biệt cũng như cần thường xuyên kiểm tra các chỉ số sức khỏe để các bác sĩ theo dõi kịp thời tình trạng sức khỏe của cả hai mẹ con.

Nếu kiểm soát cân nặng và các chỉ số sức khỏe tốt, mẹ có thể giảm thiểu được các nguy cơ biến chứng mà mẹ bầu thừa cân có thể gặp phải trong thai kỳ như sảy thai, tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, sinh non và có nhiều cơ hội có thể sinh con bằng phương pháp thông thường hơn vì các mẹ bầu thừa cân có tỉ lệ sinh mổ cao hơn những mẹ bầu có cân nặng bình thường.

 

Mẹ bầu thừa cân có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng sức khỏe khi mang thai và sinh con.

Các bác sĩ có thể sẽ chỉ định mổ lấy thai cho phụ nữ béo nếu mẹ bầu thừa cân có thai nhi quá to, sức khỏe yếu nên không đủ sức để rặn đẻ, có dấu hiệu sinh non tự phát hoặc do mẹ mắc một số bệnh lý trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của hai mẹ con nếu mẹ sinh thường.

Để hiểu hơn về việc sinh mổ đối với các mẹ bầu thừa cân, béo phì, mời mẹ đọc tiếp bài viết Mẹ bầu thừa cân sinh mổ có khó khăn hơn không?

Nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu thừa cân

Tỉ lệ sảy thai tự nhiên ở các mẹ bầu nói chung trong tam cá nguyệt đầu tiên là khoảng 20%, thậm chí có mẹ còn sảy thai trước khi phát hiện ra mình đang mang thai. Phần lớn các ca sảy thai tự nhiên sớm là do thai nhi có bất thường về nhiễm sắc thể.

Vấn đề cân nặng cũng có thể là nguyên nhân sảy thai sớm ở các mẹ bầu. Vì thế chị em thừa cân thường được các bác sĩ khuyến cáo nên giảm cân và cố gắng cải thiện chỉ số BMI của mình trước khi có thai.

 

Nguy cơ sảy thai ở các mẹ bầu thừa cân có thể sẽ được giảm bớt nếu mẹ duy trì chế độ sinh hoạt khoa học trước và trong thai kỳ.

Để hạn chế nguy cơ sảy thai trong 3 tháng đầu, các mẹ bầu thừa cân có thể sẽ được bác sĩ chỉ định dùng một số loại thuốc dưỡng thai và thuốc chống co thắt. Mẹ cũng nên cải thiện chế độ ăn và chế độ sinh hoạt của mình để nuôi dưỡng và bảo vệ con yêu tốt hơn.

Mời mẹ đọc thêm bài viết Nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu thừa cân để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Thừa cân có ảnh hưởng đến kết quả siêu âm thai?

Siêu âm thai nhi là việc làm rất cần thiết và quan trọng mà mẹ bầu nào cũng nên thực hiện trong thai kỳ. Các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả siêu âm cùng một số các xét nghiệm chuyên khoa để theo dõi, đánh giá sự phát triển của con cũng như có chỉ định can thiệp, hỗ trợ nếu phát hiện con có bất thường.

Các bác sĩ sẽ chỉ định lịch siêu âm và khám thai tùy theo tình trạng sức khỏe của cả hai mẹ con nhưng thông thường, các mẹ bầu sẽ có 3 mốc siêu âm quan trọng đó là mốc 11 đến 13 tuần, mốc 18 đến 22 tuần và mốc 30 đến 32 tuần.

  • Trong đó kết quả đo độ mờ da gáy trong chỉ số siêu âm thai ở mốc 11 đến 13 tuần sẽ giúp các bác sĩ đánh giá và chẩn đoán nguy cơ mắc hội chứng Down của thai nhi.
  • Hình ảnh siêu âm 4D ở mốc 18 đến 22 tuần sẽ là cơ sở để các bác sĩ có thể phát hiện sớm các dị tật ở thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, hở thành bụng, hở đốt sống hoặc một số vấn đề về tim mạch.
  • Kết quả siêu âm ở tuần từ 30 đến 32 giúp bác sĩ đánh giá sự tăng trưởng cũng như phát hiện một số bất thường của thai nhi và nhau thai.

 

Hình ảnh siêu âm có thể sẽ kém rõ nét nếu mẹ có lớp mỡ dưới da quá dày.

Siêu âm ổ bụng là phương pháp thường được sử dụng để siêu âm thai nhi ở các mốc khám thai quan trọng cũng như trong cả thai kỳ. 

Nếu mẹ thừa cân, béo phì khiến lớp mỡ ở bụng dày hơn thì mẹ cũng có thể sẽ mất nhiều thời gian để siêu âm cũng như hình ảnh siêu âm có thể sẽ không rõ nét bằng các mẹ có cân nặng bình thường.

Vậy tại sao lớp mỡ ở bụng lại ảnh hưởng đến kết quả siêu âm và mẹ bầu thừa cân có thể làm gì để cải thiện tình trạng này, mời mẹ tìm kiếm câu trả lời trong bài viết Thừa cân có ảnh hưởng đến kết quả siêu âm thai? của POH nhé!

Nguy cơ tiền sản giật ở mẹ bầu thừa cân

Tiền sản giật là một biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, các mẹ bầu bị tiền sản giật thường bị tăng huyết áp, tổn thương một số các cơ quan trong cơ thể và có thể dẫn đến rủi ro thai lưu hoặc sinh non. 

Tình trạng tiền sản giật còn có thể diến biến thành sản giật - một biến chứng sản khoa nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ bầu.

Hiện nay chúng ta vẫn chưa rõ các nguyên nhân gây tiền sản giật là gì nhưng biến chứng này xảy ra phổ biến hơn ở các mẹ bầu thừa cân, béo phì.

Thế nên mẹ bầu có chỉ số BMI cao thường được các bác sĩ theo dõi huyết áp và cân nặng thường xuyên hơn các mẹ khác.

 

Mẹ bầu nên được kiểm tra huyết áp thường xuyên để phát hiện sớm nguy cơ tiền sản giật.

Mẹ bầu có thể phát hiện tiền sản giật tháng cuối hoặc sau tuần thứ 20 của thai kỳ nếu có các dấu hiệu như đau đầu nặng, có vấn đề về thị lực, nôn mửa, phù nề cơ thể, tăng huyết áp hoặc nước tiểu có nồng độ protein cao,...

Để giảm nguy cơ tiền sản giật trong thai kỳ, ngoài việc cân đối chế độ dinh dưỡng để kiểm soát cân nặng, mẹ bầu thừa cân còn nên chú ý tránh xa thuốc lá và các chất kích thích, không nên ăn quá nhiều muối, hạn chế đồ chiên xào và xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học.

Mẹ cũng có thể phòng ngừa tiền sản giật bằng cách tự theo dõi chỉ số huyết áp cũng như nồng độ protein trong nước tiểu hàng ngày tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Mời mẹ tìm hiểu thêm thông tin về biến chứng này tại bài viết Nguy cơ tiền sản giật ở mẹ bầu thừa cân.

Nghe nhịp tim thai có khó khăn hơn ở mẹ bầu thừa cân?

Làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh mà không cần siêu âm có lẽ là điều các mẹ bầu thừa cân đang băn khoăn sau khi biết được thông tin rằng tình trạng thừa cân của mẹ có thể ảnh hưởng đến kết quả siêu âm mà POH đã đề cập ở phần trước.

Các bác sĩ vẫn có thể nghe tim thai không cần siêu âm nhờ một số thiết bị y khoa chuyên dụng, tuy nhiên nếu phát hiện nhịp tim của con có sự bất thường hoặc nghi ngờ con có vấn đề gì đó thì các bác sĩ vẫn phải dùng phương pháp siêu âm và các xét nghiệm chuyên khoa để đánh giá chính xác tình trạng của trẻ.

 

Thai nhi có nhịp tim thai chậm hay nhịp tim thai nhanh đều sẽ được các bác sĩ khám và kiểm tra kĩ càng hơn. 

Nhiều mẹ thường lầm tưởng mình sờ bụng thấy tim thai đập nhưng thực chất đó có thể là nhịp tim của chính mẹ hoặc sự cử động của các cơ quan nội tạng. 

Vì vậy mẹ có thể theo dõi thai máy, cử động của con thay cho nhịp tim và nếu phát hiện con bỗng nhiên giảm vận động thì mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức.

Mời mẹ đọc thêm tại bài viết Nghe nhịp tim thai có khó khăn hơn ở mẹ bầu thừa cân?

Thừa cân khiến mẹ bầu chuyển dạ kéo dài?

Cân nặng của mẹ có thể là một trong các yếu tố liên quan đến chuyển dạ kéo dài vì có thể mẹ sẽ gặp một số vấn đề sức khỏe hoặc khó thực hiện các động tác để khiến cổ tử cung giãn nở nhanh chóng hơn. 

Mẹ bầu thừa cân, béo phì cũng làm tăng nguy cơ thai nhi phát triển quá to và khiến mẹ gặp khó khăn trong giai đoạn rặn đẻ nên thời gian chuyển dạ bị kéo dài lâu hơn.

 

Mẹ bầu thừa cân, béo phì vẫn có thể có một thai kỳ khỏe mạnh và trải qua quá trình chuyển dạ bình thường.

Vậy chuyển dạ kéo dài có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm và các biến chứng do chuyển dạ kéo dài gây ra có thể thay đổi tùy theo tình trạng của từng mẹ bầu nhưng hầu hết các mẹ đều sẽ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, mất nhiều máu và thậm chí có thể sẽ phải mổ cấp cứu nên con có nguy cơ bị ngạt.

Thật may là mẹ vẫn có thể trải qua quá trình chuyển dạ bình thường ngay cả khi bị thừa cân trong thai kỳ nếu mẹ tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao cũng như các bài tập kegel tăng sức bền cho các nhóm cơ sàn chậu.

Để hiểu rõ hơn về chuyển dạ kéo dài, mời mẹ đọc tiếp bài viết Thừa cân khiến mẹ bầu chuyển dạ kéo dài?

Nguy cơ tiểu đường thai kỳ cao hơn ở mẹ bầu thừa cân

Thừa cân, béo phì không phải là nguyên nhân tiểu đường thai kỳ nhưng đây lại là yếu tố làm tăng nguy cơ khiến mẹ mắc bệnh lý nguy hiểm này khi mang thai.

Bằng chứng là mẹ bầu có chỉ số BMI lớn hơn 30 có khả năng mắc tiểu đường thai kỳ cao gấp 3 lần mẹ có chỉ số BMI dưới 25.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của hai mẹ con, ví dụ như mẹ có thể tăng nguy cơ tiền sản giật, nhiễm trùng thận, sảy thai, sinh mổ,...

Còn thai nhi có mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể bị tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, suy hô hấp, hạ đường huyết khi mới sinh và bị di truyền bệnh tiểu đường,...

 

Tập luyện đúng cách cũng giúp mẹ bầu kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

Mẹ sẽ được đánh giá chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn hay nguy hiểm trong những lần khám thai định kỳ dựa vào kết quả xét nghiệm máu lúc đói và sau khi dung nạp glucose đường uống.

Vì thế mẹ nên nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm đường huyết máu trong thai kỳ.

Mẹ bầu thừa cân có thể áp dụng cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ dựa vào chế độ ăn khoa học như hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa đường và các chất béo bão hòa, ăn ít tinh bột, tăng cường ăn các loại rau, củ quả giàu chất xơ, vitamin và uống đủ nước theo nhu cầu của cơ thể.

Mời mẹ tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại bài viết Nguy cơ tiểu đường thai kỳ cao hơn ở mẹ bầu thừa cân.

Mẹ bầu thừa cân gây tê ngoài màng cứng có hiệu quả?

Gây tê ngoài màng cứng là kỹ thuật giảm đau thường được áp dụng với các mẹ sinh thường. Khi thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sẽ đưa thuốc tê vào phần màng cứng bên trong xương sống của mẹ bằng một cây kim dài, mảnh được đâm trực tiếp qua da.

Đối với các mẹ bầu thừa cân muốn gây tê ngoài màng cứng trong chuyển dạ thì việc này có thể sẽ khó thực hiện hơn do mẹ có nhiều mô mỡ nằm giữa da và cột sống khiến bác sĩ có thể sẽ phải sử dụng cây kim dài hơn cũng như khó khăn hơn trong việc tìm đúng vị trí để gây tê.
 

Gây tê màng cứng đẻ có đau không? Thuốc tê sẽ giúp mẹ giảm các cơn đau đẻ và giữ sức tốt hơn cho giai đoạn rặn đẻ.

Nếu không muốn sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng để giảm đau, mẹ bầu thừa cân vẫn có thể lựa chọn một số kỹ thuật giảm đau khác như dùng khí cười, sử dụng máy TENS,...

Vậy nên mẹ có thể cân nhắc và bàn bạc với bác sĩ trước khi đưa ra quyết định sẽ sử dụng kỹ thuật giảm đau nào khi chuyển dạ.

Thông tin chi tiết về kỹ thuật giảm đau gây tê ngoài màng cứng đối với mẹ bầu thừa cân đã được POH tổng hợp và gửi đến mẹ trong bài viết Mẹ bầu thừa cân gây tê ngoài màng cứng có hiệu quả?, mời mẹ tham khảo thêm nhé!

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ nên thực hành thai giáo cho con để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm khác biệt trong chương trình của POH là tính cá nhân hóa sâu sắc và chi tiết theo “NGÀY HÔM NAY” của bé. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. 

Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu trong thời gian ngắn nhất.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết. 

Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti