Tại sao cần phải khâu sau khi sinh?
Khu vực giữa cửa âm đạo và hậu môn của chị em bị kéo dãn rất nhiều khi sinh thường.
Chị em có thể bị bầm tím do áp lực của đầu bé hoặc có khả năng bị rách một chút khi đẩy bé ra, đây là hiện tượng hoàn toàn phổ biến và có đến 9 trên 10 bà mẹ sẽ bị rách vùng này.
Kỹ thuật khâu sau sinh giúp vết thương của mẹ lành nhanh hơn.
Nếu chị em bị rách, mức độ đau còn phụ thuộc vào độ sâu của vết thương. Vết rách nhỏ thường sâu dưới da và được gọi là rách cấp một. Những vết rách này có khả năng tự chữa lành.
Vết rách sâu hơn, vào cơ đáy chậu, được gọi là rách cấp độ hai. Những vết rách này cần phải khâu.
Rách cấp độ ba và bốn đủ sâu để ảnh hưởng đến các mô trong và xung quanh hậu môn. Chị em sẽ cần một cuộc phẫu thuật nhỏ để xử lý vết rách như thế này. Cứ 100 phụ nữ thì có khoảng 3 người bị rách vùng âm đạo cấp độ ba hoặc bốn.
Y tá hoặc bác sĩ sản khoa sẽ yêu cầu kiểm tra sau khi sinh để xem chị em có bị rách không, và nếu có thì mức độ sâu là bao nhiêu.
Nếu bác sĩ phẫu thuật tầng sinh môn để giúp bé ra ngoài thì việc khâu sau sinh là cần thiết. Cứ 7 mẹ thì có 1 mẹ sẽ được thực hiện thủ thuật này.
Chị em có thể được phẫu thuật cắt tầng sinh môn nếu con cần được giúp đỡ để ra ngoài nhanh chóng với các dụng cụ như kẹp hoặc bầu giác.
Vết rạch âm hộ thường lành trong tháng đầu tiên sau khi sinh. Đôi khi, sau khi rạch tầng sinh môn, mẹ vẫn có thể bị rách thêm, khi đó bác sĩ sẽ khâu thêm để chữa trị.
Với một vết rách hoặc một vết cắt, mẹ dễ bầm tím và sưng ở vùng trong và xung quanh âm đạo, mẹ còn có thể bị bầm tím hơn nếu sử dụng kẹp hoặc bầu giác hỗ trợ đưa em bé ra ngoài.
Với một vết rách nhỏ ở gần niệu đạo, mẹ có thể để nó lành tự nhiên, hoặc cần phải khâu vào.
Điều gì làm cho một vết rách nghiêm trọng trong quá trình chuyển dạ?
Thật khó để dự đoán mẹ bị rách hay không, mặc dù vậy, mẹ sẽ dễ bị rách hơn nếu:
- Đây là lần đầu tiên mẹ sinh thường
- Giai đoạn chuyển dạ diễn ra lâu hơn dự kiến
- Một bên vai của bé bị kẹt sau xương mu trong khi sinh
- Bé nặng hơn 4kg
- Mẹ được hỗ trợ khi sinh dùng kẹp hoặc bầu giác
- Mẹ đã từng bị rách cấp độ ba hoặc bốn trước đó
- Bé được sinh ra trong tư thế nằm ngửa
Mẹ sẽ dễ bị rách nếu là người gốc Nam Á. Các bác sĩ không chắc chắn tại sao, nhưng có thể là do phụ nữ Nam Á có đáy chậu ngắn hơn, con lớn hơn và ăn theo chế độ ăn ở phương Tây.
Gây tê ngoài màng cứng không ảnh hưởng đến chuyện mẹ có bị rách hay không.
Làm thế nào để khâu sau khi bị rách?
Nếu đó là một vết rách đơn giản, bạn sẽ không cần phải rời khỏi phòng sinh. Bác sĩ sẽ tiêm một liều thuốc gây tê cục bộ để làm tê khu vực và sau đó cẩn thận khâu vết rách.
Hầu hết các bên thai sản khuyên rằng các mũi khâu được thực hiện bằng chỉ liên tục, thay vì các mũi khâu đơn. Điều này sẽ giảm đau đớn cho mẹ.
Nếu mẹ bị rách nghiêm trọng, đội ngũ y tá sẽ đưa mẹ đến phòng mổ, để bác sĩ sản khoa có thể khâu vết rách.
Mẹ sẽ được gây tê cục bộ, gây tê cột sống hoặc ngoài màng cứng, vì vậy mẹ sẽ không cảm thấy đau trong suốt quá trình sinh em bé.
Đôi khi, gây mê cục bộ hoặc thuốc gây tê khu vực là cần thiết. Điều này thường dành cho những vết rách nghiêm trọng mà bác sĩ phẫu thuật cần xác định toàn bộ mức độ tổn thương.
Bác sĩ sẽ chèn một ống nhỏ (ống thông) qua niệu đạo, vào bàng quang để đưa nước tiểu ra ngoài. Điều này sẽ giúp cho đáy chậu dễ dàng phục hồi hơn. Y tá có thể truyền nước cho mẹ.
Thuốc giảm đau sẽ làm dịu cơn đau khi thuốc mê đã hết. Mẹ sẽ cần nghỉ ngơi nhiều trong 24 giờ sau khi khâu. Hãy nằm nghiêng thay vì ngồi, vì ngồi gây áp lực lên các mũi khâu.
Mất bao lâu để các mũi khâu lành?
Hầu hết các vết rách hoặc cắt tầng sinh môn đều lành tốt. Bầm tím thường đỡ hơn trong vài ngày. Các vết khâu sẽ được gỡ chỉ sau hai tuần và sẽ lành trong vòng ba tuần đến bốn tuần sau khi sinh. Sau hai tháng mẹ sẽ hết đau.
Tuy nhiên, thời gian lành và hồi phục sau cơn đau không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết rách. Ngay cả khi mẹ bị rách rất nghiêm trọng, mẹ vẫn không gặp vấn đề sau một năm khi sinh con.
Làm thế nào để giảm đau đáy chậu từ vết khâu và vết bầm tím?
Mẹ hãy bình tĩnh, đứng lên và đi lại tốt cho tuần hoàn, nhưng nếu cảm thấy nặng nề, khó chịu ở vùng đáy chậu, mẹ nên ngồi nghỉ trong một giờ hoặc lâu hơn.
Mẹ cũng có thể thử những mẹo sau:
Giữ vết thương mát
Chườm đá giảm sưng là biện pháp khá hiệu quả đó. Điều này có thể giúp giảm sưng trong những ngày đầu. Mẹ có thể đặt một miếng gel lạnh hoặc gói đậu Hà Lan đông lạnh vào vùng đáy chậu.
Hãy thử nằm nghiêng để kẹp nó giữa hai chân. Bọc hoặc gói trong một tấm vải nỉ sạch để bảo vệ làn da của mẹ, và đừng chườm lạnh lâu hơn nửa giờ. Mẹ có thể chườm nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau 1h.
Sử dụng nước ấm khi đi tiểu
Đổ nước ấm lên khu vực đáy chậu trong khi đi tiểu. Sử dụng bình sạch, hoặc chai nhựa được rửa kỹ. Nước ấm sẽ làm loãng nước tiểu, giảm bớt đau đớn và giữ cho vùng đáy chậu của mẹ sạch sẽ. Nhẹ nhàng thấm sạch nước ở vết khâu bằng giấy vệ sinh, từ trước ra sau.
Đừng dùng máy sấy tóc để lau khô người. Sử dụng máy sấy tóc có thể ảnh hướng đến việc lành vết thương.
Ngồi thoải mái hơn
Nếu không thoải mái khi ngồi, mẹ có thể dùng đệm kê dưới để ngồi êm và thoải mái hơn.
Tắm nước ấm
Khi mọi thứ trở nên dễ dàng, mẹ có thể tắm nước ấm, thêm một vài giọt dầu oải hương hoặc tràm trà vào nước.
Có rất ít bằng chứng cho thấy tắm nước ấm hoặc tinh dầu giúp chữa bệnh, nhưng chúng có thể làm dịu vết thương và giúp mẹ thư giãn. Ngồi trong nước khoảng 20 phút, hai lần một ngày. Thấm vết khâu bằng khăn sạch và mềm.
Uống thuốc giảm đau
Paracetamol có thể hiệu quả. Nếu cần thuốc tác dụng mạnh hơn, bạn có thể thử ibuprofen, nhưng trước tiên hãy hỏi bác sĩ nếu:
- Mẹ bị loét dạ dày hoặc bị hen suyễn
- Bé sinh non, hoặc nhẹ cân
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau mạnh hơn nếu paracetamol hoặc ibuprofen không đủ để giảm đau.
Không có bằng chứng cho thấy chiết xuất cây phỉ giúp tránh kích thích hoặc sưng, nhưng một số bà mẹ sử dụng chứng minh là có hiệu quả .
Mẹ có thể làm miếng chườm với chiết xuất cây phỉ và để trong tủ đá. Khi lấy ra sử dụng, hãy để ngoài một phút, sau đó đặt lên vùng đáy chậu để giảm đau. Ngoài ra, thoa dầu phỉ trực tiếp lên vết khâu bằng một miếng bông khi đã rửa sạch tay cũng có hiệu quả.
Làm thế nào lành vết khâu nhanh?
Đảm bảo vết khâu sạch sẽ sẽ giúp chúng lành lại cũng như giảm nguy cơ nhiễm trùng. Hãy thử những mẹo sau:
- Tắm vòi sen hoặc ngâm bồn ít nhất một lần mỗi ngày
- Thay băng vệ sinh hoặc băng thai sản thường xuyên và rửa tay trước và sau khi thực hiện.
- Để ý vết thương. Mẹ có thể kiểm tra đáy chậu bằng gương cầm tay để xem nó lành như thế nào.
- Tiếp tục thực hiện các bài tập sàn chậu, vì điều này sẽ giúp chữa lành, cải thiện lưu thông đến khu vực và ngăn chặn tiểu không kiểm soát.
- Để vết thương hở. Cởi quần và nằm xuống trong 10 phút, hai lần một ngày. Đặt một chiếc khăn sạch bên dưới để bảo vệ khăn trải giường hoặc ghế sofa.
- Mặc quần áo rộng để không khí có thể lưu thông quanh vết thương.
- Uống nhiều nước mỗi ngày và ăn các thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như bánh mì nguyên hạt, gạo nâu, trái cây và rau quả, để giúp ngăn ngừa táo bón.
Nếu mẹ bị rách nghiêm trọng, bác sĩ sản khoa sẽ khuyên mẹ nên uống kháng sinh để chống nhiễm trùng.
Y tá cũng sẽ cho mẹ chất làm mềm phân để giúp mẹ đi dễ dàng hơn mà không gây áp lực lên mũi khâu.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Sau sinh khoảng sáu tuần mẹ nên gặp bác sĩ hoặc y tá để kiểm tra. Đến lúc đó, mẹ đã hồi phục tốt.
Tuy nhiên, hãy hẹn gặp bác sĩ sớm hơn kiểm tra sau sinh nếu:
- Các vết khâu trở nên đau đớn hơn hoặc có mùi, vì mẹ có thể bị nhiễm trùng.
- Bị tiêu chảy.
- Bài tiết không kiểm soát
Mẹ nên đến gặp bác sĩ khi gặp những biểu hiện bất thường
- Đi tiểu làm mẹ đau nhói hoặc dữ dội, và mẹ cần phải đi thường xuyên hơn.
- Mẹ sốt cao. Nhiệt độ cao là 38,5 độ C trở lên trong 24 giờ đầu sau khi sinh, hoặc 38 độ C trở lên trong ít nhất bốn giờ.
- Mẹ bị đau dữ dội ở vùng bụng dưới hoặc quanh đáy chậu.
- Băng thai sản ướt đẫm máu, hoặc nếu mẹ có những cục máu đông lớn.
- Mẹ có bất kỳ lo lắng khác.
Lo lắng về tình dục khi mẹ bị khâu và bầm tím là chuyện tự nhiên. Nếu việc quan hệ tình dục làm mẹ thấy lo lắng, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Hãy chia sẻ cảm xúc của mẹ với bố.
Mẹ có thể tránh bị khâu khi sinh lần sau không?
Thật khó nói trước, bởi vì mỗi lần chuyển dạ là khác nhau, và không có câu trả lời rõ ràng về cách tốt nhất để tránh bị những vết rách nghiêm trọng nhất.
Tuy nhiên, mát xa đáy chậu trong vài tuần trước ngày dự sinh có thể giúp co dãn tốt hơn trong khi sinh.
Sử dụng một miếng nén ấm vào đáy chậu khi chuyển dạ có thể giúp mẹ khâu ít hơn.
Các mũi khâu sẽ gây ra vấn đề gì trong tương lai?
Phụ thuộc rất nhiều vào mức độ nghiêm trọng của vết rách. Một số ít chị em bị đau đáy chậu lâu dài hoặc gặp vấn đề với việc kiểm soát bài tiết khi đi ngủ.
Sau khi bị rách, mẹ cũng có thể bị đau khi quan hệ tình dục, hoặc bài tiết không kiểm soát.
Mẹ có thể tự giúp mình bằng cách thường xuyên luyện tập các bài tập sàn chậu, nhưng nếu không đỡ hơn, hãy gặp bác sĩ.
Mẹ cần được giới thiệu đến một chuyên gia vật lý trị liệu để phục hồi chức năng sàn chậu. Với phương pháp điều trị đúng đắn, hầu hết các vấn đề về các mũi khâu sẽ được giải quyết.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo