Vì sao trẻ sơ sinh ngủ giấc ngắn? Con chỉ ngủ được 25-30 phút lại dậy? Bé ngủ giấc ngắn phải làm sao? REM sáng là gì? Cách giải quyết REM sáng? Mời ba mẹ tìm hiểu lý do được admin Hachun POH giải thích theo khoa học giấc ngủ dưới dây nhé!
Mỗi ngày tôi nhận được không ít các câu hỏi của các mẹ chập chững và còn được giúp bé tự ngủ....
"Tại sao con em nằm nhắm mắt mà 5 phút lại thấy khóc hờ...."
"Tại sao con em tự ngủ được lần đầu - lần thứ 2 mà ngủ ngắn lắm, chỉ 30-45 phút lại dậy?"
"Tại sao, ôi tại sao con em cứ ngủ một lúc, khóc 1-2 phút xong lại ngủ tiếp, một nhắt lại khóc mơ.... thế là làm sao????"
"TẠI SAO CON NGỦ XUYÊN ĐÊM RỒI MÀ CỨ 4-5H SÁNG LẠI DẬY HÙNG HỤC BÒ LẪY NHƯ ĐÁNH TRẬN?????
Các mẹ thân mến ơi, tụ ngủ không phải là chìa khóa của tất cả, lịch sai thì con vẫn catnap, con chưa tự ngủ thành thục thì không thể chuyển giấc tốt được, đừng bắt con học 1 ngày mà thành thợ luôn được, người tài như thế còn hiếm lắm lắm, các mẹ nhé...
Khoa học về giấc ngủ
“Chị ơi cho em hỏi thêm là nếu bé nhà em ngủ nap ngày, cứ 20, 25p là lại khóc mất 3-5p và ngủ lại thì đó có phải bt k chị? Cứ đều như vắt chanh vậy ấy c ah. Thậm chí trong chu kì ngủ động bé cứ khóc 2p lại nín xong một lúc sau lại khóc 2p ấy chị ah. Cho đến hết 20p thì thôi”
Đây là một trong những câu hỏi mà mình thường gặp. Và dưới đây là trích đoạn bản thảo sách, một đoạn cực chán và khô cứng nhưng giải thích tốt nhất lí do tại sao từ nhiều năm nay mình khuyến khích các bố mẹ cho con có cơ hội ngủ sâu, ngủ lâu và ngủ tốt, đặc biệt là vào ban đêm.
Bài viết rất khô nhưng nếu đủ kiên nhẫn đọc hết bài, bạn sẽ hiểu vì sao trẻ em cần ngủ nhiều như thế, khi ngủ trẻ hay bị tỉnh giấc và không ngủ sâu như thế các bạn nhé.
Mời mẹ tìm hiểu thêm: Giấc ngủ ngắn ban ngày với trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào?
>> Trẻ sơ sinh ngủ 30 phút lại dậy
Bé sơ sinh ngủ các chu kì ngắn và ngủ động
Những ai nói rằng ngủ ngoan như một đứa trẻ, hẳn chưa có con hoặc chưa bao giờ quan sát từ đầu đến cuối những trạng thái một em bé trải qua trong một giấc ngủ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin khoa học về hoạt đông ngủ:
Ở người, khi ngủ, chúng ta trải qua một xâu chuỗi liên tục và lần lượt 2 giai đoạn ngủ chung sau:
* Giai đoạn ngủ sâu (non-REM hoặc NREM): toàn bộ cơ thể thư giãn. Nhịp thở và tim đập đều đặn. Cơ thể rơi vào trạng thái hoàn toàn vô thức và trí não cũng như cơ bắp sử dụng thời gian này để hồi phục.
** Giai đoạn ngủ mắt đảo nhanh – ngủ nông có tên gọi là ngủ REM: Rapid Eye Movement Sleep. Ở chu kì này, tuy mắt vẫn nhắm và cơ thể vẫn ở trạng thái ngủ tuy nhiên các bức sóng ở não thay đổi gần giống như mức sóng của não ở trạng thái tỉnh táo và tập trung cao độ.
Lúc này não tiêu thụ nhiều oxi và năng lượng, nhịp thở nhanh nhưng không đều và tim đập tương đối gấp gáp hơn so với chu kì ngủ sâu. Chu kì ngủ REM là lúc mà chúng ta mơ, hoặc tạo những tiếng động ngủ ú ớ hay nói mơ. Chúng ta thường dễ bị tỉnh khi đang ngủ ở chu kì REM
Chu kì ngủ REM này là lúc não bộ được kích hoạt vì thế nó có ý nghĩa cực kì quan trọng trong việc sản sinh tế bào não, học kỹ năng vận động (lẫy – bò – ngồi…) ở trẻ sơ sinh do đó nhiều em bé lẫy trong lúc ngủ mà khi thức trẻ không thể nào làm được điều đó.
Thiếu hụt thời lượng chu kì ngủ động REM này có thể dẫn đến những hạn chế trong khả năng học và hoàn thiện các kỹ năng vận động phức tạp của phát triển thể chất lẫn phát triển tinh thần.
Những công nghệ hiện đại và tối tân như máy đo mức sóng não bộ cho đến những thiết bị thương mại hơn như chiếc đồng hồ thể thao (fitbit, misfit shine, đồng hồ basis peak….) đo mạch cũng có thể cho thấy kể cả ở người lớn khi ngủ chúng ta trải qua các chu kỳ ngủ nông và sâu khác nhau: Trạng thái ngủ sâu, trạng thái ngủ nông và trải qua các giấc mơ, trạng thái tỉnh và chuyển sang một chu kì mới.
Trong đêm khi chuyển tiếp giữa các chu kì ngủ, người lớn chúng ta trở mình, đôi khi tỉnh giấc. Mỗi một chu kì ngủ ở người lớn thường kéo dài 90 phút, bao gồm một giai đoạn ngủ nông _ ngủ đảo mắt (REM)_ và ngủ sâu, sau đó chuyển tiếp sang một chu kì mới.
Tổng thời gian ngủ nông (REM) ở người lớn có thể kéo dài 90-120 phút, chiếm 20-25% tổng thời gian nghỉ ngơi ở nhóm tuổi này.
Giấc ngủ ở trẻ sơ sinh có rất nhiều đặc điểm khác biệt so với chu kì ngủ ở người lớn. Do đặc điểm trẻ em ít vận động và rất cần sự phát triển hay do một lí do khó hiểu nào khác của Mẹ Tự Nhiên mà chu kì ngủ của trẻ sơ sinh ngắn hơn nhiều so với người lớn: 40-45 phút (so với người lớn là 90 phút).
Hơn nữa, với chu kì ngủ ngắn ngủi này, một em bé sơ sinh sẽ trải qua 20% ngủ sâu và 80% ở trạng thái ngủ động, ngủ đảo mắt REM. Ở mốc 3 tháng tuổi trở ra, nhiều bé ngủ với thời lượng thực sự nghỉ ngơi sâu chiếm 50% (khoảng 20 phút/chu kì) và phần 50% còn lại (20 phút/chu kì) bé trải qua trạng thái ngủ nông REM.
>> Phương pháp luyện ngủ 4s 5s
>> Trẻ sơ sinh ngủ 4-5 tiếng không bú
Các nghiên cứu não bộ cũng cho thấy, khi trải qua 5 chu kì ngủ trọn vẹn liên tiếp thì bức sóng não trở nên mạnh và mãnh liệt hơn rất nhiều so với các chu kì ngủ đảo mắt REM trước đó.
Hay nói cách khác: giấc ngủ càng sâu và dài thì bức sóng não ở chu kì REM càng mạnh, điều này rất có ý nghĩa cho sự nhân bản tế bào thần kinh và não bộ trẻ.
REM sáng là gì? REM sáng ở trẻ sơ sinh
Chu kì REM thường chiếm tỉ lệ lớn hơn khi về sáng. Đó là lí do khi trời về sáng nhiều bé sơ sinh gầm ghè, trở mình khi ngủ nhiều hơn những thời điểm khác trong đêm (Gọi là REM sáng).
Mặc dù REM sáng đôi khi có chút phiền toái. Em bé sơ sinh và trẻ em nhỏ lại trải qua phần lớn thời lượng giấc ngủ trong chu kì REM. Nhưng REM lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ở 2 điểm chính:
- Bản năng sinh tồn của bé. Do bé ăn lượng thức ăn rất ít, nên khi ngủ ở chu kì REM, cơ thể có cảm nhận, não bộ kích hoạt, bé sẽ tỉnh dậy được nếu cảm thấy đói chứ không ngủ li bì đến quên ăn. Chính vì thể trẻ sơ sinh không ngủ lâu, và dậy sau mỗi 3h khi bé đói để nạp năng lượng để ngủ và phát triển tiếp.
- Bé sơ sinh có rất nhiều điều phải học để tồn tại và phát triển. Chu kì REM là lúc não bộ nhân bản, là lúc con học làm chủ các giác quan và bộ phận cơ thể, học nắm, học lẫy, học bò, học ngồi, học đứng, học đi thậm chí cả học nói. Trẻ sơ sinh lớn khi ngủ, chính xác hơn là trẻ sơ sinh lớn trong chu kì ngủ REM.
Giấc ngủ của một em bé là xâu chuỗi lần lượt của ngủ sâu NREM đến ngủ nông REM, chuyển tiếp về ngủ sâu NREM và cứ thế tiếp tục mãi, cho đến lúc bé tỉnh giấc. Bé có thể dễ dàng tỉnh trong chu kì ngủ nông REM và có thể không tài nào đánh thức được khi ở chu kì ngủ sâu.
Mẹ hãy tham khảo bài viết về luyện ngủ theo phương pháp EASY chăm sóc và nuôi dạy trẻ sơ sinh tại link sau nhé: Luyện ngủ, luyện ăn cho con thế nào cho đúng?
Với thời lượng ngủ đảo mắt REM chiếm phần rất lớn trong tổng thời lượng ngủ của trẻ như trên, điều này giải thích tại sao trẻ sơ sinh ngủ rất ồn ào, ngủ động, ngủ không ngủ sâu và rất dễ dậy.
Và khác với người lớn khi chuyển giấc chúng ta trở mình, thở dài, thậm chí dậy đi vệ sinh và tự ngủ lại được, trẻ em đôi khi cần có sự giúp đỡ của cha mẹ để học được kĩ năng tự ngủ lại giữa các chu kì này.
Ở mốc 6-8 tuần tuổi, tỉ lệ thời gian ngủ động REM ở trẻ giảm xuống trong khi chu kì ngủ của bé kéo dài ra, nhiều bé có thể phát triển chu kì ngủ dài như người lớn vào giấc ngủ đêm (1h30/chu kì) do đó nhiều bé bắt đầu có khả năng ngủ một giấc dài từ 8 tiếng đến 12 tiếng mà không tỉnh giấc, đặc biệt là ở các bé đã phát triển được khả năng tự đưa mình vào giấc ngủ mỗi khi bị tỉnh giữa các giai đoạn chuyển chu kì giấc ngủ.
Có ai ngắm con ngủ mà bố mẹ lại giật mình thon thót và sợ hãi hơn xem phim hành động tâm lí tình cảm trộn drama không?
Hãy xem video rùng rợn này. CÁC EM BÉ NÀY ĐỀU ĐANG NGỦ... xong rồi....hỉ...nộ....ái ... ố, các anh các chị DIỄN!!!!! Mỗi lần các ngài cựa mình thì ông bô bà bô cảm giác còn căng thẳng hơn cả xem các CSI phá siêu bom luông:)))
Nhưng xem đến cuối, để biết rất nhiều trường hợp tuy miệng hét to như cái còi xe cứu hỏa, nhưng mắt vẫn nhắm và các ngài vẫn ngủ như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Khoa học nói gọi là CHUYỂN GIẤC các mẹ ạ. Đội các bà các mự CỰC NHANH và sốt sắng lao vào lúc ý óe là xong, khỏi chuyển giấc, khỏi ngủ tiếp nhở.
Bạn sẽ không biết được bao giờ con học được cách chuyển giấc, nhưng nếu không chờ, thì đúng thực là chẳng có cơ hội mà biết luôn, phỏng ạ? Chờ bao lâu, đó mới là bài toán cần các bạn tự đặt bút tính và tìm lời giải....
Hachun POH
Để giúp con ngủ những giấc dài và chất lượng cả ngày và đêm, ba mẹ nên hướng dẫn con sinh hoạt theo nếp sinh hoạt EASY và hướng dẫn tự ngủ.
Tuy nhiên, em bé của mẹ là một cá thể riêng biệt. Mẹ không biết hướng dẫn con tự ngủ bắt đầu từ đâu? Mẹ không biết lịch Easy nào phù hợp nhất với con. Trên mạng có quá nhiều thông tin mẹ không biết áp dụng thế nào mới đúng. Con vẫn quấy khóc, không thể ngủ ngon và mẹ thì hoàn toàn bất lực.
POH thấu hiểu điều đó và luôn mong muốn giúp các bà mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Chúng tôi xây dựng khóa học hướng dẫn tự ngủ - POH Easy One. Khóa học được cá nhân hóa cho từng bé theo từng ngày tuổi.
Trong quá trình thực hành Easy cho con, bạn sẽ được tư vấn chuyên sâu bởi đội ngũ giảng viên & bác sĩ Minh Hạnh.
Với gói cao cấp, bạn sẽ được trực tiếp chị Hachun chat hoặc gọi điện qua messenger, hỗ trợ bạn thành công trong 19 tuần đầu tiên (100% thành công).
Giúp con ăn no ngủ đủ ngay hôm nay cùng POH EASY ONE nhé!
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo