Đối phó với giai đoạn ăn dặm của trẻ tập đi

đăng bởi

 

Nhiều bậc cha mẹ thấy rằng giờ ăn trở nên khó khăn hơn khi đứa trẻ mới biết đi ( 10-16 tháng) bắt đầu tự ăn.

Mặc dù điều này có thể khiến mẹ rất bực bội, nhưng việc ăn uống nhặng xị cả lên là một giai đoạn bình thường trong quá trình phát triển của con và sẽ được cải thiện theo thời gian.

Cố gắng không lo nghĩ về bữa ăn. Nếu mẹ có thể giữ một thái độ bình tĩnh và tích cực, điều này sẽ tốt hơn cho cả bố mẹ lẫn con cái.

Mẹ nên luôn giữ thái độ tích cực khi con đang trong giai đoạn ăn dặm

Hầu hết trẻ mới biết đi sẽ ăn đủ để có thể hoạt động, ngay cả khi đôi khi bé không muốn ăn. Hãy nhớ rằng dạ dày của con vẫn còn nhỏ, vì vậy bé sẽ không thể ăn nhiều như vậy trong một lần. Nếu bé không muốn ăn nữa, đừng cố ép.

Cố gắng đừng băn khoăn quá nhiều về những gì con ăn trong một bữa, hoặc trong một ngày. Thay vào đó, hãy suy nghĩ về những gì bé ăn trong suốt một tuần.

Cách tốt nhất để xử lý việc ăn dặm của con

Hầu hết trẻ sẽ trải qua giai đoạn chỉ ăn một vài loại thức ăn cụ thể. Đây là một phần bình thường trong sự phát triển của bé. Một phần vì neophobia - nỗi sợ thực phẩm mới. Nhiều đứa trẻ trải nghiệm điều này vào khoảng hai tuổi. Hãy yên tâm, đây chỉ là một giai đoạn, và con sẽ vượt qua.

Con rất có thể chỉ ăn những gì bé biết. Bé cần thời gian để biết rằng đồ ăn lạ đủ an toàn và ngon để ăn. Con sẽ tự tin ăn bằng cách xem mẹ và những người khác thưởng thức các món ăn mà bé đang nghi ngờ.

Các mẹ chắc chắn rằng con mình tập thể dục tương đối nhiều. Chạy và chơi các trò chơi vận động sẽ kích thích sự thèm ăn của bé.

Hãy thử những mẹo sau để làm cho bữa ăn trở nên nhẹ nhàng hơn:

Cả gia đình cùng ngồi ăn bất cứ khi nào có thể

Ăn cùng với trẻ càng thường xuyên càng tốt. Điều này có thể khó khăn nếu cả mẹ và bố đều làm việc toàn thời gian, nhưng cố gắng dành thời gian cho con khi có thể.

Tại các bữa ăn chung, hãy ăn các loại đồ ăn giống như con. Bé sẽ ăn thức ăn mới bằng cách xem và bắt chước cha mẹ và các anh chị. Con thậm chí có thể có xu hướng tham gia nhiều hơn nếu bố mẹ tự lấy những món ăn để ở giữa bàn. Mặc dù vậy, không nên thêm nếm bất kỳ loại muối hoặc đường nào vào phần của bé.

 

 

Lạc quan lên

Nói cho trẻ biết mẹ thích đồ ăn mẹ đang ăn đến mức nào. Bạn là hình mẫu của bé, vì vậy nếu mẹ nhiệt tình, trẻ có thể sẵn sàng thử chúng.

Hãy để bé biết rằng mẹ cảm thấy hạnh phúc như thế nào khi thấy bé ăn ngon. Trẻ thường sẽ thích những lời khen ngợi và nó có thể khuyến khích bé tiếp tục ăn uống. Nếu mẹ chỉ chú ý khi bé không chịu ăn, bé sẽ không ăn và phản ứng lại.

Nếu bé không kết thúc bữa ăn của mình trong vòng khoảng nửa giờ, hãy mang thức ăn còn dư đi mà không bình luận gì. Bé sẽ không thể kết thúc bữa ăn ngay. Hãy chấp nhận rằng bé đã ăn đủ rồi và dọn đi.

Khiến bữa ăn trở nên nhẹ nhàng và thú vị

Hãy sắp xếp để con có thể ăn cùng với những đứa trẻ khác thường xuyên nhất có thể. Mời một trong những người bạn ở mẫu giáo hoặc bạn thân của bé đến nhà. Con có thể ăn nhiều và ngon hơn khi nhìn thấy những người bạn bằng tuổi mình đang ăn một cách vui vẻ.

Tránh xa những thứ gây xao lãng như tivi, thú cưng, trò chơi và đồ chơi. Những thứ này sẽ khiến trẻ khó tập trung ăn uống hơn.

Chơi với đồ ăn giúp con học về kết cấu của nhiều thực phẩm khác nhau

Hãy biến bữa ăn thành một dịp vui vẻ bằng cách trò chuyện về nhiều thứ khác nhau. Cố gắng nói chuyện ở cấp độ mà trẻ có thể hiểu để bé có thể tham gia.

Đưa những món ăn bốc cho bé và cho phép bé nghịch đồ ăn nếu bé muốn. Ngay cả khi chúng làm bừa ra, bé vẫn học được về kết cấu và cảm giác của các loại thực phẩm khác nhau. Con cũng sẽ thích kiểm soát việc tự ăn.

Ăn điều độ

Tập cho con thói quen ăn hàng ngày phù hợp với kiểu thời gian ngủ, bao gồm ba bữa ăn và hai hoặc ba bữa ăn nhẹ bổ dưỡng, cách nhau trong ngày. Trẻ mới biết đi sẽ lớn nhanh và thích biết nhiều thứ.

Nếu con quá mệt mỏi, bé có thể chán ngấy và không muốn ăn. Cho trẻ ăn một bữa ăn nhẹ hoặc uống trước khi ngủ trưa và để dành bữa ăn chính sau đó.

Yêu cầu tất cả mọi người trong gia đình và bất cứ ai khác cho trẻ ăn dặm, chẳng hạn như bảo mẫu nhà trẻ hoặc người giữ trẻ, làm theo cách bạn đang cho bé ăn.

Giữ con tập trung ăn

Vào bữa trưa và bữa tối, hãy cho bé ăn một món chính và sau đó là một món tráng miệng bổ dưỡng, chẳng hạn như trái cây. Sau một món, bé có thể chán mùi đó và muốn thử một cái gì đó mới.Hai món ăn khác nhau cũng cung cấp cho bé lượng calo và chất dinh dưỡng cần thiết.

Ngoài ra, bé sẽ thử nhiều loại thực phẩm hơn trong mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, đừng bao giờ mua chuộc trẻ bằng cách hứa sẽ cho đồ ngọt để dụ con ăn món chính. Điều này sẽ chỉ làm cho bé muốn ăn ít đồ hơn.

Chia thành những phần nhỏ

Con có thể bị choáng ngợp bởi những đĩa đồ ăn lớn và mất cảm giác ngon miệng. Nếu bé ăn hết phần nhỏ của mình, hãy khen ngợi bé và múc thêm đồ ăn cho bé.

Để thêm phần đa dạng, mẹ có thể có một chuyến dã ngoại bên ngoài khi thời tiết đẹp. Đó sẽ là niềm vui cho cả hai, và sẽ có ít lộn xộn hơn để giải quyết vào cuối buổi!

Nếu mẹ đưa bé đến quán cà phê hoặc nhà hàng, hãy cho bé ăn một ít đồ ăn nhẹ bổ dưỡng mà mẹ biết bé thích, và chỉ trong trường hợp bé không muốn ăn bất cứ thứ gì được phục vụ.

Để tâm đến trẻ

Khi con đủ lớn, hãy đưa bé đi mua sắm thực phẩm bằng cách để bé giúp mẹ tìm đồ trong siêu thị. Bé cũng có thể giúp một tay với việc xếp bàn trước bữa ăn. Những hoạt động nhỏ như thế này sẽ giúp thúc đẩy thói quen ăn uống tích cực.

Trẻ có thể giúp nấu ăn và chuẩn bị đồ ăn đơn giản. Để con khám phá các loại thực phẩm mới trên bàn ăn, có thể là con sẽ muốn thử khi chúng ở trên đĩa của mình .

Làm thế nào để biết con đã no?

Các dấu hiệu cho thấy trẻ đã ăn đủ một loại thực phẩm nhất định, một món ăn hoặc bữa ăn cụ thể bao gồm:

  • Giữ im lặng khi được đưa đồ ăn
  • Nói "không, không" hay quay đầu đi khỏi món ăn được đưa cho
  • Đẩy thìa, bát hoặc đĩa chứa thức ăn ra xa
  • Ngậm đồ ăn hoặc nhổ ra
  • Rời khỏi ghế cao hoặc cố gắng trèo ra
  • Khóc hoặc la hét
  • Nôn mửa
  • Nếu con bạn có dấu hiệu đã no, bạn chỉ cần lấy đĩa của chúng đi, ngay cả khi bé không còn thừa nhiều. Bé có thể ăn bù vào bữa ăn sau hoặc giờ ăn nhẹ nếu bây giờ bé không quan tâm.

Tôi rất muốn cho con ăn, nhưng có điều gì không nên làm?

Rất dễ rơi vào những cái bẫy có thể làm căng thẳng vào giờ ăn. Dưới đây là một số mẹo giúp mẹ giữ cho bữa ăn trở nên tích cực và không căng thẳng:

Không dỗ ngọt, mua chuộc hoặc nài nỉ với trẻ


Mẹ không nên ép con ăn mà chỉ nên cho con ăn theo nhu cầu

Một chút khích lệ nhẹ nhàng là tốt, nhưng không bao giờ bắt buộc bé ăn hết đồ ăn. Khi con đã ăn đủ, đừng đút thêm cho bé, hoặc nhét thức ăn vào miệng bé. Điều này có thể khiến bé lo lắng và sợ hãi. Nó cũng có thể khiến bé ăn nhiều hơn là bé cần.

Không cho trẻ ăn các thức ăn thay thế khác lạ

Con sẽ sớm lợi dụng nếu bạn cho bé ăn những món ăn yêu thích mỗi khi bé từ chối thứ gì đó mới!

Về lâu dài, sẽ tốt hơn nếu mẹ cho bé ăn một phần của bất cứ thứ gì đang ăn và chấp nhận rằng bé sẽ thích một số thực phẩm hơn những thực phẩm khác. Luôn cố gắng nấu ăn trong đó có một loại thực phẩm mà mẹ biết rằng bé sẽ ăn trong mỗi bữa.

Không coi món tráng miệng như một phần thưởng

Nói thì dễ hơn là làm. Tuy nhiên, bằng cách này, mẹ sẽ làm cho đồ ăn nhìn ngọt ngào có vẻ hấp dẫn hơn so với món chính. Điều này có thể làm cho con ít có khả năng thưởng thức các thực phẩm lành mạnh hơn khi lớn lên.

Đừng quên đồ uống

Con cần từ 350ml đến  500ml sữa mỗi ngày. Nếu nhiều hơn thế bé có thể mất cảm giác ngon miệng.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyên các mẹ nên tiếp tục cho bé bú đến khi bé mới biết đi ít nhất hai tuổi, nhưng mẹ cũng có thể cho bé uống sữa bò đầy đủ chất béo. Không cần thiết phải cho trẻ uống sữa tiếp khi mà  bé sẽ nhận được nhiều chất dinh dưỡng từ thức ăn.


Nuôi con bằng sữa mẹ vẫn đem lại lợi ích cho bé trong quá trình ăn dặm

Cố gắng tránh cho con uống nhiều sữa trong một giờ trước bữa ăn vì nó sẽ làm bé no. Nếu bé khát, thay vào đó hãy cho bé uống nước.

Nước ép trái cây chỉ dùng trong bữa ăn, và pha loãng chúng với nước (10 phần nước cho một phần nước trái cây) trước khi đưa cho con.

Điều này là do nước ép trái cây có tính axit và chứa khá nhiều đường tự nhiên. Pha loãng và uống trong bữa ăn có thể giúp giảm thiểu tác hại đối với cho răng của trẻ.

Không cho trẻ đồ ăn nhẹ ngay trước hoặc sau bữa ăn

Cố gắng không cho bé ăn đồ ăn nhẹ quá gần giờ ăn, vì trẻ có thể quá no để ăn bữa trưa hoặc bữa tối. Nếu bé đã ăn không ngon trong bữa ăn chính của mình, thì đừng cho bé ăn đồ ăn nhẹ ngay sau đó.

Mặc dù thật quá khích để đảm bảo bé ăn một thứ gì đó, tốt nhất là nên tuân theo một mô hình bữa ăn định sẵn. Đợi cho đến bữa ăn nhẹ hoặc bữa ăn tiếp theo trước khi cho ăn một lần nữa.

 

 

Không cho rằng một lời từ chối là mãi mãi

Khẩu vị thay đổi theo thời gian. Ngay cả khi con không ăn một loại thực phẩm cụ thể trước đó, bé có thể sẽ thích nó sau này. Một số trẻ mới biết đi cần được cung cấp một loại thực phẩm mới từ 10 lần đến 15 lần trước khi bé cảm thấy đủ tự tin để thử nó.

Đừng lo lắng nếu bữa ăn không diễn ra theo kế hoạch

Đừng quá khó khăn với bản thân hoặc con. Mẹ chỉ cần tiếp tục giải quyết bữa ăn tiếp theo một cách tích cực. Hai mẹ con đều đang trải qua giai đoạn học hỏi và tạo lập thói quen mới.

Con đang học cách thử hương vị và kết cấu mới, và mẹ đang tìm cách đối phó với những bữa ăn khó khăn. Hãy cho con thời gian và sự kiên nhẫn. Bé sẽ vượt qua giai đoạn này sớm thôi.

Nên làm gì nếu vẫn lo lắng?

Nếu mẹ thực sự lo lắng về thói quen ăn uống của con mình, hãy ghi nhật ký tất cả thức ăn và đồ uống mà bé ăn trong một tuần. Kiểm tra xem bé có được cung cấp đủ bốn nhóm thực phẩm chính gồm: những thực phẩm giàu tinh bột, protein, các sản phẩm từ sữa và trái cây, rau quả.

Nếu con yêu ăn đủ dưỡng chất thì mẹ không cần phải lo lắng.

Nói chuyện với chuyên viên sức khỏe hoặc bác sĩ nếu mẹ cần tư vấn hoặc hỗ trợ. Họ có thể kiểm tra cân nặng và chiều cao của trẻ và giúp mẹ giải quyết vấn đề ăn uống của con.

Nguồn: Babycenter

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo