Danh sách những việc cần làm trong thai kỳ

đăng bởi

Mang thai là một “sự kiện” hoàn toàn mới mẻ với các mẹ và chắc hẳn ai cũng đã từng rơi vào tình trạng lúng túng không biết nên làm gì, không nên làm gì, điều gì tốt hay không tốt cho con,... đặc biệt là đối với các mẹ mang thai lần đầu.

Vì thế mẹ thường có cảm giác những điều cần biết khi mang thai lần đầu rất nhiều và khó nhớ. Tuy nhiên những điều đó không phải lúc nào cũng đúng với tất cả mọi trường hợp mà tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ và con mà có thể thay đổi cho phù hợp.

 

Mẹ bầu nên tìm hiểu về những điều nên và không nên làm để có một thai kỳ hạnh phúc và khỏe mạnh.

Thế nhưng những điều tốt cho thai nhi thì lại thường giống nhau, ví dụ như mẹ nên giữ tinh thần thoải mái, bổ sung dinh dưỡng nhưng vẫn cần kiểm soát tốt cân nặng trong thai kỳ, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá, các chất kích thích hoặc một số tác nhân gây hại khác,...

Trong bài viết hôm nay, POH sẽ giúp mẹ điểm qua danh sách những việc cần làm trong từng giai đoạn trong thai kỳ, mời mẹ tìm hiểu nhé!

Những điều bà bầu nên làm trong mỗi tam cá nguyệt

Những điều phụ nữ mang thai cần biết bao gồm cả điều nên làm và điều cần tránh. Danh sách này ở mỗi tam cá nguyệt có thể sẽ có sự khác nhau, nhưng tựu chung lại thì vẫn có một vài điều giống nhau mà mẹ cần lưu tâm trong suốt cả thai kỳ.

Trong những điều bà bầu nên làm khi mang thai thì đầu tiên phải kể đến đó là mẹ nên đi khám thai đầy đủ theo đúng lịch khám thai và thực hiện các xét nghiệm cần thiết mà bác sĩ chỉ định. Điều quan trọng tiếp theo là mẹ cần xây dựng chế độ ăn khoa học và cân bằng dinh dưỡng, chú trọng về chất hơn về lượng.

 

Mẹ đừng quên kiểm tra sức khỏe răng miệng trong thai kỳ nhé!

Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá và chất kích thích và một trong những điều cần tránh khi mang thai mà lúc nào mẹ cũng nên nhớ. Các hóa chất có hại trong khói thuốc, rượu, bia,... đều có thể gây hại cho thai nhi trong bất kỳ giai đoạn thai  kỳ nào.

Ngoài ra, tùy vào sức khỏe của mẹ và tình trạng thai kỳ mà bác sĩ có thể sẽ khuyên mẹ nên hạn chế một số hoạt động như vận động mạnh, đi đường xa hay quan hệ tình dục,...

Để tìm hiểu thêm về những điều nên làm khi mang thai, mời mẹ đọc tiếp bài viết Những điều bà bầu nên làm trong mỗi tam cá nguyệt.

Danh sách những điều cần làm cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Tuổi thai của con thường được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh gần nhất của mẹ, vì thế nên khi mẹ phát hiện một số dấu hiệu mang thai như chậm kinh, ốm nghén,... thì thai nhi thường đã được ít nhất là 1 tháng tuổi hoặc hơn thế.

Vì thế nếu mẹ đang lo lắng tháng đầu mang thai cần làm gì thì bây giờ mẹ có thể thả lỏng và yên tâm hơn vì khi mẹ biết mình mang thai thì tháng thai kỳ đầu tiên đã trôi qua rồi. 

Cũng chính vì thế nên các mẹ đang mong có con thường được khuyên nên duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ để cơ thể có trạng thái tốt nhất, sẵn sàng chào đón con yêu.

Khi đã biết mình mang thai thì mẹ nên chú ý đến dinh dưỡng tam cá nguyệt đầu tiên vì đây là giai đoạn não bộ và hệ thần kinh của con phát triển mạnh mẽ. 

Dưỡng chất quan trọng nhất mẹ cần bổ sung lúc  này là axit folic. Mẹ có thể bổ sung axit folic bằng các thực phẩm chức năng, viên uống vitamin và thực phẩm ăn hàng ngày.

 

 Mẹ nên thực hiện đầy đủ lịch khám thai và các xét nghiệm cần thiết khi mang bầu.

Ngoài các thực phẩm chứa axit folic thì tam cá nguyệt đầu tiên nên ăn gì? Vấn đề ăn uống trong 3 tháng đầu mang thai của mẹ có thể gặp một chút khó khăn vì tình trạng ốm nghén khiến mẹ thường xuyên buồn nôn và ăn uống không ngon miệng.

Thế nên trong giai đoạn này, mẹ chỉ cần ăn uống đủ chất theo khả năng của mình, tuy nhiên cũng không nên ăn quá nhiều vì mẹ cũng chưa cần bổ sung thêm quá nhiều calo ở đầu thai kỳ.

Hơn nữa, việc tăng khẩu phần ăn của mẹ còn có thể khiến mẹ khó kiểm soát cân nặng khi mang thai.

Vậy còn vấn đề kiêng khem, tam cá nguyệt thứ nhất nên kiêng gì? 

Về việc ăn uống, mẹ nên kiêng ăn các loại thực phẩm có chất gây co bóp tử cung và không nên ăn quá nhiều đường, dầu mỡ, chất béo,... Trong sinh hoạt hàng ngày thì mẹ nên kiêng bê đồ nặng, ngồi xổm hoặc thực hiện các tư thế gây áp lực lên vùng bụng dưới.

Thông tin chi tiết về những điều mẹ cần làm ở tam cá nguyệt đầu tiên đã được POH tổng hợp và gửi đến mẹ trong bài viết Danh sách những điều cần làm cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, mời mẹ tìm hiểu nhé!

Tam cá nguyệt thứ 2: Những điều bà bầu nên làm

Bước vào giai đoạn 2 của thai kỳ, các triệu chứng ốm nghén thường dịu đi và biến mất nên khẩu vị của mẹ đang dần quay trở lại, vì thế mẹ có thể sẽ thường xuyên cảm thấy thèm ăn và ăn nhiều hơn trước. 

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cân nặng của mẹ sẽ tăng lên đáng kể nếu mẹ không kiểm soát tốt khẩu phần ăn của mình.

Vậy mẹ bầu tam cá nguyệt thứ 2 tăng bao nhiêu cân là hợp lý? 

Điều này còn tùy thuộc vào chỉ số BMI của mẹ trước khi mang thai, nếu mẹ hơi thiếu cân thì mỗi tuần mẹ nên tăng 0,5kg, mẹ có cân nặng bình thường nên tăng 0,4kg/tuần và các mẹ thừa cân, béo phì thì chỉ nên tăng khoảng 0,3kg/tuần mà thôi.

Thực đơn cho bà bầu tam cá nguyệt thứ 2 nên đảm bảo đủ và cân bằng giữa 4 nhóm thực phẩm gồm tinh bột, đạm, chất béo và nhóm vitamin, chất xơ. Trong đó mẹ nên ăn vừa đủ tinh bột và chất đạm, ăn ít chất béo và ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin, chất xơ.

 

Tam cá nguyệt thứ 2 có được nằm ngửa không?

Cụ thể thì tam cá nguyệt thứ 2 nên bổ sung gì? Mẹ có thể tăng cường ăn một số loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như quả bơ, cá hồi, bí đỏ, các loại hạt khô, các loại rau có màu xanh đậm,... để bổ sung thêm các dưỡng chất quan trọng và cần thiết cho con yêu.

Mẹ cũng đừng quên uống đủ 8 ly nước và uống các loại vitamin, thuốc bổ theo chỉ định của bác sĩ nhé!

Bên cạnh việc ăn uống còn có những bất thường khi mang thai ở tam cá nguyệt thứ 2 mẹ bầu cần lưu ý.

Nếu mẹ đã cảm nhận thấy con máy, đạp thì mẹ nên chú ý theo dõi tần suất cử động của con, nếu phát hiện con đột nhiên ít đạp hơn bình thường hoặc không đạp thì mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Ngoài ra, còn một số những điều mẹ cần lưu ý khác mà mẹ có thể tìm thấy trong bài viết Tam cá nguyệt thứ 2: Những điều bà bầu nên làm.

Lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối

Vào 3 tháng cuối thai kỳ, bụng bầu của mẹ sẽ ngày càng to ra và cơ thể mẹ ngày càng nặng nề hơn. Vì thế mẹ có thể sẽ cảm thấy một chút khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày, thậm chí nhiều mẹ còn không thể tự cắt móng chân, đi tất hay buộc dây giày.

Việc cân bằng dinh dưỡng tam cá nguyệt thứ 3 có thể sẽ giúp mẹ cảm thấy khỏe mạnh và dễ chịu hơn. Ví dụ như để hạn chế tình trạng tích nước gây phù ở một số bộ phận như mặt, tay, chân thì mẹ nên hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều muối. 

Và nếu mẹ đang gặp rắc rối với táo bón thì mẹ nên tăng cường ăn các loại rau củ giàu chất xơ như mông tơi hoặc khoai lang,...

 

Duy trì tập thể dục trong 3 tháng cuối sẽ giúp mẹ khỏe mạnh và chuyển dạ dễ dàng hơn.

Mẹ bầu tam cá nguyệt thứ 3 không nên ăn gì? Dù việc ăn uống là rất quan trọng nhưng mẹ cũng nên hạn chế ăn các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe như thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ, chất béo, đồ ăn nhanh hoặc các sản phẩm chế biến sẵn,... 

Mẹ cũng đừng quên các buổi khám thai và siêu âm vào tam cá nguyệt thứ 3 để đề phòng một số biến chứng muộn có thể xuất hiện ở cuối thai kỳ. Những hình ảnh siêu âm ở giai đoạn này cũng thường rất nét và mẹ có thể nhìn ngắm các đường nét của con yêu rõ ràng hơn.

Mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ có nên quan hệ hay không? Nếu bác sĩ không có chỉ định đặc biệt thì mẹ có thể quan hệ tình dục theo nhu cầu và sở thích, tuy nhiên mẹ vẫn nên hạn chế các tư thế gây áp lực lên bụng bầu.

Ngoài ra thì vào 3 tháng cuối thai kỳ cần lưu ý gì nữa? Mời mẹ tìm hiểu chi tiết trong bài viết Lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối của POH nhé!

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ nên thực hành thai giáo cho con để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm khác biệt trong chương trình của POH là tính cá nhân hóa sâu sắc và chi tiết theo “NGÀY HÔM NAY” của bé. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. 

Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu trong thời gian ngắn nhất.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết. 

Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

Giúp con yêu phát triển khỏe mạnh và thông minh ngay bây giờ:

https://poh.vn/khoa-thuc-hanh-thai-giao-poh/

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti