Các cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ nhanh nhất - Mẹ nào cũng nên tìm hiểu một lần

đăng bởi Minh Tâm

 

Mẹ sẽ dễ dàng biết cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ nhanh nhất khi đã hiểu rõ các đặc điểm giấc ngủ của trẻ sơ sinh.

Hiểu về giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Mỗi chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh có thể kéo dài khoảng 40 phút, bao gồm cả giấc ngủ động và giấc ngủ tĩnh. Giữa mỗi chu kỳ, con có thể sẽ thức giấc trong một khoảng thời gian ngắn và có thể ngủ tiếp ngay nếu không có vấn đề gì làm con gián đoạn giấc ngủ.

Nhiều mẹ thấy trẻ khó ngủ về đêm, cứ ngủ khoảng 40-60 phút lại dậy một lần cũng là vì con thức giấc giữa các chu kỳ ngủ và khó ngủ lại được do nhiều lý do, có thể là do con nóng, con đầy hơi hoặc con đói bụng...

Điều này còn dễ bị nhầm tưởng là trẻ sơ sinh ngủ mơ thấy điều gì đó khiến con ngọ nguậy, cơ mặt con cử động như đang cười hoặc đang mếu, ngủ không yên. Nhưng thực chất là con đang ở trong giấc ngủ động hoặc ở giữa các chu kỳ ngủ.

Mẹ có thể thấy con đặc biệt hay tỉnh giấc vào rạng sáng, đó là vì khoảng thời gian này con đang ở giai đoạn ngủ REM - ngủ đảo mắt nhanh. Trong giai đoạn này, mặc dù con vẫn nhắm mắt ngủ nhưng não của con lại hoạt động gần giống như ở trạng thái tỉnh táo và tập trung cao độ.

Để hiểu hơn về REM ở trẻ sơ sinh là gì, mời mẹ tham khảo thêm bài viết REM sáng ở trẻ sơ sinh nhé!


Mẹ có thể biết cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ nhanh nhất nếu hiểu rõ về giấc ngủ của con

 

Các cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ nhanh nhất

Mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ đêm

Chắc hẳn nhiều mẹ đã từng thử mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ đêm ngon giấc . Nào là treo tỏi ở đầu giường, để dao dưới gối... nhưng con yêu vẫn “ngủ ngày cày đêm” hay thậm chí là quấy khóc suốt đêm.

Thực ra, mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm này chỉ được truyền miệng trong dân gian chứ không hề được chứng minh bằng các phương pháp khoa học. Vì thế mẹ có thể tham khảo chứ không nên tin tưởng quá nhiều.

 

 

Cách xoa đầu cho bé ngủ

Cách xoa đầu cho bé ngủ cũng hay được các mẹ áp dụng nhiều và các con cũng rất hợp tác. Lý do là vì trẻ sơ sinh sẽ cảm thấy được trấn an và vỗ về khi được tiếp xúc nhẹ nhàng với bố mẹ, cũng tương tự như động tác xoa lưng hay vỗ ru con vậy.

Thế nhưng sẽ có trường hợp trẻ sơ sinh không chịu ngủ dù cho bố mẹ đã áp dụng rất nhiều các cách ru ngủ khác nhau. 

Đó cũng là lý do mẹ nên tìm hiểu các mẹo cho bé ngủ đêm ngon giấc khoa học hơn như bật tiếng ồn trắng, lựa chọn bỉm chất lượng tốt để con không bị tỉnh giấc vì ướt mông, quấn chặt để con có cảm giác an toàn như trong bụng mẹ...

Cách dỗ em bé quấy khóc khi ngủ hiệu quả nhất vẫn là hiểu tiếng khóc của con và đáp ứng đầy đủ nhu cầu trẻ cần trước khi vào giấc ngủ. Ví dụ như nếu còn cần ợ hơi, mẹ hãy vỗ ợ để con dễ chịu hơn, nếu con khóc vì đói thì mẹ hãy cho con ăn...

Đôi khi con sẽ khóc vì quá mệt khi phải thức quá lâu do lịch sinh hoạt của con không hợp lý, lúc này mẹ nên điều chỉnh lại giờ ăn, thời gian thức và thời gian ngủ phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ.

Luyện tự ngủ cho bé

Thay vì cứ thử các cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ nhanh nhất mà không có tác dụng lâu dài, mẹ hãy để con có cơ hội học cách tự đưa mình vào giấc ngủ bằng cách luyện tự ngủ cho bé. 

Luyện tự ngủ có thể coi là cách ru bé ngủ nhanh nhất và hiệu quả nhất. Trẻ biết tự ngủ có thể ngủ ngay khi vừa đặt xuống giường mà không mất thời gian bế ru. Để làm được điều này dễ dàng, mẹ tham khảo POH Easy ngay nhé!

Đồng thời luyện tự ngủ cũng là cách giúp con ngủ lành mạnh nhất. Khi có thể tự ngủ, con cũng sẽ biết cách tự chuyển giấc giữa các chu kỳ ngủ và ngủ ngon. Con ngủ sâu hơn, đặc biệt là vào ban đêm khi con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng để hứng trọn hoóc-môn tăng trưởng HGH và phát triển tối ưu chiều cao và não bộ.

Luyện tự ngủ - cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ nhanh nhất giúp con ngủ ngon và chất lượng nhất

Mẹ sẽ không còn phải dùng các cách dỗ trẻ sơ sinh gắt ngủ cũ như bế ru con cả tiếng đồng hồ trong mệt mỏi, mà lại còn có hại cho xương sống của con, mẹ cũng không cần phải rung lắc hay đưa võng dẫn đến nguy cơ độ tử sơ sinh SIDS hoặc hội chứng rung lắc gây ảnh hưởng đến não bộ.

Và mẹ cũng không cần phải để con buồn ngủ đến mức không chịu nổi nữa thì phải nhắm mắt ngủ, nhưng rồi đến hết một chu kỳ ngủ khoảng 40 phút, con lại thức dậy như chưa hề ngủ…

Nhiều mẹ hiểu lầm luyện tự ngủ là để bé khóc rồi ngủ và tự hỏi có nên để trẻ khóc tự ngủ không? Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm.

 

 

Luyện tự ngủ không chỉ có luyện ngủ, mà là một quá trình điều chỉnh nếp sinh hoạt ăn - ngủ - chơi để con có những bữa ăn chất lượng, tổng thời gian thức, thời gian ngủ phù hợp với lứa tuổi.

Khi có thời gian thức phù hợp, con sẽ xuất hiện 1 ngưỡng buồn ngủ. Luyện tự ngủ là bố mẹ theo dõi để cho bé đi ngủ đúng ngưỡng đó. Đồng thời sử dụng “nút chờ” 3-5 hoặc 7 phút để bé có cơ hội học cách đi vào giấc ngủ. 

Nút chờ chỉ diễn ra trong 3-5 hoặc 7 phút chứ không phải để bé khóc chán rồi ngủ. 

Khi luyện tự ngủ cho con, mẹ có thể sẽ cần đến các công cụ hỗ trợ như ti giả, máy phát tiếng ồn trắng, quấn cho con khi ngủ... để tạo môi trường ngủ lý tưởng nhất cho bé.

Với bé dưới 12 tuần, nếu mẹ áp dụng đúng phương pháp như các bé ở POH Easy thì con sẽ nhanh chóng biết tự ngủ sau 7-10 ngày kể từ khi bắt đầu hướng dẫn tự ngủ. 

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo