Giải đáp thắc mắc vì sao POH khuyên mẹ không nên cho bé nằm gối ngủ

đăng bởi Tiên Tiên

Khi nằm không có gối trong một thời gian dài chắc chắn ba mẹ sẽ cảm thấy bị cứng và đau cổ vào buổi sáng. Điều này khiến ba mẹ băn khoăn rằng có khi nào trẻ sẽ ngủ thoải mái hơn khi được nằm gối không? Và liệu có nên mua cho bé yêu một chiếc gối không nhỉ?

Có vẻ như những chiếc gối mềm mại giúp bé yêu thoải mái. Nhưng thực ra, bé sẽ không cảm thấy “thiếu” khi ngủ không có gối đầu. Tốt hơn hết là mẹ cho con ngủ mà không nằm gối, ít nhất là cho đến khi con được trên 1 tuổi.

Một trong những nguyên nhân chính là do gối và các vật mềm trên giường của trẻ có khả năng gây nghẹt thở, tắc thở làm tăng nguy cơ trẻ gặp phải hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS - Sudden infant death syndrome)

Trẻ nằm ngủ gối tăng nguy cơ gặp hối chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Trẻ nằm ngủ gối tăng nguy cơ gặp hối chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Ngoài ra, hầu như không có nguyên nhân chính đáng nào để cha mẹ cho trẻ nằm gối, trong khi có rất nhiều những lý do quan trọng để cho bé làm quen với gối khi con lớn hơn.

Dưới đây là những nguyên nhân giải thích tại sao không nên cho trẻ nằm gối và khuyến nghị về thời điểm bé sẵn sàng có một chiếc gối cho riêng mình:

Tại sao trẻ nằm gối ngủ lại không an toàn?

Những nguyên nhân khiến việc ngủ gối không an toàn là:

  • Đặt gối, chăn, ga trải giường không vừa vặn với đệm hoặc mọi vật mềm vào cũi cũng sẽ làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Mẹ nên đảm bảo an toàn ngủ của trẻ bằng cách không để đồ gì trong cũi của trẻ trừ một tấm đệm với ga chun bọc vừa vặn với đệm.
  • Một chiếc gối sẽ mang lại cảm giác êm ái  nhưng trẻ có thể áp mặt lên gối trong khi ngủ làm tăng nguy cơ nghẹt thở. Rúc vào gối cũng khiến trẻ bị quá nóng. Đây là tiền đề dẫn tới Hội chứng SIDS.
  • Một lý do nữa để mẹ không cho bé dưới 12 tháng tuổi dùng gối là vì em bé rất hiếu động và tò mò, con sẽ cố gắng dẫm lên gối để trèo ra ngoài. Điều này thật nguy hiểm vì con có thể bị ngã.

 

 

  • Bên cạnh đó cũng có khả năng trẻ sẽ vặn người và thay đổi tư thế rất nhiều trong giấc ngủ khiến gối của con từ trên đầu bị đẩy xuống dưới chân. 
  • Chăn mềm và thú nhồi bông lớn cũng tương tự như vậy. Mẹ lưu ý chưa nên cho trẻ dưới 18 tháng tuổi ngủ cùng những vật này.
  • Đối với những đồ chơi treo cũi và quây cũi thì sao?  Mẹ vẫn có thể treo đồ treo cũi. Miễn sao những món đồ chơi này cách mặt cũi khoảng 40cm để trẻ không thể với tới. Đến khi trẻ được 4 đến 5 tháng tuổi con đã có thể nhổm trên tay và đầu gối. Lúc này trẻ sẽ có khả năng với tới những đồ treo cũi, và đó là lúc mẹ nên cất chúng đi!
  • Và quây cũi không nên được có mặt trong chiếc cũi của con. Những chiếc quây cũi hoặc gối ôm lớn có tác dụng chắn quanh bốn góc của thành cũi có nguy cơ khiến trẻ dưới 12 tháng tuổi bị nghẹt thở. Đồng thời trẻ có thể cố gắng trèo lên những tấm quây cũi đó để trèo ra khỏi cũi. Và sẽ thật nguy hiểm nếu trẻ tự làm mình bị ngã.

Khi nào trẻ sẵn sàng nằm gối khi ngủ?

Trẻ không nên dùng gối trước khi con đón sinh nhật một tuổi (toddler).

Theo hướng dẫn về an toàn ngủ của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ dưới 18 tháng tuổi (đặc biệt là trẻ dưới 12 tháng tuổi) nên được ngủ trên một bề mặt phẳng, cứng và không dùng gối, chăn hoặc đệm quá mềm. Trong năm đầu đời trẻ chỉ cần được ngủ trong cũi với một tấm đệm là đủ.

Vậy khi nào mẹ nên cho trẻ dùng gối? Hiện tại chưa có nghiên cứu chỉ ra chính xác thời điểm nào sử dụng gối và đặt các vật mềm khác vào cũi của trẻ là an toàn 100%.

Nhưng theo Ủy ban An toàn Sản phẩm tiêu dùng, cho trẻ ngủ gối sau 18 tháng tuổi sẽ hạn chế được nhiều rủi ro.

 

 

Để đảm bảo an toàn, ba mẹ nên đợi đến khi trẻ chuyển sang ngủ giường dành cho trẻ lớn (khoảng từ 18 tháng tuổi đến 3 tuổi rưỡi).

Mẹ càng để bé nằm gối muộn thì càng tốt. Việc cho trẻ nằm gối muộn không chỉ làm giảm nguy cơ nghẹt thở mà còn hạn chế tình huống trẻ dẫm lên gối để trèo ra khỏi cũi.

Trẻ sơ sinh chưa biết đến gối nên con có thể ngủ ngon lành mà không cần dùng đến bất cứ vật gì kê đầu. Vì vậy, mẹ có thể yên tâm cho trẻ ngủ không gối đầu cho đến khi tự con muốn có một chiếc gối.

Khi trẻ bắt đầu dùng gối mẹ nên chọn những chiếc gối đơn giản dành cho em bé. Gối em bé sẽ có kích thước và độ dày nhỏ hơn so với gối của người lớn. Mẹ cũng nên loại bỏ những mảnh vải không cần thiết bằng cách dùng loại gối mà  không có vỏ gối. 

Trẻ trên một tuổi (toddler) nên dùng loại gối nào?

Ba mẹ đừng lấy đại một chiếc gối từ giường mình cho trẻ. Mẹ hãy chọn chiếc gối dành cho trẻ em bằng phẳng và có độ cứng phù hợp. Không nên chọn gối có kích thước dành cho người lớn hoặc gối quá mềm.

Gối không phải là đồ vật quá cần thiết. Vì vậy mẹ hoàn toàn có thể không cho trẻ dùng gối cho đến khi trẻ chuyển giường ngủ và tỏ ra thích thú với chiếc gối.

Mẹ có thể băn khoăn rằng con sẽ ngủ không thoải mái. Nhưng thực tế là con hoàn toàn thoải mái và an toàn khi ngủ trong cũi hoặc trên giường mà không cần có gối. Vậy nên mẹ hãy gác những lo lắng lại nhé!

Khi đến thời điểm thích hợp trẻ sẽ có một chiếc gối nhỏ cho riêng mình. Và lúc đó mẹ sẽ hoàn toàn yên tâm vì gối sẽ không gây nguy hiểm cho trẻ ở độ tuổi này.

Nguồn: Whattoexpect.com

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo