Hướng dẫn mẹ cách giúp bé 6 tháng ngủ ngon

đăng bởi Thanh Thanh

Em bé 6 tháng tuổi của mẹ đột nhiên trở nên khó ngủ, đêm quấy khóc nhiều lần và không thể ngủ lại. Mẹ hoang mang không biết con đang gặp vấn đề gì để có thể hỗ trợ con. Mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân trong bài viết này để có cách giúp bé 6 tháng ngủ ngon nhé!

1- Nguyên nhân khiến trẻ 6 tháng tuổi khó ngủ về đêm

Đầu tiên, mẹ cần cho trẻ tới bệnh viện chuyên khoa Nhi để thăm khám xem trẻ trằn trọc, khó ngủ do thiếu chất gì. Có thể bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm vi chất để biết chính xác con cần bổ sung thêm chất gì hay điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho phù hợp.

Nguyên nhân thứ 2 là do giai đoạn này con đang bước vào tuần khủng hoảng wonder week 26. Như mọi tuần khủng hoảng khác, đây là thời điểm con phát triển vượt trội về các kỹ năng. Ở tuần khủng hoảng này, con nhận thức được mối quan hệ giữa các vật về không gian, tức rằng là con cũng nhận ra được khoảng cách giữa mẹ và con. 

Do đó, con cực kỳ bám mẹ, chỉ cần mẹ giãn khoảng cách với con là con sẽ quấy khóc không ngừng. Đêm con rất khó ngủ và thường xuyên tỉnh dậy gào khóc vì con sợ xa mẹ, không thấy mẹ ở bên, sợ mẹ sẽ rời đi mất khi con ngủ…

Giai đoạn này con cũng bắt đầu có thể gặp “ác mộng”, đó là lý do trẻ 6 tháng đang ngủ tự nhiên khóc thét. 

Vì con đang ở trong tuần khủng hoảng nên con cũng hăng say tập luyện các kỹ năng mới đến mức bỏ ăn bỏ ngủ. Giai đoạn này con tập ngồi, tập trườn bò, thậm chí biết vịn đứng.

Ngoài ra, nguyên nhân có thể đến từ việc con bị ngứa, đau do mọc răng.

Một số mẹ cho rằng trẻ 6 tháng khó ngủ có liên quan đến khủng hoảng ngủ. Kỳ khủng hoảng ngủ gần nhất là khủng hoảng ngủ 4-6 tháng. Thời gian trẻ khó chịu và khó vào giấc có thể kéo dài, kèm theo các biểu hiện khủng hoảng đến tận giai đoạn 6 tháng. 

2- Khủng hoảng ngủ 6 tháng ở trẻ

Khủng hoảng ngủ là một giai đoạn mà trẻ gặp khó khăn trong việc đi ngủ, dễ bị tỉnh giấc và  quấy khóc. Trẻ thường gặp khủng hoảng ngủ khi con đến một mốc phát triển quan trọng. Với trẻ 6 tháng tuổi, khủng hoảng ngủ thường đi kèm với những thay đổi lớn trong hành vi và lịch sinh hoạt khiến các ba mẹ bối rối. Giai đoạn này có thể kéo dài từ 4 tháng tuổi nên còn được gọi là khủng hoảng ngủ 4-6 tháng.

Nguyên nhân khủng hoảng ngủ 6 tháng được cho là do trẻ bắt đầu học bò, lật, và có bé đã học ngồi. Những kỹ năng này khiến bé háo hức tập cả ngày lẫn đêm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Bên cạnh đó, sự thay đổi về nhu cầu ngủ cũng có thể là một nguyên nhân gây ra khủng hoảng ngủ. Càng lớn, nhu cầu ngủ của trẻ càng giảm xuống. Trẻ 6 tháng tuổi ngủ ít hơn vào ban ngày và ngủ nhiều vào ban đêm. Nếu lịch sinh hoạt không được điều chỉnh hợp lý sẽ khiến giấc đêm bị ảnh hưởng, biểu hiện rõ nhất là bé khó ngủ và hay dậy đêm. 

3- Tình trạng trẻ 6 tháng tuổi khó ngủ về đêm kéo dài bao lâu?

Với nguyên nhân do thiếu vi chất thì khi được bổ sung đầy đủ và kịp thời, giấc ngủ của con sẽ được cải thiện sớm.

Với nguyên nhân do mọc răng thì con sẽ mất 1-2 tuần để cơn đau giảm dần.

Còn nguyên nhân đến từ việc con đang trong tuần khủng hoảng 26, tình trạng khó ngủ sẽ thường kéo dài từ 2-6 tuần, còn phụ thuộc vào tốc độ hoàn thiện các kỹ năng con tập luyện trong giai đoạn này.

3- Cách giúp trẻ 6 tháng tuổi ngủ ngon

Nhiều ba mẹ khi thấy trẻ 6 tháng tuổi khó ngủ về đêm, thường ngay lập tức tìm kiếm tới các siro giúp bé ngủ ngon hay các mẹo dân gian giúp bé ngủ ngon. Tuy nhiên, POH vẫn khuyến khích ba mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trước để từ đó có cách giải quyết đúng vấn đề.

Trong trường hợp ba mẹ cho thăm khám, làm các xét nghiệm vi chất và có kết quả bé bị thiếu chất nào đó. Ba mẹ cần nghe theo lời khuyên của bác sĩ trong việc bổ sung các chất còn thiếu, cũng như điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho bé.

Còn trường hợp con mọc răng, ba mẹ có thể xoa dịu cơn đau của con bằng cách dùng khăn sạch, lạnh để cho con ngậm.

Nếu mẹ thấy các biểu hiện của khủng hoảng ngủ, lúc này ba mẹ cần chấp nhận và bình tĩnh chờ con vượt qua. Khủng hoảng ngủ trong giai đoạn này chủ yếu là do khủng hoảng xa cách, vì vậy chìa khoá là giúp con hiểu được “ba mẹ sẽ luôn ở đây”, kết hợp với điều chỉnh lịch sinh hoạt hợp lý, tận dụng tối đa các công cụ hỗ trợ giấc ngủ như túi ngủ, whitenoise, phương pháp vỗ shhhhh để đảm bảo chất lượng giấc ngủ.

Trường hợp còn lại là do bé đang trong tuần khủng hoảng 26 hay khủng hoảng ngủ 6 tháng thì ba mẹ cần chấp nhận và bình tĩnh chờ đợi con vượt qua giai đoạn này. Ba mẹ có thể hỗ trợ con để tuần khủng hoảng 26 trở nên nhẹ nhàng và nhanh kết thúc, giúp bé 6 tháng ngủ ngon bằng cách:

3.1. Khuyến khích con tập luyện các kỹ năng lúc con thức vào ban ngày.

Bởi khi con được tập luyện đủ nhiều thì con sẽ nhanh chóng hoàn thiện các kỹ năng và tuần khủng hoảng sẽ nhanh chóng kết thúc. Mẹ có thể hướng dẫn con tập ngồi, tập trườn bò để với lấy đồ chơi con yêu thích, cho con tập đứng trên đùi mẹ…

Cách hay nhất là mẹ tham gia POH Acti vì trong khóa học có hơn 500+ bài tập Montessori được sắp xếp theo ngày tuổi của con, giúp ba mẹ đa dạng trò chơi với con cũng như chơi đúng hoạt động phù hợp giai đoạn này. Ngoài ra trong khóa học còn có giảng viên có chuyên môn hỗ trợ và giải đáp ba mẹ trong suốt quá trình thực hành.

3.2. Tạo môi trường ngủ thoải mái

Mẹ nên đảm bảo môi trường ngủ của con đủ mát vào mùa hè và đủ ấm vào mùa đông. Không nên để nhiều đồ vật nơi bé nằm gây nguy hiểm cũng như cản trở giấc ngủ của con.

3.3. Duy trì nếp sinh hoạt khoa học

Nếu con trước đó đang có nếp sinh hoạt ổn định, mẹ nên tiếp tục cố gắng duy trì lịch sinh hoạt này cho con hoặc lên lịch nếu như con có dấu hiệu thức lâu hơn.

Nếu con chưa có lịch sinh hoạt khoa học, mẹ nên cho con vào nếp sinh hoạt phù hợp. Trẻ 6 tháng tuổi, mẹ có thể tham khảo lịch sinh hoạt EASY 2-3-4. 

3.4. Cải thiện lượng ăn ban ngày

Giai đoạn này lượng ăn của con giảm đột ngột. Mẹ có thể cải thiện bằng việc tăng size núm hoặc đục núm cho con nếu con bú bình, du di mời ăn thêm 2-3 lần nhưng vẫn gói gọn bữa ăn trong tối đa 40 phút.

3.5. Hỗ trợ con ngủ đúng cách

Nếu con trước đó đã biết tự ngủ thì thời điểm này, mẹ cố gắng vẫn duy trì việc để con tự ngủ. Mẹ có thể hỗ trợ con lâu hơn chút nhưng hãy lựa chọn hỗ trợ bằng phương pháp trấn an 4S/5S, hoặc phương pháp CIO with check khi đã tìm hiểu kỹ. Không nên bế ru hay ti để ngủ, tạo thói quen xấu cho bé, khiến giấc ngủ của con ngày càng kém đi.

Với những chia sẻ trên, hi vọng sẽ giúp được ba mẹ có được cách giúp bé 6 tháng ngủ ngon!

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo