MỤC LỤC
Tại sao nên để trẻ bú cạn sữa mẹ?
Cách nhận biết bé bú cạn sữa mẹ
Khi chăm sóc bé sơ sinh, vấn đề ăn của con luôn là ưu tiên hàng đầu của các mẹ. Bé bú nhiều, bú cạn sữa trong bầu ngực mẹ sẽ phần nào cho thấy con khỏe mạnh và nhận được đủ dinh dưỡng. Ngược lại, nếu bé bú không tốt mẹ có thể lo lắng và ảnh hưởng tới tâm lý khi chăm con. Vậy làm thế nào sao để biết bé đã bú cạn sữa trong bầu ngực mẹ? POH sẽ giải đáp cho mẹ ngay đây!
Tại sao nên để trẻ bú cạn sữa mẹ?
"Bú cạn sữa" là khi bé đã bú hết lượng sữa có trong một bầu ngực của mẹ trong một cữ bú. Mẹ có thể nhận ra bé bú cạn sữa và no nê hay chưa bằng cách chú ý tới các dấu hiệu như ngực mẹ mềm hơn, bé ngừng mút và tự nhả ti mẹ. Tuy nhiên, "bú cạn" không đồng nghĩa với "bú no" vì lượng sữa bé bú đủ còn phụ thuộc vào nhu cầu và thể trạng của từng bé.
Việc xác định bé đã bú cạn sữa sẽ giúp mẹ hạn chế nguy cơ tắc tia sữa vì không còn sữa dư lại trong ngực, đồng thời giúp kích thích cơ thể mẹ sản xuất sữa đều đặn hơn.
Bé bú cạn sữa mẹ để nhận đủ dinh dưỡng cho sự phát triển
Bé ti hết sữa trong ngực mẹ trong một cữ sẽ ăn được cả sữa đầu và sữa sau của bầu ngực. Phần sữa sau đặc, chứa nhiều chất béo và giàu dinh dưỡng, giúp bé mau tăng cân và phát triển khoẻ mạnh. Vì vậy mẹ cần hiểu rõ cơ thể mình cũng như các dấu hiệu của bé để xác định bé đã bú cạn sữa trong bầu ngực hay chưa.
Cách nhận biết bé bú cạn sữa mẹ
Khi bé ti bình, mẹ có thể quan sát được khi nào bé bú hết sữa và đong đếm được bé bú bao nhiêu ml dựa theo vạch chia trên bình. Vậy làm sao để biết bé bú mẹ được bao nhiêu? Khi bé ti mẹ, sẽ rất khó để biết chắc chắn một cữ bé ăn bao nhiêu. Mẹ cần dựa vào một số dấu hiệu tương đối từ phía mẹ và em bé để xem con bú đủ nhu cầu của mình hay chưa.
Mẹ sẽ nhận biết được trẻ đã bú cạn sữa trong bầu ngực khi:
- Bé nhả ti, tỏ ra cáu kỉnh vì mút mãi nhưng không có sữa (Tuy nhiên mẹ cần kiểm tra kỹ xem bé mút không ra sữa do bầu ngực hết sữa hay do khớp ngậm sai)
- Ngực mẹ xẹp hẳn sau khi cho bé bú, không còn cảm giác đầy sữa.
- Khi bé bú đúng cách và bú cạn, mẹ sẽ cảm nhận được sự bầu ngực dễ chịu, không có cảm giác căng đau hay châm chích.
- Thời gian bú tương đối dài. Bé bú được khoảng 10-15 phút cho một bên ngực. Trung bình một cữ ăn của bé ti mẹ trực tiếp nên từ 20-30 phút. Bé nào háu ăn mút mạnh và nhiều thì sẽ nhanh hơn.
- Nếu bé đã bú đủ sữa, sau khi ti cạn sữa sẽ nhả ti và tỏ ra dễ chịu. Cơ thể thả lòng, bàn tay xòe ra chứ không nắm chặt.
- Bé ngủ được giấc dài mà không tỉnh dậy khóc đòi ăn
Khi bé bú cạn sữa mẹ, mẹ sẽ cảm nhận được ngực xẹp và mềm hẳn
Hầu hết các em bé có thể bú cạn sữa mẹ là các em bé ăn tốt và ăn đủ sữa theo nhu cầu. Biểu hiện rõ ràng của việc ti đủ sữa đó là mỗi ngày bé đi tiểu từ 6-8 lần. Nước tiểu màu nhạt và không có mùi khó chịu. Phân của trẻ hơi lỏng, có màu vàng nhạt. Và khi trẻ bú đủ no, con sẽ tăng cân ổn định, phát triển tốt.
Ngược lại, nếu em bé không bú đủ sữa, trẻ sẽ có những biểu hiện như:
- Quấy khóc, khó chịu sau khi bú.
- Số lượng tã ướt ít hơn 6 lần/ngày.
- Bé chậm tăng cân hoặc sụt cân.
Cách kiểm tra lượng sữa sau khi bé bú
Để xác định bé đã bú cạn sữa hay chưa, mẹ có thể áp dụng một số cách kiểm tra đơn giản sau đây:
- Vắt tay kiểm tra: Sau khi bé bú, mẹ thử dùng tay vắt nhẹ bầu ngực. Nếu không còn sữa chảy ra hoặc chỉ rỉ ra rất ít, nghĩa là bé đã bú gần như cạn sữa trong bầu ngực.
- Dùng máy hút sữa: Nếu muốn kiểm tra kỹ hơn, mẹ có thể sử dụng máy hút sữa. Khi lượng sữa hút ra không đáng kể, đây là dấu hiệu bầu ngực đã được làm rỗng. Phương pháp này đặc biệt hữu ích với các mẹ có nhiều sữa, giúp đánh giá chính xác hơn khả năng ăn của bé.
Việc kiểm tra này không chỉ giúp mẹ an tâm rằng bé đã nhận đủ sữa mà còn hỗ trợ mẹ điều chỉnh lịch bú hoặc kích thích tiết sữa trong trường hợp cần thiết. Đồng thời cũng giúp hút hết phần sữa dư nếu còn, tránh nguy cơ tắc tia sữa khiến mẹ đau đớn.
Mẹ có thể vắt sữa sau cữ bú để kiểm tra bé đã bú cạn sữa hoàn toàn chưa
Một số thắc mắc về chuyện ti sữa mẹ
Làm sao để biết bé đã bú hết sữa cuối?
Sữa cuối là phần sữa đậm đặc, giàu chất béo giúp bé tăng cân và no lâu hơn. Khi bú phần sữa cuối, em bé thường bú chậm lại và mút nhẹ hơn, nhịp mút sâu và đều đặn. Ngực mẹ nhanh chóng mềm hơn rõ rệt. Sau một lát bé tự nhả ti và có biển diện rất dễ chịu.
Làm sao để bé bú được sữa cuối?
Để bé bú được sữa cuối, mẹ nên cho bé bú cạn một bầu ngực trước khi đổi bên. Có thể massage nhẹ nhàng bầu ngực trong khi bé bú để sữa chảy đều.
Nên làm gì khi bé bú không hết sữa mẹ?
Nếu bé không bú hết sữa mẹ, có thể con đã bú đủ nhu cầu của mình. Tuy nhiên mẹ vẫn nên hút phần sữa còn lại để tránh căng tức ngực và giảm nguy cơ tắc tia sữa. Điều này cũng khuyến khích cơ thể mẹ tiết sữa liên tục và dồi dào.
Làm sao biết sữa mẹ ít hay nhiều?
Cách chính xác nhất là vắt kiệt sữa ra bình và đo lượng sữa vắt được, nhưng cách này không được khuyến khích vì có thể ảnh hưởng đến việc tiết sữa tự nhiên và cũng không hoàn toàn chính xác. Lượng sữa mẹ tiết ra sẽ còn thay đổi theo từng giai đoạn.
Mẹ có thể đánh giá lượng sữa của mình qua một số tiêu chí như:
- Bé bú no và thoải mái sau cữ ăn.
- Số lượng tã ướt và phân của bé.
- Ngực mẹ căng sữa đều trước mỗi lần bú.
Trên đây là cách giúp mẹ biết bé đã bú cạn sữa trong bầu ngực và đảm bảo bé nhận đủ dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện. Nếu mẹ muốn học thêm nhiều kiến thức bổ ích về nuôi con bằng sữa mẹ và xây dựng lịch sinh hoạt ăn ngủ khoa học cho cả mẹ và bé, hãy tham khảo ngay khóa học POH EASY.
POH EASY đưa ra cho mẹ một hướng dẫn dễ hiểu và dễ thực hành để nuôi con theo EASY thật dễ dàng, bé ăn ngủ theo lịch, ngủ đêm 11-12 tiếng, mẹ được ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm.
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo